TOP 29 câu hỏi Trắc nghiệm Phép nhân và phép chia số tự nhiên có lời giải - Toán lớp 6 Kết nối tri thức

Bộ 29 câu hỏi trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 5: Phép nhân và phép chia số tự nhiên có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Toán 6 Bài 5.

1 885 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Toán 6 Bài 5: Phép nhân và phép chia số tự nhiên - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết

+ Phép nhân hai số tự nhiên a và b cho ta một số tự nhiên c được gọi là tích.

Kí hiệu: a.b = c (hoặc a x b = c)

Trong đó: a và b là hai thừa số, c là tích.

+ Chú ý: Nếu các thừa số đều bằng chữ, hoặc chỉ có một thừa số bằng số thì ta có thể không nhân giữa các thừa số. Chẳng hạn: x.y = xy; 5.m = 5m; …

Ví dụ 1. Tính:

a) 254.35;                                                   b) 86.72.

Lời giải

a)

Lý thuyết Phép nhân và phép chia số tự nhiên chi tiết – Toán lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Vậy 254.35 = 8 890.

b)

Lý thuyết Phép nhân và phép chia số tự nhiên chi tiết – Toán lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Vậy 86.72 = 6 192.

+ Tính chất của phép nhân:

- Giao hoán: ab = ba.

- Kết hợp: (ab)c = a(bc).

- Phân phối của phép nhân với phép cộng: a(b + c) = ab + ac.

 Ví dụ 2. Thực hiện phép tính:

a) 125.3 542.8;

b) 69.73 + 69.27.

Lời giải

a) 125.3 542.8

= (125.8).3 542

= 1 000. 3 542

= 3 542 000.

b) 69.73 + 69.27

= 69.(73 + 27)

= 69.100

= 6 900.

+ Với hai số tự nhiên a và b đã cho (b khác 0), ta luôn tìm được đúng hai số tự nhiên q và r sao cho a = b.q + r, trong đó 0rb.

- Nếu r = 0 thì ta có phép chia hết a:b = q; a là số bị chia, b là số chia, q là thương.

- Nếu r0 thì ta có phép chia có dư a:b = q (dư r); a là số bị chia, b là số chia, q là thương, r là số dư.

Ví dụ 3. Thực hiện các phép chia sau:

a) 1 356 : 23;

b) 264 : 12.

Lời giải

a)

Lý thuyết Phép nhân và phép chia số tự nhiên chi tiết – Toán lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Vậy 1 356 : 23 = 58 (dư 22).

b)

Lý thuyết Phép nhân và phép chia số tự nhiên chi tiết – Toán lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Vậy 264 : 12 = 24 (dư 0)

B. Bài tập

Bài 1. Thực hiện phép tính:

a) 159.32;

b) 4.119.25;

c) 5 902:17;

d) 1938:102.

Lời giải

a) 159.32 = 5 088;

b) 4.119.25 = (4.25).119 = 100.119 = 11 900.

c) 5 092:17 = 299 (dư 9)

d) 1 938:102 = 19.

Bài 2. Một trường Trung học cơ sở có 65 phòng học, mỗi phòng có 12 bộ bàn ghế, mỗi bộ bàn ghế đều có thể xếp cho 4 người ngồi. Trường có thể nhận nhiều nhất bao nhiêu học sinh?

Lời giải

Tổng số bộ bàn ghế của trường Trung học cơ sở là: 65.12 = 780 (bộ)

Vì mỗi bộ bàn ghế đều có thể xếp cho 4 người nên trường có thể nhận nhiều nhất số học sinh là: 780.4 = 3 120 (học sinh).

Vậy trường có thể nhận nhiều nhất 3 120 học sinh.

Bài 3. Một trường học có 1 213 học sinh tham dự lễ tổng kết cuối năm. Ban tổ chức đã chuẩn bị những chiếc ghế băng 5 chỗ ngồi. Phải có ít nhất bao nhiêu ghế băng như vậy để tất cả học sinh đều đủ chỗ người.

Lời giải

Ta có 1 213:5 = 242 (dư 3).

Do đó ban tổ chức cần phải chuẩn bị ít nhất 243 băng ghế như vậy để tất cả học sinh đều đủ chỗ ngồi.

I. Nhận biết

Câu 1. Cho phép chia 125: 25 = 5. Trong phép tính này thì 5 là:

A. Số bị chia;

B. Số chia;

C. Thương;

D. Số dư.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong phép tính 125:25 = 5,

125 là số bị chia, 25 là số chia và 5 là thương.

Câu 2. Phép nhân có tính chất:

A. Giao hoán

B. Kết hợp

C. Phân phối giữa phép nhân và phép cộng

D. Cả A, B và C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Phép nhân có tính chất:

+ Giáo hoán

+ Kết hợp

+ Phân phối giữa phép nhân và phép cộng.

Câu 3. Với hai số tự nhiên a và b ( b khác 0) Tồn tại số tự nhiên q sao cho a = b.q. Khi đó phát biểu nào sau đây là đúng:

A. a chia hết cho b.

B. b chia hết cho a.

C. a chia cho b dư r.

D. b chia cho a dư r.

Đáp án: A

Giải thích:

Nếu tồn tại số tự nhiên q thỏa mãn a = b.q thì a chia hết cho b.

Câu 4. Với hai số tự nhiên a và b (b khác 0) ta luôn tìm được hai số q, r sao cho a = b.q + r, điều kiện của r là:

A. r < b;

B. 0 < r < b;

C. 0r<b;

D. r0.

Đáp án: C

Giải thích:

Điều kiện của số dư là 0r<b.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. a.1 = 1.a = a;

B. a.0 = 0.a = a;

C. (ab)c = a(bc) = abc;

D. a(b + c) = ab + ac.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có a.0 = 0.a = 0 nên B sai.

Câu 6. Tính nhẩm 125.100

A. 12 500;

B. 1 250;

C. 12 000;

D. 12 050.

Đáp án: A

Giải thích:

125.100 = 12 500.

Câu 7. Tích a.b bằng:

A. a + a + … + a (a số hạng).

B. a + a + … + a (b số hạng).

C. a.a… a (b thừa số a).

D. a.a…a (a thừa số a).

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có: a.b = a + a + … + a (b số hạng).

II. Thông hiểu

Câu 1. Kết quả của phép tính: 47.273 là:

A. 10 011;

B. 12 831;

C. 12 731;

D. 12 031.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có:

     273×      47¯   19111092   ¯12831

Vậy 47.273 = 12 831.

Câu 2. Tìm số dư của phép chia 2 059:17.

A. 0;

B. 1;

C. 2;

D. 3.

Đáp án: C

Giải thích:

Trắc nghiệm Phép nhân và phép chia số tự nhiên có đáp án - Toán lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Suy ra 2 059 = 17.121 + 2.

Số dư trong phép chia là 2.

Câu 3. Thực hiện phép tính 129.89 + 129.11.

A. 12 900;

B. 1 290;

C. 11 610;

D. 12 090.

Đáp án: A

Giải thích:

129.89 + 129.11

= 129.(89 + 11)

= 129.100

= 12 900.

Câu 4. Cần ít nhất bao nhiêu xe 35 chỗ ngồi để chở hết 420 cổ động viên của đội bóng?

A. 10 xe;

B. 11 xe;

C. 12 xe;

D. 13 xe.

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có 420 : 35 = 12.

Vậy cần vừa đủ 12 xe 35 chỗ ngồi để chở hết 420 cổ động viên.

Câu 5. Trong các phép tính dưới đây, phép tính nào sai?

A. 17.67 = 1 129;

B. 603. 295 = 177 875;

C. 723:3 = 241;

D. 5 604:28 = 200 (dư 4).

Đáp án: A

Giải thích:

A.

Trắc nghiệm Phép nhân và phép chia số tự nhiên có đáp án - Toán lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Do đó A sai.

B. 603. 295 = 177 875. Do đó B đúng.

C.

Trắc nghiệm Phép nhân và phép chia số tự nhiên có đáp án - Toán lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1)

723:3 = 241. Do đó C đúng.

D.

Trắc nghiệm Phép nhân và phép chia số tự nhiên có đáp án - Toán lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Vậy 5 604:28 = 200 (dư 4). Do đó D đúng.

Câu 6. Một trường học có 35 lớp học mỗi lớp có 20 bộ bàn ghế. Hỏi trường học đó có bao nhiêu bàn ghế.

A. 70 bộ.

B. 600 bộ.

C. 700 bộ.

D. 500 bộ.

Đáp án: C

Giải thích:

Trường học đó có số bộ bàn ghế là: 35. 20 = 700 (bộ).

Câu 7. Tính nhẩm: 125. 8 723.8

A. 872 300

B. 8 723 000

C. 87 230 000

D. 8 723.

Đáp án: B

Giải thích:

125. 8 723.8

= (125.8).8 723

= 1000.8 723

= 8 723 000.

Câu 8. Giá tiền in một trang giấy A4 là 250 đồng. Hỏi bác Thiệp phải trả bao nhiêu tiền nếu in một tập tài liệu khổ A4 dày 86 trang.

A. 2 150 (đồng).

B. 215 000 (đồng).

C. 21 500 (đồng).

D. 11 500 (đồng).

Đáp án: C

Giải thích:

Bác thiệp phải trả số tiền là: 250.86 = 21 500 (đồng).

Câu 9. Mẹ Lan mua một túi gạo 15kg gạo loại ngon hết 480 000 đồng. Hỏi một ki – lô – gam gạo giá bao nhiêu tiền?

A. 22 000 đồng.

B. 30 000 đồng.

C. 32 000 đồng.

D. 20 000 đồng.

Đáp án: C

Giải thích:

Giá một ki – lô – gam gạo là: 480 000:15 = 32 000 (đồng).

Câu 10. Kết quả của phép tính 120.87 + 120.12 + 120

A. 120.

B. 1 200.

C. 12 000.

D. 1 080.

Đáp án: C

Giải thích:

120.87 + 120.12 + 120

= 120.(87 + 12 + 1)

= 120.100

=12 000.

III. Vận dụng

Câu 1. Một trường THCS có 997 học sinh tham dự lễ tổng kết cuối năm. Ban tổ chức đã chuẩn bị những chiếc ghế băng 5 chỗ ngồi. Phải có ít nhất bao ghế băng để học sinh có đủ chỗ ngồi.

A. 199

B. 200

C. 201

D. 202

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có:

Trắc nghiệm Phép nhân và phép chia số tự nhiên có đáp án - Toán lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Theo phép tính trên, nếu chỉ chuẩn bị 199 băng ghế 5 chỗ ngồi thì bị thừa ra 2 học sinh không có chỗ ngồi.

Do đó cần ít nhất 200 băng ghế đề đủ chỗ ngồi cho tất cả các bạn học sinh.

Câu 2. Một trường Trung học cơ sở có 45 phòng học, mỗi phòng có 12 bộ bàn ghế, mỗi bộ bàn ghế có thể xếp cho 4 học sinh ngồi. Trường có thể nhận nhiều nhất bao nhiêu học sinh?

A. 540 học sinh.

B. 180 học sinh.

C. 2 060 học sinh.

D. 2 160 học sinh

Đáp án: D

Giải thích:

Tổng số học sinh nhiều nhất mà trường có thể nhận được là:

45.12.4 = 2 160 (học sinh).

Câu 3. Không tính giá trị cụ thể, hãy so sánh A = 1987657.1987655 và B = 1987656.1987656

A. A > B

B. A ≤ B

C. A < B

D. A = B

Đáp án: C

Câu 4. Giá tiền in một trang giấy A4 là 250 đồng. Hỏi bác Thiệp phải trả bao nhiêu tiền nếu in một tập tài liệu khổ A4 dày 86 trang.

A. 2 150 (đồng).

B. 21 500 (đồng).

C. 215 000 (đồng).

D. 11 500 (đồng).

Đáp án: B

Câu 5. Số tự nhiên nào dưới đây thỏa mãn 2018.(x - 2018) = 2018

A. x = 2017

B. x = 2018

C. x = 2020

D. x = 2019

Đáp án: D

Câu 6. Mẹ Lan mua một túi gạo 15kg gạo loại ngon hết 480 000 đồng. Hỏi một ki – lô – gam gạo giá bao nhiêu tiền?

A. 22 000 đồng.

B. 32 000 đồng.

C. 30 000 đồng.

D. 20 000 đồng.

Đáp án: B

Câu 7. Dạng tổng quát của số tự nhiên chia cho 5 dư 2 là?

A. 2k + 5 (k ∈ N)

B. 5k + 2 (k ∈ N)

C. 5k (k ∈ N)

D. 5k + 4 (k ∈ N)

Đáp án: B

Câu 8. Cần ít nhất bao nhiêu xe 35 chỗ ngồi để chở hết 420 cổ động viên của đội bóng?

A. 10 xe;

B. 12 xe;

C. 11 xe;

D. 13 xe.

Đáp án: B

Câu 9. Tìm số tự nhiên x sao cho: 152 +(x -21) : 2 =235

A. 187

B. 184

C. 795

D. 339

Đáp án: B

Câu 10. Trong các phép tính dưới đây, phép tính nào sai?

A. 723:3 = 241;

B. 603. 295 = 177 875;

C. 17.67 = 1 129;

D. 5 604:28 = 200 (dư 4).

Đáp án: C

Câu 11. Chọn kết luận đúng về số tự nhiên x thỏa mãn 3636:(12x−91)=36.

A. x là số lẻ

B. x là số chẵn

C. x là số có ba chữ số

D. x = 0

Đáp án: B

Câu 12. Tìm số dư của phép chia 2 059:17.

A. 2;

B. 1;

C. 0;

D. 3.

Đáp án: A

Các câu hỏi trắc nghiệm Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 1: Tập hợp 

1 885 lượt xem
Tải về