TOP 11 câu Trắc nghiệm Trung điểm của đoạn thẳng có lời giải - Toán lớp 6 Kết nối tri thức
Bộ 11 bài tập trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 35: Trung điểm của đoạn thẳng có lời giải đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 35.
Trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 35: Trung điểm của đoạn thẳng - Kết nối tri thức
Câu 1. M là trung điểm của đoạn thẳng AB khi và chỉ khi:
A. MA = MB
B.
C. MA + MB = AB
D. MA + MB = AB và MA = MB
Đáp án: D
Giải thích:
M là trung điểm của đoạn thẳng AB
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2. Nếu ta có P là trung điểm của MN thì
A.
B.
C.
D.
Đáp án: A
Giải thích:
Ta có P là trung điểm của MN thì
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3. Cho đoạn thẳng AB dài 12cm, M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Khi đó, độ dài của đoạn thẳng MA bằng
A. 3cm
B. 15cm
C. 6cm
D. 20cm
Đáp án: C
Giải thích:
Vì M là trung điểm của đoạn thẳng AB
Vậy AM = 6cm
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4. Cho I là trung điểm của đoạn thẳng MN. Biết NI = 8cm. Khi đó, độ dài của đoạn thẳng MN bằng
A. 4cm
B. 16cm
C. 21cm
D. 24cm
Đáp án: B
Giải thích:
Vì I là trung điểm của đoạn thẳng MN nên
hay MN = 2.IN = 2.8 = 16cm.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5. Cho đoạn thẳng AB.Gọi M và N lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng AB và AM. Giả sử AN = 1,5cm. Đoạn thẳng AB có độ dài là?
A. 1,5cm
B. 3cm
C. 4,5cm
D. 6cm
Đáp án: D
Giải thích:
Vì N là trung điểm đoạn AM nên
hay AM = 2AN = 2.1,5 = 3cm
Lại có điểm M là trung điểm đoạn thẳng AB nên ta có
hay AB = 2AM = 2.3 = 6cm
Vậy AB = 6cm.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6. Cho đoạn thẳng AB = 8cm. Gọi I và K lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng AB và AI. Đoạn thẳng IK có độ dài là?
A. 8cm
B. 4cm
C. 2cm
D. 6cm
Đáp án: C
Giải thích:
Vì điểm I là trung điểm đoạn thẳng AB nên
Vì điểm K là trung điểm đoạn thẳng AI nên
Vậy AI = 2cm.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7. Cho ba điểm M, N, P thẳng hàng và điểm N nằm giữa hai điểm M và P . Gọi H, K lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng MN, NP. Biết MN = 5cm, NP = 9cm. Khi đó, độ dài của đoạn thẳng HK bằng
A. 4cm
B. 7cm
C. 14cm
D. 28cm
Đáp án: B
Giải thích:
Vì H là trung điểm của đoạn thẳng MN nên
Vì K là trung điểm của đoạn thẳng NP nên
Ta có N nằm giữa hai điểm M và P nên NM và NP là hai tia đối nhau. (1)
Vì H là trung điểm của MN nên H thuộc NM (2)
Vì K là trung điểm của NP nên K thuộc NP (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra N là điểm nằm giữa hai điểm H và K.
⇒ HN + NK = HK ⇒ 2,5 + 4,5 = HK
⇒ HK = 7cm.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8. Trên tia Ox có các điểm A, B sao cho OA = 2cm; OB = 5cm. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng OB. Tính độ dài đoạn thẳng AM.
A. AM = 1,5cm.
B. AM = 0,5cm.
C. AM = 1cm.
D. AM = 2cm.
Đáp án: B
Giải thích:
Vì M là trung điểm của đoạn thẳng OB nên ta có
Vì A và M cùng thuộc tia Ox mà OA < OM(2cm < 2,5cm) nên điểm A nằm giữa hai điểm O và M.
Do đó OA + AM = OM ⇒AM = OM – OA = 2,5 – 2 = 0,5cm
Vậy AM = 0,5cm.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9. Trên đường thẳng d vẽ đoạn thẳng AB = 10cm. Lấy điểm N nằm giữa hai điểm A, B và AN = 2cm. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng BN, gọi P là trung điểm của đoạn thẳng MN. So sánh MP và AN.
A. MP < AN.
B. MP > AN.
C. MP = AN.
D. Không đủ điều kiện so sánh
Đáp án: C
Giải thích:
Vì điểm N nằm giữa hai điểm AB
nên AN + NB = AB ⇒ NB = AB – AN = 10 – 2 = 8cm
Vì M là trung điểm của đoạn thẳng NB nên
Vì P là trung điểm của MN nên
Suy ra MP = 2cm; AN = 2cm nên MP = AN
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10. Trên tia Ox lấy các điểm M, N sao cho OM = 2cm; ON = 3cm. Trên tia đối của tia NO lấy điểm P sao cho NP = 1cm.
Tính độ dài các đoạn thẳng MN và MP.
A. MN = 1cm; MP = 3cm
B. MN = 2cm; MP = 3cm
C. MN = 2cm; MP = 1cm
D. MN = 1cm; MP = 2cm
Đáp án: D
Giải thích:
Vì hai điểm M; N cùng thuộc tia Ox mà OM < ON(2cm < 3cm) nên điểm M nằm giữa hai điểm O và N.
Do đó OM + MN = ON ⇒MN = ON − OM = 3 – 2 = 1cm
Vì hai tia NP và NO đối nhau mà M nằm giữa hai điểm O và N nên N là điểm nằm giữa M và P
Do đó MN + NP = MP hay MP = 1 + 1 = 2cm
Vậy MN = 1cm; MP = 2cm
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11. Trên tia Ox lấy các điểm M, N sao cho OM = 2cm; ON = 3cm. Trên tia đối của tia NO lấy điểm P sao cho NP = 1cm.
Hãy chọn câu đúng nhất
A. N là trung điểm của đoạn thẳng MP.
B. M là trung điểm của đoạn thẳng OP.
C. M là trung điểm của đoạn thẳng NP.
D. Cả A, B đều đúng.
Đáp án: D
Giải thích:
Từ câu trước và đề bài ta có MN = 1cm; MP = 2cm; OM = 2cm; NP = 1cm
Suy ra MN = NP (= 1cm) (1);
MP = OM( = 2cm) (2)
Lại có M nằm giữa hai điểm O và N mà N nằm giữa hai điểm M và P nên điểm M nằm giữa hai điểm O và P (3)
Từ (2) và (3) ta có M là trung điểm đoạn OP.
Theo câu trước ta có N là điểm nằm giữa M và P nên kết hợp với (1) suy ra N là trung điểm đoạn MP.
Nên cả A, B đều đúng.
Đáp án cần chọn là: D
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDCD lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Toán lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Văn lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Toán lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Văn lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 có đáp án – Cánh Diều