TOP 31 câu Trắc nghiệm Tập hợp số tự nhiên. Ghi số tự nhiên có đáp án - Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 2: Tập hợp số tự nhiên. Ghi số tự nhiên có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Toán 6 Bài 2.

1 2,018 28/04/2023
Tải về


Trắc nghiệm Toán 6 Bài 2: Tập hợp số tự nhiên. Ghi số tự nhiên - Chân trời sáng tạo

A. Lý thuyết

1. Tập hợp  và *

Các số 0; 1; 2; 3; 4; ... là các số tự nhiên.

Tập hợp các số tự nhiên được kí hiệu là ℕ , tức là ℕ  = {0; 1; 2; 3; ...}.

Tập hợp các số tự nhiên khác 0 được kí hiệu là ℕ* , tức là  = ℕ* {1; 2; 3; ...}

Tập hợp  bỏ đi số 0 thì được * .

Khi cho một số tự nhiên x ∈  ℕ*  thì ta hiểu x là số tự nhiên khác 0.

Ví dụ: Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử:

A={a*|a<4}.

Hướng dẫn giải

Vì a * nên a là các số tự nhiên: 1; 2; 3; 4; 5; 6; ...

Tuy nhiên thêm điều kiện a < 4 nên a là các số 1; 2; 3.

Vậy tập hợp A được viết bằng cách liệt kê các phần tử A = {1; 2; 3}.

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Tập hợp số tự nhiên được kí hiệu là

A. N   

B. N          

C. {N}      

D. Z

Đáp án: A

Giải thích: Tập hợp số tự nhiên kí hiệu là N.

Câu 2. Số tự nhiên liền sau số 2018 là

A. 2016   

B. 2017   

C. 2019   

D. 2020  

Đáp án: C

Giải thích: Số tự nhiên liền sau số 2018 là số 2018 + 1 = 2019.

Câu 3. Số tự nhiên nhỏ nhất là số

A. 1   

B. 0   

C. 2   

D. 3  

Đáp án: B

Giải thích:

Tập hợp số tự nhiên N = {0; 1; 2; 3;...}

Nên số tự nhiên nhỏ nhất là số 0.0.

Câu 4. Số liền trước số 1000 là

A. 1002   

B. 990          

C. 1001      

D. 999

Đáp án: D

Giải thích: Số tự nhiên liền trước số 1000 là số 1000 – 1 = 999.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nếu xN thì xN

B. Nếu xN thì xN

C. Nếu xN thì xN

D. Nếu xN thì xN

Đáp án: D

Giải thích:

Đáp án A sai vì: 1 thuộc N và cũng thuộc N.

Đáp án B sai vì: 0 thuộc N nhưng không thuộc N

Đáp án C sai vì: 0 không thuộc N nhưng 0 thuộc N.

Đáp án D đúng vì: xN có nghĩa là x là số tự nhiên khác 0, khi đó x là số tự nhiên, hay x thuộc N.

Câu 6. Cho n là một số tự nhiên lớn hơn 2 và nhỏ hơn 5. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. n nằm bên phải điểm 5 trên tia số

B. n nằm bên trái điểm 2 trên tia số

C. n nằm bên phải điểm 2 trên tia số

D. n nằm bên phải điểm 5 và cách điểm 5 một đơn vị trên tia số

Đáp án: C

Giải thích:

n là một số tự nhiên lớn hơn 2  nên n nằm bên phải điểm 2 => B sai, C đúng

n là một số tự nhiên nhỏ hơn 5 nên n nằm bên trái điểm 2 =>A, D sai.

Câu 7. Thay a và b bằng một số tự nhiên phù hợp trong trường hợp sau:

17, b, a là ba số lẻ liên tiếp tăng dần.

A. a = 21, b = 19

B. a = 19, b = 21

C. a = 13, b = 15

D. a = 15, b = 13

Đáp án: A

Giải thích:

17, b, a là ba số lẻ liên tiếp tăng dần nên các số đó lần lượt là 17, 19, 21.

Vậy a = 21, b = 19

Câu 8. a001¯a0 bằng:

A. a001¯=a x 1000 + 0 x 100 + 0 x 10 + 1

B. a001¯=1000 + 0 x 100 + 0 x 10 + 1

C. a001¯=a x 1000 + 1 x 100

D. a001¯=a + 0 + 0 + 1

Đáp án: A

Giải thích:

Số a là chữ số hàng nghìn nên ta nhân với 1000.

Hai số 0 lần lượt là hàng trăm (nhân với 100) và hàng chục (nhân với 10).

Số 1 là chữ số hàng đơn vị (nhân với 1).

a001¯=a x 1000 + 0 x 100 + 0 x 10 + 1

Câu 9. Viết số 24 bằng số La Mã

A. XXIIII

B. XXIX

C. XXIV

D. XIV

Đáp án: C

Giải thích:

Chữ số 4 là IV

Ta thêm XX vào bên trái số IV thì được số 24: XXIV

Câu 10. Số La Mã XXIV biểu diễn số nào trong hệ thập phân?

A. 26

B. 16

C. 14

D. 24

Đáp án: D

Giải thích:

X có giá trị bằng 10

IV có giá trị bằng 4 nên số XXIV biểu diễn số 10 + 10 + 4 = 24

Câu 11. Năm 2000 là thế kỉ bao nhiêu?

A. XX

B. XIX

C. XXI

D. XXX

Đáp án: A

Giải thích:

Năm cuối cùng của thế kỉ XX là 2000.

Năm 2000 là thế kỉ XX.

Câu 12. Cho hai số tự nhiên 99; 100. Hãy tìm số tự nhiên aa để ba số có được tạo thành ba số tự nhiên liên tiếp.

A. 98  

B. 97  

C. 101      

D. Cả A, C đều đúng

Đáp án: D

Giải thích:

Số liền trước số 99 là 98 nên ba số tự nhiên liên tiếp là 98; 99; 100

Số liền sau số 100 là 101 nên ba số tự nhiên liên tiếp là 99; 100; 101

Vậy cả hai số 98; 101 đều thỏa mãn yêu cầu đề bài.

Câu 13. Tìm các số tự nhiên a,b,ca,b,c sao cho 228 ≤ a < b < c ≤ 230.

A. a = 228; b = 229; c = 230

B. a = 227; b = 228; c = 229

C. a = 229; b = 230; c = 231

D. Không tồn tại a; b; c thỏa mãn đề bài.

Đáp án: A

Giải thích:

Từ đề bài, ta thấy các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 228 và nhỏ hơn hoặc bằng 230 là

228; 229; 230.

Mà a < b < c nên ta có a = 228; b = 229; c = 230.

Câu 14. Thêm chữ số 7 vào đằng trước số tự nhiên có ba chữ số thì ta được số tự nhiên mới

A. Hơn số tự nhiên cũ 700 đơn vị

B. Kém số tự nhiên cũ 700 đơn vị

C. Hơn số tự nhiên cũ 7000 đơn vị

D. Kém số tự nhiên cũ 7000 đơn vị

Đáp án: C

Giải thích:

Gọi số có ba số ban đầu là abc¯, viết thêm chữ số 7 vào đằng trước ta được 7abc¯.

Ta có 7abc¯=7000+abc¯ nên số mới hơn số cũ 7000 đơn vị.

Câu 15. Với ba chữ số 0; 1; 3 có thể viết được bao nhiêu số có ba chữ số khác nhau?

A. 4   

B. 3   

C. 5   

D. 6  

Đáp án: A

Giải thích: Có bốn số tự nhiên thỏa mãn đề bài là 310; 301; 103; 130.

Câu 16. Số tự nhiên nhỏ nhất và số tự nhiên lớn nhất có bốn chữ số khác nhau  lần lượt là

A. 1234; 9876

B. 1000; 9999

C. 1023; 9876

D. 1234; 9999

Đáp án: C

Giải thích:

Số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau là 1023

Số tự nhiên lớn nhất có bốn chữ số khác nhau là 9876

Câu 17. Cho các chữ số 3; 1; 8; 0 thì số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau được tạo thành là

A. 1038   

B. 1083          

C. 1308      

D. 1380

Đáp án: A

Giải thích:

Từ các chữ số 3; 1; 8; 0, để lập ra số tự nhiên nhỏ nhất gồm bốn chữ số khác nhau thì

+ Hàng chục nghìn là chữ số nhỏ nhất và khác 0 nên chữ số hàng chục nghìn là 1.

+ Chữ số hàng trăm là số nhỏ nhất trong ba số còn lại là 0

+ Chữ số hàng chục là 3 và chữ số hàng đơn vị là 8.

Vậy số cần tìm là 1038.

Câu 18. Đọc các số La mã sau XI; XXII; XIV; LXXXV?

A. 11; 22; 14; 535

 B. 11; 21; 14; 85

C. 11; 22; 16; 75

D. 11; 22; 14; 85

Đáp án: A

Giải thích:

Các số La Mã XI; XXII; XIV; LXXXV

lần lượt là 11; 22; 14; 85.

+ Vì X = 10; I = 1 nên XI = 11

+ Vì X = 10; I = 1 nên XXII = 10 + 10 + 1 + 1 = 22

+ Vì X = 10; IV = 5 – 1 = 4 nên XIV = 14

+ Vì L = 50; X = 10; V = 5 nên LXXXV = 50 + 10 + 10 + 10 + 5 = 85

Câu 19. Viết các số tự nhiên sau bằng số La Mã: 54; 25; 89; 2000

A. VIV; XXV; LLXXIX; ML

B. LIV; XXV; LXXXIX; MM

C. VIV; XXV; LXXXIX; LL      

D. VIV; XXV; LXXXVIIII; MM

Đáp án: A

Giải thích:

+ Vì 50 = L; 4 = IV  nên 54 = LIV

+ Vì 10 = X; V = 5 nên 25 = XXV

+ 89 = 50 + 10 + 10 + 10 + 9 = LXXXIX

+ 2000 = 1000 + 1000 = MM

Câu 20. Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử: A = {aN| a < 5}

A. A = {0; 1; 2; 3; 4}

B. A = {1, 2, 3, 4}

C. A = {1; 2; 3; 4; 5}

D. A = {1; 2; 3; 4}

Đáp án: D

Giải thích:

Các số tự nhiên nhỏ hơn 5 là 0; 1; 2; 3; 4

Vì aN* nên a khác 0, do đó các phần tử của A là 1; 2; 3; 4

Vậy A = {1; 2; 3; 4}

Câu 21. Cho a là một số tự nhiên thỏa mãn 2 < a < 11. Khẳng định nào sau đây sai?

A. a < 15

B. 0 < a

C. 0 < a < 15

D. 2 < a < 10

Đáp án: D

Giải thích:

a < 12 và 12 < 15 nên a < 15. A đúng.

a > 2 và 2 > 0 nên a > 0. B đúng

a > 0 và a < 15, ta viết lại là 0 < a < 15. C đúng.

D sai vì: các số tự nhiên 2 < a < 11 có số 10. Mà 10 không thỏa mãn 2 < a < 10

Câu 22. Theo dõi kết quả bán hàng trong một ngày của một cửa hàng , người ta nhận thấy:

+) Số tiền thu được vào buổi sáng nhiều hơn vào buổi chiều

+) Số tiền thu được vào buổi tối ít hơn vào buổi chiều.

So sánh số tiền thu được (đều là các số tự nhiên) của cửa hàng vào buổi sáng và buổi tối.

A. Số tiền thu được vào buổi tối ít hơn vào buổi sáng

B. Số tiền thu được vào buổi tối bằng vào buổi sáng

C. Số tiền thu được vào buổi tối nhiều hơn vào buổi sáng

D. Không so sánh được

Đáp án: A

Giải thích:

Số tiền buổi sáng nhiều hơn buổi chiều.

Mà số tiền thu được vào buổi chiều nhiều hơn vào buổi tối vì số tiền thu được vào buổi tối ít hơn vào buổi chiều.

Do đó số tiền buổi sáng nhiều hơn số tiền thu được buổi tối.

Vậy số tiền thu được buổi tối ít hơn số tiền thu được buổi sáng.

Câu 23. Trong các số 3, 5, 8, 9, số nào thuộc tập hợp A = {xN| x ≥ 8}, số nào thuộc tập B = {xN| x < 5}?

A. 9 thuộc A; 3 và 5 thuộc B

B. 9 thuộc A; 3, 5, 8 thuộc B

C. 8 và 9 thuộc A; 3 và 5 thuộc B

D. 8 và 9 thuộc A; 3 thuộc B

Đáp án: A

Giải thích:

A = {xN| x ≥ 8} là tập hợp các số lớn hơn 8 và số 8

=> A có 2 phần tử là số 8 và số 9

B = {xN| x < 5} = {3}

Vậy 8 và 9 thuộc a; 3 thuộc B.

Câu 24. Tìm chữ số thích hợp ở dấu * sao cho: 3359<33*9¯<3389

A. Số 6

B. Số 7

C. Số 8

D. Số 6 hoặc số 7

Đáp án: D

Giải thích:

Dấu "*" ở hàng chục.

3 359 và 33*9¯ và 3 389 đều có chữ số hàng nghìn, hàng trăm và hàng đơn vị bằng nhau nên 5<*<8.

Dấu "*" là số 6 hoặc số 7.

Câu 25. Viết các số sau theo thứ tự giảm dần:

50 413 000, 39 502 403, 50 412 999, 39 502 413.

A. 50 412 999, 50 413 000, 39 502 403, 39 502 413

B. 50 413 000, 50 412 999 , 39 502 413 , 39 502 403

C. 50 413 000, 50 412 999, 39 502 403, 39 502 413

D. 50 412 999, 50 413 000, 39 502 413, 39 502 403

Đáp án: B

Giải thích: 

Các số trên đều có 8 chữ số.

Có hai số có chữ số hàng chục triệu là 5 hai số 50 413 000 và 50 412 999 lớn hơn hai số còn lại.

+) So sánh hai số 50 413 000 và 50 412 999:

Số 50 413 000 và 50 412 999 đều có chữ số hàng triệu đến hàng chục nghìn giống nhau.

Chữ số hàng nghìn của 50 413 000 là 3, chữ số hàng nghìn của 50 412 999 là 2. Số 3>2 nên số 50 413 000 > 50 412 999

+) So sánh hai số 39 502 403 và39 502 413:

39 502 403 < 39 502 413 vì chữ số hàng chục của 39 502 403 (Số 0) nhỏ hơn chữ số hàng chục của 39 502 413 (số 1).

Vậy 50 413 000  >  50 412 999  >  39 502 413  >  39 502 403.

Câu 26. Trên đồng hồ ghi số La Mã, 3 giờ 25 thì kim phút chỉ vào số mấy?

A. III

B. V

C. VI

D. VII

Đáp án: B

Giải thích: Số phút là 25 nên số La Mã chỉ số 5, số La Mã biểu diễn số 5 là V.

Câu 27. Thêm một chữ số 88 vào sau số tự nhiên có ba chữ số thì ta được số tự nhiên mới

A. tăng 8 đơn vị so với số tự nhiên cũ

B. tăng gấp 10 lần và thêm 8 đơn vị so với số tự nhiên cũ

C. tăng gấp 10 lần so với số tự nhiên cũ

D. giảm 10 lần và 8 đơn vị so với số tự nhiên cũ

Đáp án: B

Giải thích: Khi thêm chữ số 8 vào đằng sau số có ba chữ số thì số 8 đứng ở vị trí hàng đơn vị, các chữ số của số đó dịch chuyển lên một hàng cao hơn, ta có abc8¯=abc¯.10+8nên số đó được tăng gấp 10 lần và thêm 8 đơn vị.

Câu 28. Có bao nhiêu số có ba chữ số mà tổng các chữ số bằng 10, chữ số hàng trăm lớn hơn chữ số hàng chục, chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị?

A. 6   

B. 7   

C. 8   

D. 9  

Đáp án: C

Giải thích: 

Gọi số cần tìm là abc¯ với 0≤c<b<a≤9;a+b+c=10.

Nhận thấy

 a + b + c = 9 + 1 + 0  = 8 + 2 + 0

= 7 + 3 + 0 = 7 + 2 + 1

= 6 + 3 + 1 = 6 + 4 + 0

= 5 + 3 + 2 = 5 + 4 + 1

Nên có tám số thỏa mãn điều kiện bài toán là:

910; 820; 730; 721; 631; 640; 532; 541.

Câu 29. Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn số 2002?

A. 2002           

B. 2001           

C. 2003           

D. 2000         

Đáp án: A

Giải thích: 

Các số tự nhiên  nhỏ hơn số 2002 là 0; 1; 2; 3; 4;...; 2001

Nên có 2001 – 0 + 1 = 2002 số tự nhiên nhỏ hơn 2002.

Câu 30. Có bao nhiêu số chẵn nhỏ hơn 200?

A. 101   

B. 200          

C. 100      

D. 99

Đáp án: C

Giải thích:

Các số chẵn nhỏ hơn 200 là 0; 2; 4; 6;...; 198.

Vì hai số chẵn liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị nên có (198 − 0):2 + 1 = 100 số chẵn thỏa mãn đề bài.

Câu 31. Có bao nhiêu số tự nhiên có ba chữ số?

A. 901

B. 899          

C. 900      

D. 999

Đáp án: C

Giải thích:

Các số tự nhiên có ba chữ số là 100; 101;...; 998; 999

Nên có 999 – 100 + 1 = 900 số tự nhiên có ba chữ số.

Các câu hỏi trắc nghiệm Toán lớp 6 sách Chân trời sáng tạo có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 3: Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên

Trắc nghiệm Bài 4: Lũy thừa với số mũ tự nhiên

Trắc nghiệm Bài 5: Thứ tự thực hiện phép tính

Trắc nghiệm Bài 6: Chia hết và chia có dư. Tính chất chia hết của một tổng

Trắc nghiệm Bài 7: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5

1 2,018 28/04/2023
Tải về