TOP 22 câu Trắc nghiệm Hai đường thẳng cắt nhau, song song. Tia có đáp án - Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo
Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 3: Hai đường thẳng cắt nhau, song song. Tia có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Toán 6 Bài 3.
Trắc nghiệm Toán 6 Bài 3: Hai đường thẳng cắt nhau, song song. Tia - Chân trời sáng tạo
A. Lý thuyết
1. Hai đường thẳng cắt nhau, song song
- Nếu hai đường thẳng chỉ có một điểm chung, ta nói rằng hai đường thẳng đó cắt nhau. Điểm chung được gọi là giao điểm của hai đường thẳng.
Ví dụ 1. Hai đường thẳng a và b chỉ có một điểm chung là M, ta nói rằng hai đường thẳng a và b cắt nhau (như hình vẽ).
Khi đó, M là giao điểm của hai đường thẳng a và b.
- Nếu hai đường thẳng không có điểm chung nào, ta nói rằng hai đường thẳng đó song song với nhau.
Ví dụ 2. Hai đường thẳng c và d không có điểm chung nào (như hình vẽ).
Khi đó, ta nói hai đường thẳng a và b song song với nhau.
Chú ý: Từ nay về sau, khi nói hai đường thẳng mà không nói gì thêm, ta hiểu đó là hai đường thẳng phân biệt.
2. Tia
Mỗi điểm O trên một đường thẳng chia đường thẳng đó thành hai phần, mỗi phần gọi là một tia gốc O.
Chú ý:
- Từ một điểm O kẻ một vạch thẳng về một phía của điểm O để biểu diễn một tia gốc O.
- Nếu A là một điểm tùy ý trên tia Ox, ta có thể gọi tia Ox là tia OA (như hình vẽ).
- Khi viết (đọc) tia, ta phải viết (đọc) gốc của tia trước.
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Cho hai đường thẳng a; b. Khi đó a; b có thể
A. Song song
B. Trùng nhau
C. Cắt nhau
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Đáp án: D
Giải thích:
Hai đường thẳng a, b bất kì có thể trùng nhau, song song hoặc cắt nhau.
Câu 2: Chọn câu đúng.
A. Qua hai điểm phân biệt có vô số đường thẳng
B. Có vô số điểm cùng thuộc một đường thẳng
C. Hai đường thẳng phân biệt thì song song
D. Trong ba điểm thẳng hàng thì có hai điểm nằm giữa
Đáp án: B
Giải thích:
Đáp án A: Qua hai điểm phân biệt có một và chỉ một đường thẳng nên A sai.
Đáp án B: Có vô số điểm cùng thuộc một đường thẳng nên B đúng.
Đáp án C: Hai đường thẳng phân biệt thì có thể song song hoặc cắt nhau nên C sai.
Đáp án D: Trong ba điểm thẳng hàng chỉ có một điểm nằm giữa hai điểm còn lại nên D sai.
Câu 3: Cho đường thẳng m và đường thẳng n cắt nhau tại A, đường thẳng a không cắt đường thẳng m nhưng cắt đường thẳng n tại B. Hãy chọn hình vẽ đúng trong các hình sau?
A.
B.
C.
D.
Đáp án: C
Giải thích:
Hình A: Có đường thẳng m cắt đường thẳng n tại A, đường thẳng a cắt đường thẳng m tại B nhưng không cắt đường thẳng n (trái với đề bài là a cắt n tại B ) (loại)
Hình B: Đường thẳng m cắt đường thẳng n tại A, a cắt m tại C, cắt n tại B (trái với đề bài là a không cắt m) (loại)
Hình C: Đường thẳng m cắt đường thẳng n tại A, đường thẳng a cắt đường thẳng n tại B và a không cắt m (thỏa mãn)
Hình D: Đường thẳng a cắt đường thẳng m tại B (trái với đề bài là a không cắt m) (loại)
Câu 4: Cho hình vẽ, biết kéo dài a, b ta cũng không xác định được điểm chung.
Hai đường thẳng nào song song với nhau?
A. a và c
B. b với c
C. a và b
D. c và MN
Đáp án: C
Giải thích:
Từ hình vẽ ta thấy hai đường thẳng a, b không có điểm chung nên chúng song song.
Hai đường thẳng a, c có điểm M chung hay hai đường thẳng a, c không song song.
Hai đường thẳng b, c có điểm N chung hay hai đường thẳng b, c không song song.
Ngoài ra hai đường thẳng MN và c trùng nhau nên chúng cũng không song song.
Câu 5: Cho hình vẽ, biết kéo dài a, b ta cũng không xác định được điểm chung.
iểu
Hãy chỉ ra những cặp đường thẳng cắt nhau và giao điểm của chúng.
A. a, c cắt nhau tại M và b,c cắt nhau tại N
B. b, c cắt nhau tại M và a,c cắt nhau tại N
C. a, b cắt nhau tại M và b,c cắt nhau tại N
D. a, c cắt nhau tại M và a,b cắt nhau tại N
Đáp án: A
Giải thích:
Hai đường thẳng a, c có điểm M chung.
Hai đường thẳng b, c có điểm N chung.
Câu 6: Kể tên các tia trong hình vẽ sau
A. Ox
B. Ox, Oy, Oz, Ot
C. Ox, Oy, Oz
D. xO, yO, zO, tO
Đáp án: B
Giải thích:
Các tia trong hình vẽ là: Ox, Oy, Oz, Ot.
Câu 7: Cho AB và Ax là hai tia trùng nhau. Hãy chọn hình vẽ đúng.
A.
B.
C.
D.
Đáp án: A
Giải thích:
Hình A: Hai tia AB và Ax chung gốc A.
Hai tia AB và Ax cùng nằm trên nửa đường thẳng chứa tia Ax
Nên hai tia AB và Ax là hai tia trùng nhau.
Hình B: Hai tia AB, Ax đối nhau nên loại.
Hình C: Hai tia AB, Ax chỉ có chung mỗi điểm A nên không trùng nhau.
Hình D: Hình vẽ tia Ax chưa đúng.
Câu 8: Cho tia AB, lấy M thuộc tia AB. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. M và A nằm cùng phía so với B
B. M và B nằm cùng phía so với A
C. A và B nằm cùng phía so với M
D. M nằm giữa A và B
Đáp án: B
Giải thích:
Vì M thuộc tia AB nên M có thể nằm giữa A và B hoặc B nằm giữa A và M.
Ta có hình vẽ:
TH1:
Từ hình vẽ ta thấy đáp án C sai nên loại C.
TH2:
Từ hình vẽ ta thấy đáp án A, D sai nên loại A, D.
Cả hai hình vẽ đều có M và B nằm cùng phía so với A nên B đúng.
Câu 9: Cho hai tia đối nhau MA và MB, X là 1 điểm thuộc tia MA. Trong 3 điểm X, M, B điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
A. chưa kết luận được
B. X
C. B
D. M
Đáp án: D
Giải thích:
Theo đề bài ta có hình vẽ:
Vì hai tia MA, MB đối nhau và X thuộc tia MA và B thuộc tia MB nên điểm M nằm giữa hai điểm B, X.
Câu 10: Trong hình vẽ sau, có bao nhiêu tia
A. 2
B. 0
C. 4
D. 1
Đáp án: C
Giải thích:
Có các tia là Ox, Oy, Oz, Ot.
Vậy có 4 tia.
Câu 11: Vẽ hình theo cách diễn đạt sau:
+ Vẽ hai tia phân biệt Ox và Oy chung gốc nhưng không đối nhau, không trùng nhau
+ Vẽ đường thẳng aa′ cắt hai tia Ox; Oy theo thứ tự tại A và B (khác O)
+ Vẽ điểm C nằm giữa hai điểm A; B sau đó vẽ tia Oz đi qua C
Có bao nhiêu tia phân biệt trên hình vẽ thu được.
A. 6
B. 12
C. 9
D. 15
Đáp án: B
Giải thích:
Các tia phân biệt trong hình là:
Ox, Oy, Oz, Aa, Aa′, Ca, Ca′, Ba, Ba′, Ax, By, Cz
Có tất cả 12 tia phân biệt.
Câu 12: Cho hình vẽ sau
Một cặp tia đối nhau là:
A. Ut, UV
B. Us, Vt
C. Vs, Vt
D. Vs, Ut
Đáp án: C
Giải thích:
Các cặp tia đối nhau có trong hình là:
Us, Uv hoặc Us, Ut; Vt, VU hoặc Vt, Vs
Đối chiếu với các đáp án ta thấy đáp án C đúng.
Câu 13: Cho hình vẽ sau
Kể tên các tia trùng nhau trên hình vẽ
A. Tia UV và tia Ut; tia VU và tia Vs
B. Tia Us và tia Vs; tia VU và tia Vs
C. Tia Ut và tia Ut; tia VU và tia Vs
D. Tia UV và tia Ut; tia VU và tia Us
Đáp án: A
Giải thích:
Các cặp tia trùng nhau trong hình là: tia UVvà tia Ut; tia VU và tia Vs.
Câu 14: Vẽ đường thẳng mn. Lấy điểm O trên đường thẳng mn, trên tia Om lấy điểm A, trên tia On lấy điểm B. Một cặp tia đối nhau gốc O là:
A. OB, AO
B. mO, nO
C. OA, Om
D. OA, On
Đáp án: D
Giải thích:
Các cặp tia đối nhau gốc O là:OA, OB (hoặc OA, On hoặc OB, Om hoặc Om, On).
Câu 15: Vẽ đường thẳng mn. Lấy điểm O trên đường thẳng mn, trên tia Om lấy điểm A, trên tia On lấy điểm B. Một cặp tia đối nhau gốc B là:
A. Bn, BA
B. BO, BA
C. Bm, BA
D. OB, Bn
Đáp án: A
Giải thích:
Các cặp tia đối nhau gốc B là: Bn, BO hoặc Bn, BA hoặc Bn, Bm.
Câu 16: Vẽ đường thẳng mn. Lấy điểm O trên đường thẳng mn, trên tia Om lấy điểm A, trên tia On lấy điểm B. Có bao nhiêu cặp tia trùng nhau gốc O?
A. 2
B. 4
C. 3
D. 0
Đáp án: A
Giải thích:
Các cặp tia trùng nhau gốc O là:
OA, Om và OB, On
Vậy có hai cặp tia trùng nhau gốc O.
Câu 17: Vẽ đường thẳng mn. Lấy điểm O trên đường thẳng mn, trên tia Om lấy điểm A, trên tia On lấy điểm B. Trong ba điểm O; A; B thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
A. A
B. O
C. B
D. chưa kết luận được
Đáp án: B
Giải thích:
Vì điểm O nằm trên đường thẳng mn nên hai tia Om, On đối nhau.
Mà điểm A thuộc tia Om và điểm B thuộc tia On nên điểm O nằm giữa hai điểm A, B.
Câu 18: Vẽ hai đường thẳng xy và mn cắt nhau tại O. Kể tên các cặp tia đối nhau.
A. Không có cặp tia đối nhau
B. Cặp tia Ox, On và cặp tia Om, Oy
C. Cặp tia Ox, Oy và cặp tia Om, On
D. Cặp tia Ox, Om và cặp tia Oy, On
Đáp án: C
Giải thích:
Các cặp tia đối nhau là:Ox, Oy và Om, On.
Câu 19: Vẽ hai đường thẳng xy và mn cắt nhau tại O. Trên tia On lấy điểm A, trên tia Om lấy điểm B. Kể tên các tia trùng nhau.
A. OA, On và OB, Om và Ox, Oy
B. OA, On và OB, Om
C. OA, On và Ox, Oy
D. OA, OB và OB, Om
Đáp án: B
Giải thích:
Các cặp tia trùng nhau là: OA, On và OB, Om.
Câu 20: Vẽ hai đường thẳng xy và mn cắt nhau tại O.Trên tia On lấy điểm A, trên tia Om lấy điểm B. Lấy điểm C sao cho điểm O nằm giữa hai điểm B và C. Khi đó điểm C thuộc tia nào?
A. Ox, Oy
B. Oy, OA
C. Om, OA
D. On, OA
Đáp án: D
Giải thích:
Vì điểm O nằm giữa hai điểm B, C nên hai tia OB, OC đối nhau.
Nên C nằm trên tia đối của tia OB hay C nằm trên tia OA hoặc On.
Câu 21: Cho hình vẽ sau
Tia nào trùng với tia Ay?
A. Tia Ax
B. Tia OB, By
C. Tia BA
D. Tia AO, AB
Đáp án: D
Giải thích:
Có 2 tia trùng với tia Ay đó là tia AO và tia AB.
Câu 22: Cho hình vẽ sau
Hai tia Ax và By có vị trí như thế nào với nhau
A. Đối nhau
B. Trùng nhau
C. Không đối nhau, không trùng nhau
D. Vừa đối nhau, vừa trùng nhau
Đáp án: C
Giải thích:
Hai tia Axvà By không chung gốc và nằm về hai phía khác nhau nên chúng không trùng nhau cũng không đối nhau.
Các câu hỏi trắc nghiệm Toán lớp 6 sách Chân trời sáng tạo có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Bài 4: Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng
Trắc nghiệm Bài 5: Trung điểm của đoạn thẳng
Trắc nghiệm Bài 7: Số đo góc. Các góc đặc biệt
Trắc nghiệm Bài 1: Phép thử nghiệm - Sự kiện
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Toán lớp 6 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 6 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm GDCD lớp 6 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Văn lớp 6 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 6 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 có đáp án - Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Tin học lớp 6 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Toán lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Văn lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Tin học lớp 6 có đáp án – Cánh diều
- Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 6 có đáp án – Cánh diều
- Trắc nghiệm Tiếng Anh 6 Right on có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh 6 English Discovery có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh 6 iLearn Smart World có đáp án