TOP 12 câu Trắc nghiệm Phép thử nghiệm - Sự kiện có đáp án - Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 1: Phép thử nghiệm - Sự kiện có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Toán 6 Bài 1.

1 803 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Toán 6 Bài 1: Phép thử nghiệm - Sự kiện - Chân trời sáng tạo

A. Lý thuyết

1. Phép thử nghiệm 

Trong các trò chơi (thí nghiệm) tung đồng xu, bốc thăm, gieo xúc xắc, quay xổ số, …, mỗi lần tung đồng xu hay bốc thăm như trên được gọi là một phép thử nghiệm.

Khi thực hiện phép thử nghiệm (trò chơi; thí nghiệm), ta rất khó để dự đoán trước chính xác kết quả của mỗi phép thử nghiệm đó. Tuy nhiên ta có thể liệt kê được tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử nghiệm đó.

Ví dụ 1. Hãy liệt kê tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử: Chọn một bạn trong lớp em và xem bạn ấy sinh vào tháng nào trong năm.

Lời giải: 

Chọn một bạn trong lớp: một người bất kì đều có tháng sinh là 1 trong 12 tháng trong năm.

Vậy tập hợp tất cả các khả năng có thể xảy ra là {tháng 1; tháng 2; tháng 3; …; tháng 12}.

2. Sự kiện 

Khi thực hiện phép thử nghiệm, có những sự kiện chắc chắn xảy ra, có những sự kiện không thể xảy ra và cũng có những sự kiện có thể xảy ra.

Ví dụ 2. Gieo một con xúc xắc sáu mặt và quan sát số chấm xuất hiện ở mặt phía trên thì:

- Sự kiện số chấm nhỏ hơn 7 chắc chắn xảy ra.

- Sự kiện số chấm lớn hơn 7 không thể xảy ra.

- Sự kiện số chấm là số chẵn có thể xảy ra.

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Tập hợp các kết quả có thể xảy ra của phép thử nghiệm tung một đồng xu là

A. X = {N, S}

B. X = {N}

C. X = {S}

D. X = {NN, S}

Đáp án: A

Giải thích:

Phép thử nghiệm tung đồng xu có kết quả có thể là sấp (S) hoặc ngửa (N).

Vậy tập hợp các kết quả có thể xảy ra là X = {N, S}.

Câu 2: Hãy viết tập hợp các kết quả có thể xảy ra khi gieo một con xúc xắc 6 mặt

A. 1; 2; 3; 4; 5; 6

B. Y = 6

C. 6

D. Y = {1; 2; 3; 4; 5; 6}

Đáp án: D

Giải thích:

Các kết quả có thể xảy ra khi gieo một con xúc xắc 6 mặt là: 1 chấm, 2 chấm, 3 chấm, 4 chấm, 5 chấm, 6 chấm.

Vậy tập hợp cần tìm là Y = {1; 2; 3; 4; 5; 6}

Câu 3: Trong hộp có 10 lá thư có bì thư giống nhau, bên trong mỗi bì thư có 1 mảnh giấy và được đánh số từ 1 đến 10. Mỗi bạn lấy ngẫu nhiên một bì thư, xem số ghi trên lá thư rồi trả lại vào bì và cho vào hộp. Tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra là:

A. A = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10}

B. A = {10}

C. 10

D. 1

Đáp án: A

Giải thích:

Các số có thể ghi trên lá thư là 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10 nên tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra là A = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10}.

Câu 4: Trong một hộp có 1 quả bóng xanh và 9 bóng vàng có kích thước giống nhau. An lấy ra đồng thời 2 bóng từ hộp, hỏi có tất cả bao nhiêu kết quả có thể xảy ra?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Giải thích:

Các kết quả có thể xảy ra là: (1 xanh + 1 vàng) ; (2 vàng).

Vậy có 2 kết quả có thể xảy ra.

Câu 5: Phép thử nghiệm: Bạn Ngô chọn một ngày trong tuần để đá bóng. Có tất cả bao nhiêu kết quả có thể xảy ra của phép thử nghiệm này.

A. 5

B. 6

C. 7

D. 4

Đáp án: C

Giải thích:

Một tuần có 7 ngày nên Ngô có thể chọn một trong 7 ngày đó để đi đá bóng. Hay số kết quả có thể xảy ra là 7.

Câu 6: Cho phép thử nghiệm gieo con xúc xắc 6 mặt. Sự kiện nào trong các sự kiện sau có thể xảy ra:

A. “Số chấm nhỏ hơn 5”

B. “Số chấm lớn hơn 6”

C. “Số chấm bằng 0”

D. “Số chấm bằng 7”

Đáp án: A

Giải thích:

Các kết quả có thể xảy ra khi gieo một con xúc xắc 6 mặt là: 1 chấm, 2 chấm, 3 chấm, 4 chấm, 5 chấm, 6 chấm.

Khi đó số chấm nhỏ hơn 5 có thể xảy ra. Đáp án A đúng.

Số chấm tối đa là 6 nên B sai.

Không có số chấm bằng 0 trong các kết quả có thể xảy ra nên C sai.

Không có số chấm bằng 7 trong các kết quả có thể xảy ra nên D sai.

Câu 7: Trong hộp có 10 lá thư có bì thư giống nhau, bên trong mỗi bì thư có 1 lá thư và được đánh số từ 1 đến 10. Mỗi bạn lấy ngẫu nhiên một bì thư, xem số ghi trên lá thư rồi trả lại vào bì và cho vào hộp. Sự kiện có thể xảy ra là

A. Số ghi trên lá thư là số 11

B. Số ghi trên lá thư là số 5

C. Số ghi trên lá thư là số nhỏ hơn 1

D. Số ghi trên lá thư là số lớn hơn 13

Đáp án: B

Giải thích:

Các số có thể ghi trên lá thư là 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10.

Trong 10 khả năng trên có số 5 nên số 5 có thể xuất hiện trên lá thư.

Vậy sự kiện “Số ghi trên lá thư là số 5” là sự kiện có thể xảy ra.

Câu 8: Trong một hộp có 1 quả bóng xanh và 9 bóng vàng có kích thước giống nhau. An lấy ra đồng thời 2 bóng từ hộp. Có các sự kiện sau:

1- An lấy được 2 bóng màu xanh

2- An lấy được ít nhất một bóng màu vàng

3- An lấy được 2 bóng màu vàng

Sự kiện chắc chắn, không thể và có thể xảy ra lần lượt là

A. 1 – 2 – 3

B. 2 – 3 – 1

C. 3 – 2 – 1

D. 2 – 1 – 3

Đáp án: D

Giải thích:

Các kết quả có thể xảy ra là: (1 xanh + 1 vàng) ; (2 vàng).

Cả hai kết quả này luôn có xuất hiện quả màu vàng nên sự kiện 2 chắc chắn xảy ra.

Ta không bao giờ có thể lấy được 2 quả bóng màu xanh cùng một lúc được vì tổng số bóng xanh chỉ có 1 quả. Sự kiện 1 là sự kiện không thể xảy ra.

Trong hai kết quả trên có một kết quả là 2 vàng nên sự kiện 3 có thể xảy ra.

Vậy sự kiện chắc chắn, không thể và có thể xảy ra lần lượt là 2 – 1 – 3.

Câu 9: Một hộp có 5 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, 4, 5; hai thẻ khác nhau thì ghi số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ. Nêu những kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra?

A. 5

B. 1, 2, 3, 4, 5

C. 1, 2, 3

D. 1,2

Đáp án: B

Giải thích:

Số có thể xuất hiện trên thẻ là một trong năm số: 1; 2; 3; 4; 5.

Câu 10: Một hộp có 5 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, 4, 5; hai thẻ khác nhau thì ghi số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ. Viết tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra.

A. M = {1; 2; 3; 4}

B. M = {1, 2, 3, 4, 5}

C. M = {1, 2, 3, 4}

D. M = {1; 2; 3; 4; 5}

Đáp án: D

Giải thích:

Số có thể xuất hiện trên thẻ là một trong năm số: 1; 2; 3; 4; 5.

Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ là

M = {1; 2; 3; 4; 5}.

Câu 11:  

TOP 40 câu Trắc nghiệm Phép thử nghiệm - Sự kiện có đáp án - Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Một hộp có 5 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, 4, 5; hai thẻ khác nhau thì ghi số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ.

Hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên là

1. Rút ngẫu nhiên  thẻ;

2. Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với  xuất hiện trên thẻ là {1, 2, 3, 4, 5} .Ở đây, 1, 2, 3, 4, 5 là các số xuất hiện trên thẻ.

Đáp án: 

Giải thích:

Hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên là

1. Rút ngẫu nhiên 1 thẻ;

2. Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ là {1, 2, 3, 4, 5}. Ở đây, 1, 2, 3, 4, 5 là các số xuất hiện trên thẻ.

Câu 12: Một hộp có 5 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, 4, 5; hai thẻ khác nhau thì ghi số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ. Số xuất hiện trên thẻ được rút có phải là phần tử của tập hợp {1; 2; 3; 4; 5} hay không?

A. Không

B. Có

Đáp án: B

Giải thích:

Số có thể xuất hiện trên thẻ là một trong năm số: 1; 2; 3; 4; 5.

Các số này đều là phần tử của tập hợp {1; 2; 3; 4; 5}.

Các câu hỏi trắc nghiệm Toán lớp 6 sách Chân trời sáng tạo có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 2: Xác suất thực nghiệm

Trắc nghiệm Bài 3: Hai đường thẳng cắt nhau, song song. Tia

Trắc nghiệm Bài 4: Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng

Trắc nghiệm Bài 5: Trung điểm của đoạn thẳng

Trắc nghiệm Bài 6: Góc

1 803 lượt xem
Tải về