TOP 18 câu Trắc nghiệm Bài tập cuối chương 8 - Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài tập cuối chương 8 có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Toán 6 Bài tập cuối chương 8.

1 555 28/04/2023
Tải về


Trắc nghiệm Toán 6 Bài tập cuối chương 8 - Chân trời sáng tạo

A. Lý thuyết

1. Điểm

Mỗi chấm nhỏ trên trang giấy, trên bảng, … cho ta hình ảnh của một điểm.

Người ta thường dùng các chữ cái in hoa A, B, C, D, …. để đặt tên cho điểm.

Chú ý: 

- Khi nói tới hai điểm mà không giải thích gì thêm, ta coi đó là hai điểm phân biệt.

- Từ những điểm, ta xây dựng được các hình. Mỗi hình là một tập hợp các điểm. Một điểm cũng được coi là một hình.

2. Đường thẳng

Dùng bút kẻ một vạch thẳng dọc theo mép thước ta sẽ được hình ảnh của một đường thẳng.

Chú ý: Ta thường dùng các chữ cái in hoa a, b, c, d, …. để đặt tên các đường thẳng.

3. Vẽ đường thẳng

Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt cho trước.

4. Điểm thuộc đường thẳng. Điểm không thuộc đường thẳng

- Vẽ một điểm A trên giấy, dùng thước thẳng vẽ đường thẳng d đi qua điểm A. Khi đó, ta nói điểm A thuộc đường thẳng d (hoặc đường thẳng d chứa điểm A), hoặc điểm A nằm trên đường thẳng d), kí hiệu là: A∈d (như hình vẽ).

Bài 1: Điểm. Đường thẳng | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

- Dùng thước thẳng vẽ đường thẳng d không đi qua điểm B.

Khi đó, ta nói điểm B không thuộc đường thẳng d (hoặc đường thẳng d không chứa điểm B hoặc điểm B không nằm trên đường thẳng d), kí hiệu là: B∉ d(như hình vẽ).

Bài 1: Điểm. Đường thẳng | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

Chú ý: Nếu trên đường thẳng a có hai điểm A và B, ta cũng có thể gọi tên đường thẳng đó là đường thẳng AB hay BA (như hình vẽ).

Bài 1: Điểm. Đường thẳng | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

5. Ba điểm thẳng hàng

- Ba điểm phân biệt A, B, C cùng thuộc một đường thẳng được gọi là ba điểm thẳng hàng.

Ta có hình vẽ:

Bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

- Ba điểm D, E, F không cùng thuộc bất kì một đường thẳng nào được gọi là ba điểm không thẳng hàng.

Ta có hình vẽ:

Bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt A và B?

A. 1

B. 2

C. 3

D. Vô số

Đáp án: A

Giải thích:

Có 1 và chỉ 1 đường thẳng đi qua 2 điểm phân biệt cho trước. Vậy có duy nhất 1 đường thẳng đi qua hai điểm A và B.

Câu 2: Cho hình vẽ. Em hãy chọn đáp án đúng.

Tài liệu VietJack

A. A nằm giữa hai điểm B và C 

B. B nằm giữa hai điểm A và C

C. C nằm giữa hai điểm A và B

D. Không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại

Đáp án: B

Giải thích:

Quan sát hình vẽ ta thấy điểm B nằm giữa hai điểm A và C.

Câu 3: Cho điểm M nằm giữa điểm N và P như hình vẽ. Kết luận nào sau đây là đúng?

Tài liệu VietJack

A. Tia NM trùng với tia MP

B. Tia MP trùng với tia NP 

C. Tia PM trùng với tia PN

D. Tia MN trùng với tia MP

Đáp án: C

Giải thích:

Nhận xét:

+ Đáp án A: Hai tia NM và MP là hai tia không chung gốc nên loại đáp án A.

+ Đáp án B: Hai tia MP và NP là hai tia không chung gốc nên loại đáp án B.

+ Đáp án C: thấy hai tia PN và PM là hai tia cùng chung gốc P và tạo thành nửa đường thẳng nên hai tia PN và PM là hai tia trùng nhau, do đó chọn đáp án C.

+ Đáp án D: Hai tia MN và MP là hai tia chung gốc nhưng tạo thành một đường thẳng nên hai tia MN và MP là hai tia đối nhau, do đó loại đáp án D.

Câu 4: Cho hình vẽ:

Tài liệu VietJack

Hình vẽ trên có bao nhiêu tia chung gốc B:

A. 5

B. 3

C. 4

D. 2

Đáp án: A

Giải thích:

Tài liệu VietJack

Hình vẽ trên có các tia chung gốc B là: BA, Bx, By, BC và BD. Vậy có tất cả 5 tia chung gốc B.

Câu 5: Cho hình vẽ sau. Chọn câu đúng.

Tài liệu VietJack

A. Điểm M thuộc đường thẳng xy nhưng không thuộc đường thẳng ab

B. Hai đường thẳng xy và ab không có điểm chung

C. Đường thẳng xy cắt đường thẳng ab tại M

D. Đường thẳng xy và ab có hai điểm chung

Đáp án: C

Giải thích:

Ta thấy hai đường thẳng xy và ab cắt nhau tại M nên đáp án C đúng.

Câu 6: Cho hình vẽ sau. Chọn câu đúng.

Tài liệu VietJack

A. P a; P c

B. Q b; Q c

C. Đường thẳng a cắt đường thẳng c tại điểm P

D. Không có hai đường thẳng nào cắt nhau trên hình vẽ

Đáp án: B

Giải thích:

Từ hình vẽ ta thấy P a; P c nên đáp án A sai; Q b; Q c nên đáp án B đúng.

Hai đường thẳng a và c cắt nhau tại điểm C nên đáp án C sai.

Đáp án D sai vì ta thấy có ba cặp đường thẳng cắt nhau trên hình vẽ là a và c, a và b, b và c.

Câu 7: Cho hai tia Ox và Oy đối nhau. Lấy điểm G trên tia Ox, điểm H trên tia Oy. Ta có:

A. Điểm G nằm giữa hai điểm O và H

B. Điểm O nằm giữa hai điểm G và H 

C. Điểm H nằm giữa hai điểm O và G

D. Không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn

Đáp án: B

Giải thích:

Tài liệu VietJack

Ta có Ox và Oy là hai tia đối nhau (O xy) và G thuộc tia Ox, H thuộc tia Oy nên điểm O nằm giữa hai điểm G và H.

Câu 8: Vẽ ba đường thẳng phân biệt bất kì, số giao điểm của ba đường thẳng đó không thể là:

A. 0

B. 1 hoặc 2  

C. 4

D. 3

Đáp án: C

Giải thích:

Với 3 đường thẳng phân biệt ta có các trường hợp sau:

+ Không có đường thẳng nào cắt nhau nên không có điểm chung.

+ Hai đường thẳng cắt nhau, đường thẳng còn lại không cắt hai đường thẳng đó, khi đó có 1 điểm chung.

+ Ba đường thẳng đó có đôi một cắt nhau thì có ba điểm chung.

Vậy không thể có trường hợp ba đường thẳng phân biệt bất kì mà có 4 điểm chung.

Câu 9: Cho hình vẽ. Em hãy chọn khẳng định sai:

Tài liệu VietJack

A. NM và NI là hai tia đối nhau

B. IN và IM là hai tia trùng nhau

C. MN và MI là hai tia trùng nhau

D. MN và NI là hai tia trùng nhau

Đáp án: D

Giải thích:

Từ hình vẽ ta thấy các điểm M, N, I cùng thuộc một đường thẳng.

+) Hai tia NM và NI đối nhau vì chúng chung gốc N và tạo thành một đường thẳng, từ đó loại đáp án A.

+) Hai tia IN và IM trùng nhau vì chúng chung gốc I và  có thêm điểm chung là N, từ đó loại đáp án B.

+) Hai tia MN và MI trùng nhau vì chúng chung gốc M và  có thêm điểm chung là N, từ đó loại đáp án C.

+) Hai tia MN và NI không trùng nhau vì chúng không chung gốc.

Câu 10: Cho L là điểm nằm giữa hai điểm I và K. Biết IL = 2cm, LK = 5cm. Độ dài của đoạn thẳng IK là:

A. 3cm   

B. 2cm

C. 5cm

D. 7cm

Đáp án: D

Giải thích:

Tài liệu VietJack

Vì L nằm giữa I và K nên ta có:IL + LK = IK IK = 2 + 5 = 7cm

Câu 11: Cho đoạn thẳng BC = 32cm. Gọi G là trung điểm của đoạn thẳng BC, H là trung điểm của đoạn thẳng GC. Khi đó, độ dài của đoạn thẳng BH là

A. 8cm

B. 16cm

C. 24cm

D. 28cm

Đáp án: C

Giải thích:

Tài liệu VietJack

Vì G là trung điểm của đoạn thẳng BC nên BG=GC=12BC=1232=16cm 

Vì H là trung điểm của đoạn thẳng GC nên GH=HC=12GC=1216=8cm 

Ta có G thuộc đoạn thẳng BC nên GB và GC là hai tia đối nhau. (1)

 Vì H là trung điểm của GC nên H thuộc GC (2)

Từ (1) và (2) suy ra G là điểm nằm giữa hai điểm B và H.

BG + GH = BH 16 + 8 = BH BH = 24cm

Câu 12: Biết IL = 4cm; LK = 5cm điều kiện để điểm I nằm giữa hai điểm L và K là:

A. IK = 1cm

B. IK = 9cm

C. IK = 2cm

D. IK = 3cm

Đáp án: A

Giải thích:

Điều kiện để điểm I nằm giữa hai điểm L và K là: 
IL + IK = LK nên 4 + IK = 5
IK = 5 – 4 = 1cm

Vậy điều kiện để điểm I nằm giữa hai điểm L và K là IK = 1cm

Câu 13: Cho điểm I thuộc đoạn thẳng AB. Biết AI = 5cm, AB = 8cm. Tính độ dài BI.

A. 4cm

B. 5cm

C. 2cm

D. 3cm

Đáp án: D

Giải thích:

Tài liệu VietJack

Vì điểm I thuộc đoạn thẳng AB; AI = 5cm, AB = 8cm mà 5cm < 8cm nên AI < AB

Suy ra điểm I nằm giữa hai điểm A và B 
AI + IB = AB 4cm + IB = 7cm IB = 7cm − 4cm = 3cm

Câu 14: Lấy bốn điểm M, N, P, Q, K trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Cứ qua hai điểm ta vẽ một đường thẳng. Số đường thẳng có thể vẽ được là:

A. 3

B. 10

C. 12

D. 4

Đáp án: B

Giải thích:

Từ 5 điểm M, N, P, Q, K trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng ta có thể vẽ được các đường thẳng đi qua hai điểm bất kì như sau:

+ Với điểm M ta có thể nối với các điểm: N, P, Q, K để tạo thành 4 đường thẳng phân biệt.

+ Với điểm N ta có thể nối với các điểm: P, Q, K để tạo thành 3 đường thẳng phân biệt.

+ Với điểm P ta có thể nối với các điểm: Q, K để tạo thành 2 đường thẳng phân biệt.

+ Với điểm Q ta có thể nối với điểm K để tạo thành 1 đường thẳng .

Vậy từ 5 điểm M, N, P, Q, K trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng ta có thể vẽ được tất cả:

4  + 3  +  2 + 1 = 10 đường thẳng phân biệt.

Câu 15: Cho trước 6 điểm trong đó có 4 điểm thẳng hàng. Vẽ các đoạn thẳng đi qua các cặp điểm. Hỏi vẽ được bao nhiêu đoạn thẳng?

A. 15

B. 16

C. 14

D. 13

Đáp án: A

Giải thích:Vì qua 2 điểm luôn vẽ được một đoạn thẳng 
Nên qua 6 điểm vẽ được số đoạn thẳng là: 
6612=15 (đoạn thẳng) 

Câu 16: Cho 24 điểm trong đó có 6 điểm thẳng hàng. Qua 2 điểm ta kẻ được một đường thẳng. Hỏi kẻ được tất cả bao nhiêu đường thẳng?

A. 276

B. 290

C. 262

D. 226

Đáp án: C

Giải thích:Giả sử trong 24 điểm không có 3 điểm nào thẳng hàng tất cả vẽ được: 
24.(241)2=276 (đường thẳng) 
Qua 6 điểm thẳng hàng vẽ được số đường thẳng là: 6.(61)2=15 (đường thẳng) 
Nhưng qua 6 điểm thẳng hàng chỉ vẽ được một đường thẳng 
Nên qua 24 điểm trong đó có 6 điểm thẳng hàng vẽ được: 
276−15+1=262 (đường thẳng) 

Câu 17: Cho M thuộc đoạn thẳng AB, AM = 4cm, AB = 6cm. Gọi O là trung điểm của đoạn AB. Tính MO.

A. MO = 4cm

B. MO = 3cm

C. MO = 1cm

D. MO = 2cm

Đáp án: C

Giải thích:

Tài liệu VietJack

+) Vì M AB nên M nằm giữa A và B

AM + MB = AB BM = AB – MB = 6 – 4 = 2cm.

+) Vì O là trung điểm của AB nên:AO=OB=AB2=62=3cm Vì O AB , M AB và AO < AM (3cm < 4cm)nên O nằm giữa A và M suy ra:

AO + OM = AM OM = AM – AO = 4 – 3 = 1cm

Câu 18: Cho M thuộc đoạn thẳng AB, AM = 4cm, AB = 6cm. Gọi O là trung điểm của đoạn AB. Trên AB lấy điểm I sao cho AI = 3,5cm. Lấy điểm P là trung điểm của AO. Chọn câu đúng.

A. Điểm I là trung điểm của OM

B. Điểm O nằm giữa I và P

C. IP = 2cm

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D

Giải thích:

Tài liệu VietJack

+ ) Vì O AB , I AB và AO  <  AI (3cm  <  3,5cm) nên O nằm giữa A và I suy ra:

AO + OI = AI ⇒ OI = AI – AO = 3,5 – 3 = 0,5cm(1)

 I ∈ AB , M ∈ AB và AI  <  AM (3,5cm  <  4cm) nên I nằm giữa A và M suy ra:

AI + IM = AM ⇒ IM = AM – AI = 4 − 3,5 = 0,5cm (2)

Từ (1) và (2) suy ra OI = IM . (3)

Vì O nằm giữa A và I nên A và O nằm cùng phía đối với I . Mà I nằm giữa A và M nên A và M nằm khác phía đối với I ⇒ O và M nằm khác phía đối với I suy ra I nằm giữa M và O (4)

Từ (3) và (4) suy ra I là trung điểm của OM.

+) Vì P là trung điểm của AO nên:OP=AP=AO2=32=1,5cm 

O,MABAO<AM(3cm<4cm) ⇒O nằm giữa A và M

Suy ra A và M nằm khác phía đối với O

Vì P là trung điểm của AO nên A, P cùng phía đối với O.

Vì I là trung điểm của OM nên I, M cùng phía đối với O.

Từ đó suy ra I nằm giữa O và P ⇒ OP + IO = IP ⇒ IP = 1,5 + 0,5 = 2cm

Các câu hỏi trắc nghiệm Toán lớp 6 sách Chân trời sáng tạo có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 1: Phép thử nghiệm - Sự kiện

Trắc nghiệm Bài 2: Xác suất thực nghiệm

Trắc nghiệm Bài tập cuối chương 9

Trắc nghiệm Bài 6: Góc

Trắc nghiệm Bài 7: Số đo góc. Các góc đặc biệt

1 555 28/04/2023
Tải về