TOP 18 câu Trắc nghiệm Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 có đáp án - Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 8: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Toán 6 Bài 8.

1 477 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Toán 6 Bài 8: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 - Chân trời sáng tạo

A. Lý thuyết

1. Dấu hiệu chia hết cho 9

Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 9 và chỉ những số đó chia hết cho 9.

Ví dụ:

a) Số 1 944 chia hết cho 9 vì có tổng các chữ số là 1 + 9 + 4 + 4 = 18 chia hết cho 9.

b) Số 7 325 không chia hết cho 9 vì có tổng các chữ số là 7 + 3 + 2 + 5 = 17 không chia hết cho 9.

2. Dấu hiệu chia hết cho 3

Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì số đó chia hết cho 3 và chỉ những số đó chia hết cho 3.

Ví dụ:

a) Số 90 156 chia hết cho 3 vì có tổng các chữ số là 9 + 0 + 1 + 5 + 6 = 21 chia hết cho 3.

b) Số 6 116 không chia hết cho 3 vì có tổng các chữ số là 6 + 1 + 1 + 6 = 14 không chia hết cho 3.

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Hãy chọn câu sai:

A. Một số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 3

B. Một số chia hết cho 3 thì số đó chia hết cho 9

C. Một số chia hết cho 10 thì số đó chia hết cho 5

D. Một số chia hết cho 45 thì số đó chia hết cho 9

Đáp án: B

Giải thích:

Câu sai là B: Số chia hết cho 3 thì chia hết cho 9. Chẳng hạn số 3 chia hết cho 3 nhưng số 3 không chia hết cho 9.

+ Mọi số chia hết cho 9 đều hia hết cho 3 nên A đúng.

+ Một số chia hết cho 10 thì số đó chia hết cho 5 vì các số chia hết cho 10 luôn có chữ số tận cùng là chữ số 0. Nên C đúng.

+ Một số chia hết cho 45 thì số đó chia hết cho 9 và chia hết cho 5 nên D đúng.

Câu 2. Cho 1a52¯ chia hết cho 9. Số thay thế cho a có thể là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 5

Đáp án: A

Giải thích:

Tổng các chữ số của 1a52¯ là 1 + a +5 + 2 = a + 8  để số 1a52¯ chia hết cho 9 thì a + 8 phải chia hết cho 9.

Do a là các số tự nhiên từ 0 đến 9 nên

0 + 8 ≤ a + 8 ≤ 9 + 8 8 ≤ a + 8 ≤ 17

Số chia hết cho 9 từ 8 đến 17 chỉ có đúng một số 9, do đó a + 8 = 9 a = 1

Vậy số thay thế cho a chỉ có thể là 1.

Câu 3. Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 9 là:

A. 10008

B. 152

C. 153

D. 2156

Đáp án: A

Giải thích:

Số chia hết cho 2 là: 10008, 152 và 2156

10008 có tổng các chữ số bằng 9 nên 10008 chia hết cho 9.

Câu 4. Trong những số sau, có bao nhiêu số chia hết cho 3?

555464, 15645, 5464, 561565, 641550

A. 1

B. 2

C. 4

D. 5

Đáp án: B

Giải thích:

555464 có tổng các chữ số là: 5+5+5+4+6+4 = 29 không chia hết cho 3 nên 555464 không chia hết cho 3.

15645 có tổng các chữ số là: 1+5+6+4+5 = 21 chia hết cho 3 nên 15645 chia hết cho 3

5464 có tổng các chữ số là: 5+4+6+4 = 19 không chia hết cho 3 nên 5464 không chia hết cho 3.

561565 có tổng các chữ số là: 5+6+1+5+6+5 = 28 không chia hết cho 3 nên 561565 không chia hết cho 3.

641550 có tổng các chữ số là: 6+4+1+5+5+0 = 21 chia hết cho 3 nên 641550 chia hết cho 3.

Vậy có tất cả 2 số chia hết cho 3 là: 15645 và 641550

Câu 5. Cho 55a62¯ chia hết cho 3. Số thay thế cho a có thể là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 5

Đáp án: C

Giải thích:

Tổng các chữ số của 55a62¯ là 5 + 5 + a + 6 + 2 = a + 18

để số 55a62¯ chia hết cho 3 thì a + 18 phải chia hết cho 3.

Do a là các số tự nhiên từ 0 đến 9 nên

0 + 18 ≤ a + 18 ≤ 9 + 18 18 ≤ a + 18 ≤ 27

Số chia hết cho 3 từ 18 đến 27 có thể là các số: 18, 21, 24, 27

Tức là a + 18 có thể nhận các giá trị: 18, 21, 24, 27

Với a + 18 bằng 18 thì a = 18 – 18 = 0

Với a + 18 bằng 21 thì a = 21 – 18 = 3

Với a + 18 bằng 24 thì a = 24 – 18 = 6

Với a + 18 bằng 27 thì a = 27 – 18 = 9

Vậy số có thể thay thế cho a là một trong các số 0; 3; 6; 9.

Vậy số thay thế cho a trong đề bài chỉ có thể là 3.

Câu 6. Các số có … chia hết cho 9 thì chia hết cho 9 và chỉ những số đó mới chia hết cho 9.

A. các chữ số

B. tổng các chữ số

C. tổng

D. chữ số tận cùng

Đáp án: B

Giải thích:

Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9 và chỉ những số đó mới chia hết cho 9.

Câu 7. Các số có tổng … chia hết cho 3 thì chia hết cho 3 và chỉ những số đó mới chia hết cho 3.

A. các chữ số

B. tổng các chữ số

C. các số

D. chữ số tận cùng

Đáp án: A

Giải thích:

Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3 và chỉ những số đó mới chia hết cho 3.

Câu 8. Khối lớp 6 của một trường có 255 học sinh đi dã ngoại. Cô phụ trách muốn chia đều các học sinh của khối 6 thành 9 nhóm. Hỏi cô chia như vậy đúng hay sai?

Đúng

Sai

Đáp án: 

Giải thích:

Ta có 255 có tổng các chữ số bằng 2 + 5 + 5 = 12 không chia hết cho 9 nên cô phụ trách không thể chia đều số học sinh thành 9 nhóm được.

Câu 9. Trong các số 333; 354; 360; 2457; 1617; 152, các số chia hết cho 9

A. 333

B. 360

C. 2457     

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D

Giải thích:

Các số 333; 2457; 360 là các số chia hết cho 9 vì tổng các chữ số của nó chia hết cho 9.

+) Số 333 có tổng các chữ số là 3 + 3 + 3 = 9⁝9 nên 333⁝9.

+) Số 2457 có tổng các chữ số là 2 + 4 + 5 + 7 = 18⁝9 nên 2457⁝9.

+) Số 360 có tổng các chữ số là 3 + 6 + 0 = 9⁝9 nên 360⁝9.

Các số còn lại 354; 1617; 152 đều có tổng các chữ số không chia hết cho 9 nên chúng không chia hết cho 9.

Câu 10. Cho số A=a785b¯. Tìm tổng các chữ số a  và b  sao cho A chia 9 dư 2.

A. (a + b) ϵ {9; 18}                                              

B. (a + b) ϵ {0; 9; 18}

C. (a + b) ϵ {1; 2; 3}                                                 

D. (a + b) ϵ {4; 5; 6}

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có: a; b ϵ {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9} và a ≠ 0.

A chia 9 dư 2  ⇒ a + 7 + 8 + 5 + b = a + b + 20 chia 9 dư 2 hay (a + b + 18)⁝9.

Mà 18⁝9 ⇒ (a + b)⁝9 (a + b) ϵ {9; 18}.

Câu 11. Cho số N=5a27b¯.Có bao nhiêu số N sao cho N  là số có 5 chữ số khác nhau và N chia cho 3 thì dư 2, N chia cho 5 thì dư 1 và N chia hết cho 2.

A. 3

B. 4      

C. 5                                    

D. 6

Đáp án: A

Giải thích:

Điều kiện: a; b ϵ {0; 1; 2;.......; 9}

N=5a27b¯ chia 5 dư 1 nên bϵ{1; 6} .

Mà N chia hết cho 2 nên b = 6 , ta được số N=5a276¯.

Vì N chia 3 dư 2 nên 5 + a + 2 + 7 + 6 = 20 + a chia 3 dư 2. Suy ra (18 + a)⁝3 .

Mà 18⁝3 a⁝3 a ϵ{0; 3; 6; 9} (do a  là chữ số).

Lại có N là số có 5 chữ số khác nhau nên aϵ{0; 3; 9} .

Vậy có ba số N thỏa mãn là các số 50276; 53276; 59276

Câu 12. Tìm các chữ số x, y biết rằng: 23x5y¯ chia hết cho 2; 5 và 9.

A. x = 0; y = 6  

B. x = 6; y = 0      

C. x = 8; y = 0         

D. x = 0; y = 8

Đáp án: C

Giải thích:

Điều kiện: x; y ϵ {0; 1; 2;.......; 9}

Vì 23x5y¯ chia hết cho cả 2 và 5 nên y = 0 ta được số 23x50¯

Số 23x50¯⁝9 (2 + 3 + x + 5 + 0)⁝9 (10 + x)⁝9 x = 8.

Vậy x = 8; y = 0, ta có số 23850.

Câu 13. Có bao nhiêu số tự nhiên dạng 5a42b¯ chia hết cho cả 2; 5 và 3?

A. 3                                              

B. 4

C. 2    

D. 1

Đáp án: A

Giải thích:

Vì số 5a42b¯ chia hết cho cả 2; 5 nên b = 0.

Để 5a42b¯ chia hết cho 3 thì 5 + a + 4 + 2 + 0 = 11 + a chia hết cho 3.

Suy ra a ϵ {1; 4; 7}.

Vậy có ba số tự nhiên thỏa mãn là 51420; 54420; 57420.

Câu 14. Tìm số tự nhiên 145*¯chia hết cho cả 3 và 5.

A. 1454                                              

B. 1450

C. 1455                                                 

D. 1452

Đáp án: C

Giải thích:

Vì 145*¯ chia hết cho 5 nên * có thể bằng 0 hoặc 5.

+ Nếu * bằng 0 thì ta được số 1450 có 1 + 4 + 5 + 0 = 103 nên loại

+ Nếu * bằng 5 thì ta được số 1455 có 1 + 4 + 5 + 5 = 15⁝3 nên thỏa mãn.

Vậy số cần tìm là 1455.

Câu 15. Dùng ba trong bốn chữ số 5; 8; 4; 0 hãy lập ra các số tự nhiên chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9.

A. 840; 804; 408               

B. 840; 804; 408; 480                      

C. 540; 450; 405               

D. 540; 450; 405; 504

Đáp án: B

Giải thích:

Ta thấy chỉ có 8 + 4 + 0 = 12 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 nên các số cần tìm là 840; 480; 408; 804.

Câu 16. Có bao nhiêu cặp số a; b sao cho số 52ab¯ chia hết cho 9 và chia cho 5 dư 2.

A. 4               

B. 1                      

C. 2                     

D. 3

Đáp án: D

Giải thích:

Vì 52ab¯chia cho 5 dư 2 nên bϵ{2; 7}

+ Xét b = 2 ta có 52ab¯⁝9 5 + 2 + a + 2 = (9 + a)⁝9

suy ra a ϵ{0; 9}

+ Xét b = 7 ta có 52ab¯⁝9 5+2+a+7=(14+a)⁝9

 suy ra a ϵ{4}

Vậy a = 0; b = 2 hoặc a = 9; b = 2 hoặc a = 4; b = 7.

Câu 17. Tìm x ϵ N, biết x chia hết cho 3 và 360 < x < 370?

A. 360; 366; 369

B. 363; 366; 369

C. 362; 364; 368

D. 365; 369; 366

Đáp án: B

Giải thích:

360 < x < 370: Các số từ 361 đến 369. Đó là 361; 362; 363; 364; 365; 366; 367; 368; 369

Trong các số trên chỉ có số 363; 366; 369 là chia hết cho 3 (Tính tổng các chữ số).

Câu 18. Số A=abcd¯a+b+c+d chia hết cho số nào dưới đây?

A. 2               

B. 5                      

C. 9

D. 6

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có A=abcd¯a+b+c+d

= 1000a + 100b+ 10c + d − (a + b + c + d)

= 999a + 99b + 9c + (a + b + c + d) − (a + b + c + d)

= 999a + 99b + 9c

Mà 999⁝9; 99⁝9; 9⁝9 nên A⁝9.

Các câu hỏi trắc nghiệm Toán lớp 6 sách Chân trời sáng tạo có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 9: Ước và bội

Trắc nghiệm Bài 10: Số nguyên tố. Hợp số. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố

Trắc nghiệm Bài 11: Hoạt động thực hành và trải nghiệm

Trắc nghiệm Bài 12: Ước chung. Ước chung lớn nhất

Trắc nghiệm Bài 13: Bội chung. Bội chung nhỏ nhất

1 477 lượt xem
Tải về