Toán 8 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác

Với giải bài tập Toán lớp 8 Bài 2: Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 8 Bài 2.

1 1,294 21/09/2024


Giải Toán 8 Bài 2: Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác

Giải Toán 8 trang 67 Tập 2

Khởi động trang 67 Toán 8 Tập 2: Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác có điều gì khác với các trường hợp bằng nhau của hai tam giác?

Lời giải:

Sau bài học này, ta giải quyết bài toán trên như sau:

Trường hợp

Giống nhau

Khác nhau

Bằng nhau

Đồng dạng

1

3 cạnh

3 cạnh tương ứng bằng nhau

3 cạnh tương ứng tỉ lệ

2

2 cạnh 1 góc

2 cạnh tương ứng và một góc kề với hai cạnh bằng nhau

2 cạnh tương ứng tỉ lệ

3

2 góc bằng nhau

1 cạnh và 2 góc kề tương ứng bằng nhau

Chỉ 2 góc bằng nhau, không cần có điều kiện cạnh

1. Trường hợp đồng dạng thứ nhất (c.c.c)

Khám phá 1 trang 67 Toán 8 Tập 2: Cho tam giác ABC và tam giác A'B'C' có các kích thước như Hình 1. Trên cạnh AB và AC của tam giác ABC lần lượt lấy hai điểm M, N sao cho AM = 2 cm, AN = 3 cm.

Khám phá 1 trang 67 Toán 8 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 8

a) So sánh các tỉ số A'B'AB, A'C'AC,B'C'BC.

b) Tính độ dài đoạn thẳng MN.

c) Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các tam giác ABC, AMN và A'B'C'.

Lời giải:

a) Ta có: A'B'AB=26=13 ;

A'C'AC=39=13 ;

B'C'BC=412=13 .

Do đó A'B'AB=B'C'BC=A'C'AC=13 .

b) Tam giác ABC có AMAB=ANAC=13, theo định lí Thalès đảo suy ra MN // BC.

Khi đó ΔAMN ᔕ ΔABC nên AMAB=ANAC=MNBC=13 suy ra MN = 4.

c) Xét tam giác AMN và A'B'C' có:

• MN = B'C' = 4;

• AM = A'B' = 2;

• AN = A'C' = 3.

Suy ra ΔAMN = ΔA′B′C′ (c.c.c).

Nhận xét: ΔAMN = ΔA′B′C′, ΔA′B′C′ ᔕ ΔABC và ΔAMN ᔕ ΔABC.

Giải Toán 8 trang 68 Tập 2

Thực hành 1 trang 68 Toán 8 Tập 2: Tìm trong Hình 4 các cặp tam giác đồng dạng.

Thực hành 1 trang 68 Toán 8 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 8

Lời giải:

• Hình a) và c) là cặp tam giác đồng dạng vì có tỉ lệ các cạnh tương ứng bằng nhau: 217=25813=93=3.

• Hình b) và d) là cặp tam giác đồng dạng vì có tỉ lệ các cạnh tương ứng bằng nhau: 147=147=63=2.

2. Trường hợp đồng dạng thứ hai (c.g.c)

Khám phá 2 trang 68 Toán 8 Tập 2: Cho tam giác DEF và ABC có DE=13AB, DF=13AC, D^=A^ (Hình 5). Trên tia AB, lấy điểm M sao cho AM = DE. Qua M kẻ MN // BC (N ∈ AC).

Khám phá 2 trang 68 Toán 8 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 8

a) So sánh các tỉ số AMABANAC.

b) So sánh AN và DF.

c) Tam giác AMN có đồng dạng với tam giác ABC không?

d) Dự đoán sự đồng dạng của hai tam giác DEF và ABC.

Lời giải:

a) Tam giác ABC có MN // BC, theo định lí Thalès, ta có: AMAB=ANAC.

b) Ta có AMAB=ANAC; DEAB=DFAC=13 ; AM = DF suy ra AN = DF.

c) Tam giác ABC có MN cắt AB, AC lần lượt tại M và N và MN // BC.

Do đó ΔAMN ᔕ ΔABC.

d) Xét ∆DEF và ∆AMN có:

D^=A^

DE = AM (gt)

DF = AN (cmt)

Do đó ΔDEF = ΔAMN (c.g.c)

Dự đoán: ΔDEF ᔕ ΔABC.

Giải Toán 8 trang 69 Tập 2

Thực hành 2 trang 69 Toán 8 Tập 2: Cho tam giác ADE và tam giác ACF có các kích thước như trong Hình 8. Chứng minh rằng ΔADE ᔕ ΔACF.

Thực hành 2 trang 69 Toán 8 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 8

Lời giải:

Ta có: AEAF=34; ADAC=68=34 .

Suy ra AEAF=ADAC.

Xét ΔADE và ΔACF có:

AEAF=ADAC(cmt)

DAE^=CAF^ (hai góc đối đỉnh)

Vậy ΔADE ᔕ ΔACF (c.g.c).

3. Trường hợp đồng dạng thứ ba (g.g)

Khám phá 3 trang 69 Toán 8 Tập 2: Cho hai tam giác ABC và A'B'C' có A^=A'^, C^=C'^  (Hình 9).

Trên cạnh AC, Lấy điểm D sao cho DC = A'C'. Qua D kẻ đường thẳng song song với AB cắt cạnh BC tại E.

Khám phá 3 trang 69 Toán 8 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 8

a) Tam giác DEC có đồng dạng với tam giác ABC không?

b) Nhận xét về mối quan hệ giữa tam giác A'B'C' và tam giác DEC.

c) Dự đoán về sự đồng dạng của hai tam giác A'B'C' và ABC.

Lời giải:

a) Tam giác ABC có DE // AB nên ΔDEC ᔕ ΔABC.

b) ΔDEC ᔕ ΔABC, do đó D^=A^

Xét ΔA′B′C và ΔDEC có:

A'^=D^ (cùng bằng )

A'C' = DC (gt)

C'^=C^ (gt)

Suy ra ΔA′B′C′ = ΔDEC (g.c.g).

c) Từ câu b, ta có: ΔA′B′C′ = ΔDEC.

Dự đoán: ΔA′B′C′ ᔕ ΔABC.

Giải Toán 8 trang 70 Tập 2

Thực hành 3 trang 70 Toán 8 Tập 2: Quan sát Hình 12.

Thực hành 3 trang 70 Toán 8 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 8

a) Chứng minh rằng ΔABC ᔕ ΔA′B′C′.

b) Tính độ dài B'C'.

Lời giải:

a) Tam giác ABC có: C^=180°-A^+B^=41°.

Xét ΔABC và ΔA'B'C' có:

A^=A'^=79°

C^=C'^=41°

Suy ra ΔABC ᔕ ΔA′B′C′ (g.g).

b) ΔABC ᔕ ΔA′B′C′ nên ABA'B'=BCB'C' (các cạnh tương ứng tỉ lệ

Hay 46=6B'C' nên B'C'=6.64=9 (cm).

Vậy B'C' = 9 cm.

Vận dụng 1 trang 70 Toán 8 Tập 2: Cho hình thang ABCD (AB // CD) có AB = 6 m, CD = 15 m, OD = 8 m (Hình 13). Tính độ dài đoạn thẳng OB.

Vận dụng 1 trang 70 Toán 8 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 8

Lời giải:

Ta có AB // CD nên OAB^=OCD^, OBA^=ODC^ (cặp góc so le trong)

Suy ra ΔOAB ᔕ ΔOCD nên OBOD=ABCD=615 suy ra OB=156

Vận dụng 2 trang 70 Toán 8 Tập 2: Qua các trường hợp đồng dạng của hai tam giác, hãy trả lời câu hỏi ở Hoạt động khởi động (trang 67).

Lời giải:

Trường hợp

Giống nhau

Khác nhau

Bằng nhau

Đồng dạng

1

3 cạnh

3 cạnh tương ứng bằng nhau

3 cạnh tương ứng tỉ lệ

2

2 cạnh 1 góc

2 cạnh tương ứng và một góc kề với hai cạnh bằng nhau

2 cạnh tương ứng tỉ lệ

3

2 góc bằng nhau

1 cạnh và 2 góc kề tương ứng bằng nhau

Chỉ 2 góc bằng nhau, không cần có điều kiện cạnh

Bài tập

Bài 1 trang 70 Toán 8 Tập 2:

Bài 1 trang 70 Toán 8 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 8

a) Tam giác AFE và MNG ở Hình 14 có đồng dạng với nhau không? Vì sao?

b) Biết tam giác AFE có chu vi bằng 15 cm. Tính chu vi tam giác MNG.

Lời giải:

a) Xét ∆AFE và ∆MNG có:

AFMN=b3b=13; FENG=a3a=13; AEMG=c3c=13.

Suy ra AFMN=FENG=AEMG.

Vậy ΔAFE ᔕ ΔMNG (c.c.c).

b) Tam giác AFE đồng dạng với tam giác MNG theo tỉ số 13 nên tỉ số chu vi của hai tam giác đó cũng bằng 13.

Vậy chu vi tam giác MNG là: 15.3 = 45 (cm).

Bài 2 trang 70 Toán 8 Tập 2: Tam giác ABC có độ dài AB = 4 cm, AC = 6 cm, BC = 9 cm. Tam giác A'B'C' đồng dạng với tam giác ABC và có chu vi bằng 66,5 cm. Hãy tính độ dài các cạnh của tam giác A'B'C'.

Lời giải:

Chu vi tam giác ABC: AB + AC + BC = 19.

Tỉ số chu vi của hai tam giác ABC và A'B'C' là: k=1966,5=27.

ΔABC ᔕ ΔA′B′C′ nên ABA'B'=ACA'C'=BCB'C'=27.

Vậy: A′B′=14, A′C′=21, B'C'=632 .

Bài 3 trang 70 Toán 8 Tập 2: Một công viên có hai đường chạy bộ hình tam giác đồng dạng như Hình 15. Kích thước của con đường bên trong lần lượt là 300 m, 350 m và 550 m. Cạnh ngắn nhất của con đường bên ngoài là 660 m. Nam chạy bốn vòng trên con đường bên trong, Hùng chạy hai vòng trên con đường bên ngoài. So sánh quãng đường chạy được của hai bạn.

Bài 3 trang 70 Toán 8 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 8

Lời giải:

Cạnh ngắn nhất của con đường bên ngoài là 600.m tương ứng với cạnh ngắn nhất của con đường bên trong là 300 m.

Do đó, con đường bên trong đồng dạng với con đường bên ngoài theo tỉ số k=300600=12 nên tỉ số độ dài 2 con đường cũng bằng 12.

Độ dài con đường bên trong là: 300 + 350 + 550 = 1200 (m).

Độ dài con đường bên ngoài: 2.1200 = 2400 (m)

Độ dài quãng đường Nam chạy: 4.1200 = 4800 (m).

Độ dài quãng đường Hùng chạy: 2.2400 = 4800 (m).

Vậy quãng đường chạy được của hai bạn bằng nhau.

Giải Toán 8 trang 71 Tập 2

Bài 4 trang 71 Toán 8 Tập 2: Xét xem cặp tam giác nào trong các Hình 16a, 16b đồng dạng?

Bài 4 trang 71 Toán 8 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 8

Lời giải:

Xét ΔDEF và ΔABC có:

DEAB=DFAC=12

D^=A^=120o

Vậy ΔDEF ᔕ ΔABC (c.g.c).

Bài 5 trang 71 Toán 8 Tập 2: Trong Hình 17, cho biết DE = 6 cm, EF= 7,8 cm, NP = 13 cm, NM = 10 cm, E^=N^ P^=42o. Tính F^.

Bài 5 trang 71 Toán 8 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 8

Lời giải:

Xét ΔDEF và ΔMNP ta có:

DEMN=EFNP=35

E^=N^ (gt)

Do đó ΔDEF ᔕ ΔMNP (c.g.c)

Suy ra F^=P^=42o (hai góc tương ứng).

Vậy F^=42o.

Bài 6 trang 71 Toán 8 Tập 2: a) Cho tam giác ABC có AB = 12 cm, AC = 15 cm, BC = 18 cm. Trên cạnh AB, lấy điểm E sao cho AE = 10 cm. Trên cạnh AC, lấy điểm F sao cho AF = 8 cm (Hình 18a). Tính độ dài đoạn thẳng EF.

b) Trong Hình 18b, cho biết FD = FC, BC = 9 dm, DE = 12 dm, AC = 15 dm, MD = 20 dm. Chứng minh rằng ΔABC ᔕ ΔMED.

Bài 6 trang 71 Toán 8 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 8

Lời giải:

a) Xét ΔAFE và ΔABC có:

AFAB=AEAC=23

A^ chung

Do đó ΔAFE ᔕ ΔABC (c.g.c)

Suy ra AFAB=AEAC=EFBC (các cặp cạnh tương ứng).

Khi đó 812=1015=EF18=23 suy ra EF=18.23=12 (cm).

Vậy EF = 12 cm.

b) Xét ΔABC và ΔMED ta có:

BCED=ACMD=34

C^=D^ (tam giác FDC cân)

Vậy ΔABC ᔕ ΔMED (c.g.c).

Bài 7 trang 71 Toán 8 Tập 2: Trong Hình 19, cho biết MN // BC, MB // AC.

Bài 7 trang 71 Toán 8 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 8

a) Chứng minh ΔBNM ᔕ ΔABC.

b) Tính C^.

Lời giải:

a) Xét ΔBNM và ΔABC ta có:

MN // BC nên MNB^=ABC^ (hai góc so le trong)

MB // AC nên MBN^=BAC^ (hai góc so le trong)

Vậy ΔBNM ᔕ ΔABC (g.g).

b) Do ΔBNM ᔕ ΔABC (cmt) nên C^=M^=48° .

Giải Toán 8 trang 72 Tập 2

Bài 8 trang 72 Toán 8 Tập 2: a) Trong Hình 20a, cho biết N^=E^, M^=D^, MP = 18 m, DF = 24 m, EF = 32 m, NP = a + 3 (m). Tìm a.

b) Cho ABCD là hình thang (AB // CD) (Hình 20b).

Chứng minh rằng ΔAMB ᔕ ΔCMD. Tìm x, y.

Bài 8 trang 72 Toán 8 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 8

Lời giải:

a) Xét ΔMNP và ΔDEF có:

N^=E^, M^=D^

Do đó ΔMNP ᔕ ΔDEF (g.g)

Suy ra NPEF=MPDF (các cạnh tương ứng).

Khi đó a+332=1824=34 nên a+3=32.34=24 (cm).

Vậy a = 24 – 3 = 21.

b) Xét hình thang ABCD (AB // CD):

Vì AB // CD nên MAB^=MCD^, MBA^=MDC^ (cặp góc so le trong).

Xét ΔAMB và ΔCMD có:

MAB^=MCD^ (chứng minh trên)

MBA^=MDC^ (chứng minh trên)

Do đó ΔAMB ᔕ ΔCMD (g.g)

Suy ra AMCM=MBMD=ABCD (các cặp cạnh tương ứng).

Khi đó 615=y10=8x .

Suy ra x=15.86=20; y=6.1015=4 .

Vậy x = 20; y = 4.

Bài 9 trang 72 Toán 8 Tập 2: a) Trong Hình 21a, cho biết HOP^=HPE^, HPO^=HEP^, OH = 6 cm và HE = 4 cm. Tính độ dài đoạn thẳng HP.

b) Trong Hình 21b, cho biết AME^=AFM^. Chứng minh rằng AM2 = AE.AF.

Bài 9 trang 72 Toán 8 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 8

Lời giải:

a) Xét ΔHOP và ΔHPE có:

HOP^=HPE^ (gt)

HPO^=HEP^ (gt)

Do đó ΔHOP ᔕ ΔHPE (g.g)

Suy ra HOHP=HPHE (các cặp cạnh tương ứng).

Khi đó 6HP=HP4 nên HP = 6.4 = 24.

Vậy HP=26 cm.

b) Xét ΔAEM và ΔAMF ta có:

A^ chung

AME^=AFM^

Do đó ΔAEM ᔕ ΔAMF (g.g)

Suy ra AEAM=AMAF nên AM2 = AE.AF (đpcm).

Bài 10 trang 72 Toán 8 Tập 2: Đường đi và khoảng cách từ nhà anh Thanh (điểm M) đến công ty (điểm N) được thể hiện trong Hình 22. Hãy tìm con đường ngắn nhất để đi từ nhà của anh Thanh đến công ty.

Bài 10 trang 72 Toán 8 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 8

Lời giải:

Xét ΔIAB và ΔICD ta có:

B^=D^ (gt)

AIB^=CID^ (đối đỉnh)

Suy ra ΔIAB ᔕ ΔICD (g.g) nên IATC=IBID=ABCD

IA2,4=7,8ID=93=3 ⇒ IA = 7,2; ID = 2,6

Quãng đường đi từ M → A → I là: 4,73 + 7,2 = 11,93 (km)

Quãng đường đi từ M → B → I là: 4,27 + 7,8 = 12,07 (km)

Quãng đường đi từ I → C → N là: 2,4 + 1,84 = 4,24 (km)

Quãng đường đi từ I → D → N là: 2,6 + 1,16 = 3,76 (km)

Vậy quãng đường ngắn nhất để đi từ nhà của anh Thanh đến công ty là M → A → I → D → N với độ dài 15,69 km.

Lý thuyết Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác

1. Trường hợp đồng dạng thứ nhất (Cạnh – cạnh – cạnh)

Nếu ba cạnh của tam giác này tỉ lệ với ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó đồng dạng.

Lý thuyết Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác (Chân trời sáng tạo 2023) hay, chi tiết | Lý thuyết Toán lớp 8 (ảnh 1)

Nhận xét: Nếu tam giác A’B’C’ đồng dạng với tam giác ABC theo tỉ số k thì tỉ số chu vi của hai tam giác đó cũng bằng k.

2. Trường hợp đồng dạng thứ hai (cạnh – góc – cạnh)

Nếu hai cạnh của tam giác này tỉ lệ với hai cạnh của tam giác kia và hai góc tạo bởi các cặp cạnh đó bằng nhau, thì hai tam giác đó đồng dạng.

Lý thuyết Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác (Chân trời sáng tạo 2023) hay, chi tiết | Lý thuyết Toán lớp 8 (ảnh 2)

Nhận xét: Nếu tam giác A’B’C’ đồng dạng với tam giác ABC theo tỉ số k thì tỉ số hai đường trung tuyến tương ứng của hai tam giác đó cũng bằng k.

3. Trường hợp đồng dạng thứ ba (góc – góc)

Nếu hai góc của tam giác này lần lượt bằng hai góc của tam giác kia thì hai tam giác đó đồng dạng với nhau.

Lý thuyết Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác (Chân trời sáng tạo 2023) hay, chi tiết | Lý thuyết Toán lớp 8 (ảnh 3)

Nhận xét: Nếu tam giác A’B’C’ đồng dạng với tam giác ABC theo tỉ số k thì tỉ số hai đường phân giác tương ứng của hai tam giác đó cũng bằng k.

Sơ đồ tư duy Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác

Lý thuyết Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác – Toán lớp 8 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Xem thêm Lời giải bài tập Toán 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 1: Hai tam giác đồng dạng

Bài 3: Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông

Bài 4: Hai hình đồng dạng

Bài tập cuối chương 8 trang 84

Bài 1: Mô tả xác suất bằng tỉ số

1 1,294 21/09/2024


Xem thêm các chương trình khác: