Soạn bài Tự tình (bài II) | Ngắn nhất Soạn văn 11

Soạn bài Tự tình (bài II) lớp 11 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 11 một cách dễ dàng.

1 1036 lượt xem
Tải về


Soạn bài Tự tình (bài II) (ngắn nhất)

Soạn bài Tự tình ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Hai câu đề tác giả miêu tả thời gian đêm khuya, không gian tĩnh lặng. nổi bật là chủ thể trữ tình – một người phụ nữ đơn độc, trơ trọi giữa đêm khuya mà xót xa cho “cái hồng nhan” bẽ bàng.

-> Hai câu thơ đầu cho thấy tác giả rất cô đơn, tâm trạng buồn đau bẽ bàng.

Hai câu thực nói rõ hơn hoàn cảnh, tâm trạng của nhà thơ. Vòng luẩn quẩn tìm quên trong chén rượu nhưng say rồi lại tỉnh – là tâm rạng rã rời, chán chường không thể nguôi ngoai được. Ngắm vầng trăng thì trăng xế bóng, khuyết chưa tròn. Câu thơ là ngoại cảnh mà cũng là tâm cảnh tạo nên sự đồng nhất giữa trăng và người. Trăng sắp tàn mà vẫn chưa tròn – Tuổi xuân trôi qua mà hạnh phúc không trọn vẹn.

Soạn bài Tự tình (bài II) | Ngắn nhất Soạn văn 11 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Hồ Xuân Hương tiếp tục nhìn hướng ngoại cảnh, dùng thiên nhiên để nói về tâm trạng thái độ của mình đối với số phận.

- Rêu và đá là những thứ nhỏ bé, nhưng không cam chịu, không chấp nhận yếu thế, cố gắng bằng mọi cách vượt qua chướng ngại vật để chứng tỏ bản thân.

- Đó cũng là sự phẫn uất và sự phản kháng của

- Các câu “ngang”, “xuyên” thể hiện cá tính của Xuân Hương hàm chứa sự mạnh mẽ , sự quyết liệt, tìm cách vượt lên số phận.Hai câu luận đều thể hiện một Hồ Xuân Hương với sức sống mãnh liệt ngay cả trong những lúc đau khổ nhất.

Câu 3 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Hồ Xuân Hương trực tiếp bộc lộ tâm trạng bằng những từ như

- Xuân chỉ mùa xuân, tuổi xuân

- Ngán là chán ngán, ngán ngẩm

- Hai từ “lại”: từ “lại” thứ nhất nghĩa là thêm lần nữa, từ “lại” thứ hai nghĩa là trở lại

-> Trở lại quá nhanh, sợ nó quay trở lại.

-> Mùa xuân đến rồi đi, đó là quy luật của tự nhiên. Nhưng mỗi mùa xuân trôi qua đều mang theo tuổi xuân của con người.

Câu cuối cùng của bài thơ là một tâm sự nỗi buồn của Hồ Xuân Hương. Với nghệ thuật sử dụng từ ngữ thuần Việt theo cung tiến, tác giả cho thấy sự khó xử của mình.

Câu 4 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Bi kịch của bài thơ là bi kịch của tuổi xuân và của số phận. Mùa xuân đi và mùa xuân đến, thiên nhiên luân chuyển, nhưng tuổi trẻ của con người cứ cuốn đi và không trở lại.Trong tình huống này, sự  dang dở của nhân duyên thêm phần xót xa. Đối với nhiều người có thể tuyệt vọng, thậm chí buông xuôi, bỏ cuộc. Tuy nhiên, Xuân Hương không thể..

Phần luyện tập

Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Giống nhau:

- Thể thơ: Thơ Nôm đường luật

- Cảm hứng chủ đạo: nỗi buồn tủi, xót xa và phẫn uất trước cảnh duyên phận hẩm hiu.

- Nghệ thuật: sử dụng tiếng Việt sắc sảo, khả năng sử dụng độc đáo các định ngữ và bổ ngữ. Hồ Xuân Hương cũng rất thành công khi sử dụng một cách điêu luyện các biện pháp nghệ thuật như: đảo ngữ, tăng tiến,...

Khác nhau:

- Cảm xúc trong Tự tình I là nỗi niềm của nhà thơ trước duyên phận hẩm hiu, nhiều mất mát, trước lẽ đời đầy nghịch cảnh, đồng thời là sự vươn lên của chính bản thân, thách đố lại duyên phận.

- Còn ở Tự tình II, cũng là sự thể hiện của bi kịch duyên phận muộn màng, cố gắng vươn lên nhưng cuối cùng cũng không thoát được bi kịch. Chính vì thế bi kịch như được nhân lên, phẫn uất hơn. Sự khác nhau đó chính là do cảm xúc chủ đạo trong từng bài thơ.

Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Học sinh học thuộc và đọc diễn cảm bài thơ Tự tình II.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Câu cá mùa thu 

Soạn bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận 

Soạn bài Thao tác lập luận phân tích 

Soạn bài Thương vợ 

Soạn bài Khóc Dương Khuê 

1 1036 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: