Soạn bài Ngữ cảnh | Ngắn nhất Soạn văn 11

Soạn bài Ngữ cảnh lớp 11 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 11 một cách dễ dàng.

1 536 lượt xem
Tải về


Soạn bài Ngữ cảnh (ngắn nhất)

Soạn bài Ngữ cảnh ngắn gọn:

I. Khái niệm

Câu 1 (trang 102 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Câu nói “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?” là câu nói vu vơ vì không thể xác định được.

- Các nhân vật giao tiếp: ai nói, ai nghe, vị trí xã hội, quan hệ giữa người nói và người nghe.

- Thời gian, không gian giao tiếp câu đó mập mờ.

- Đối tượng được nói đến: chưa xác định rõ vì từ “họ” là một danh từ chỉ một số người, nhóm người nói chung chung.

- Thời điểm của sự phủ định: “chưa ra” tính từ thời điểm.

- Cụm từ “giờ muộn thế này”: không thể các định rõ được thời gian như thế nào là muộn với người đang nói câu này.

Câu 2 (trang 102 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Câu ở ngữ liệu khi đặt trong văn bản là câu xác định vì:

- Nhân vật xác định: câu nói đó là của chị Tý.

- Thời gian và không gian xác định: buổi tối nới phố huyện nhỏ.

- Đối tượng được nói đến xác định: Họ - mấy người phu gạo hay phu xe hoặc mấy chú lính lệ.

- Thời điểm của sự phủ định: tính từ buổi tối

->  Nhờ bối cảnh trên ta mới hiểu ý nghĩa câu nói của chị Tí.

II. Các nhân tố của ngữ cảnh

1. Nhân vật giao tiếp

2. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ

3. Văn cảnh

III. Vai trò của ngữ cảnh

1. Đối với người nói (người viết) và quá trình sản sinh lời nói, câu văn.

2. Đối với người nghe (người đọc) và quá trình lĩnh hội lời nói, câu văn.

IV. Luyện tập

Câu 1 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Hai câu văn trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, xuất phát từ bối cảnh: Tin tức về kẻ địch có từ mấy tháng nay nhưng chưa có lệnh quan. Trong khi chờ đợi người nông dân thấy chướng tai, gai mắt trước hành vi bạo ngược của kẻ thù.

Câu 2 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Hai câu thơ nói đến hình ảnh người phụ nữ cô đơn lẻ loi giữa đêm khuya.

Câu 3 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Từ hoàn cảnh về cuộc sống của Tú Xương, có thể thấy bà Tú là một người vợ tần tảo, chịu thương chịu khó làm ăn để nuôi chồng, nuôi con. Bà Tú kiếm sống bằng nghề buôn bán nhỏ. Những chi tiết về hoàn cảnh sống của gia đình Tú Xương chính là bối cảnh tình huống cho nội dung các câu thơ trong bài.

Câu 4 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Sự kiện vào năm Đinh Dậu (1987), chính quyền thực dân do Pháp lập nên mở khoa thi chung ở Nam Định. Theo thông lệ, kì thi Hương cứ ba năm được tổ chức một lần. Trong kỳ thi đó, toàn quyên Pháp ở Đông Dương đã cùng vợ đến dự.

Câu 5 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Trong ngữ cảnh đó người hỏi chỉ muốn xác định thời gian. Vì thế có thể hiểu là người hỏi hỏi giờ như “thưa bác, bác biết mấy giờ rồi không ạ?”

Mục đích là cần biết thông tin thời gian để làm những việc riêng của mình.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Chữ người tử tù

Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh

Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí

1 536 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: