Soạn bài Hầu trời (Tản Đà) | Ngắn nhất Soạn văn 11

Soạn bài  Hầu trời (Tản Đà) lớp 11 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập 2 từ đó soạn văn lớp 11 một cách dễ dàng.

1 1,366 09/03/2022
Tải về


Soạn bài  Hầu trời (Tản Đà) (ngắn nhất)

Soạn bài Hầu trời (Tản Đà) ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 17 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)

- Thời gian mở đầu là vào “đêm qua” khoảng thời gian yên tĩnh, vắng lắng. Điệp từ “thật” được lặp đi lặp lại 3 lần trong câu thơ cảm thán “Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể.” Bộc lộ cảm xúc bất ngờ, bàng hoàng trước việc xảy ra.

- Khổ thơ như lời mở đầu, dẫn người đọc vào cõi tiên

-> Cách vào đề tự nhiên, gần gũi, gây hứng thú cho người đọc, gợi lên trí tò mò. Đây là cách vào đề vừa tự nhiên, lại vừa lôi cuốn, hấp dẫn.

Câu 2 (trang 17 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)

- Tác giả kể lại chuyện mình đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe:

+ Thi sĩ tỏ ra rất cao hứng và có phần tự đắc (Đương cơn đắc ỷ đọc đã thích... - Văn dài hơi tốt ran cung mây!- Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay... - Chửa biết con in ra mấy mươi? - Văn đã giàu thay, lại lắm lối...).

+ Chư Tiên nghe thơ cũng rất xúc động, tán thưởng và hâm mộ tài thơ của Tản Đà (Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi - Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày - Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng - Đọc xong mỗi bài cùng vổ tay).

+ Ông Trời thì khen rất nhiệt thành:

+ Để rồi tác giả còn được mời để xưng tên tuổi nữa.

- Đoạn thơ này thể hiện khá rõ cá tính và niềm khao khát chân thành của thi sĩ:

+ Tản Đà đã rất ý thức về tài năng của mình và cũng là người táo bạo, dám đường hoàng bộc lộ bản ngã "cái tôi" đó.

+ Giữa chốn hạ giới "văn chương rẻ như bèo", thân phận nhà văn bị rẻ rúng, khinh bỉ, ông không tìm được tri kỉ tri âm, phải lên tận cõi tiên này mới có thể thoả nguyện.

- Giọng thơ của tác giả rất phong phú, hóm hỉnh và có phần ngông nghênh, tự đắc, tự tim vào tài năng của mình.

Câu 3 (trang 17 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)

- Một số đoạn thơ có chất hiện thực.

Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó

Trần gian thước đất cũng không có

[...]

Sức trong non yếu ngoài chen rấp

Một cây che chống bốn năm chiều

- Ý nghĩa đoạn thơ:

+ Thể hiện bức tranh chân thực về chính cuộc đời nhà thơ và cuộc đời của nhiều văn sĩ khác lúc đó. Đó là cuộc sống hết sức cơ cực, tủi hổ (không tấc đất cắm dùi, thân phận bị rẻ rúng, làm chẳng đủ ăn, bị o ép nhiéu chiều,...).

+ Đó là sống đầy xót xa của thi sĩ Tản Đà.

- Hai nguồn cảm hứng lãng mạn và hiện thực thường đan cài khăng khít trong thơ ông, như cách khắc họa về chính cuộc đời mình.

Câu 4 (trang 17 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)

- Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, không bị ràng buộc bởi khuôn mẫu kết cấu nào, nguồn cảm xúc được bộc lộ thoải mái, tự nhiên, phóng túng.

- Ngôn ngữ thơ chọn lọc, tinh tế, gợi cảm và rất gần với đời, không cách điệu, ước lệ.

- Cách kể chuyện hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn được người đọc.

Phần Luyện tập

Câu 1 (trang 17 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)

Câu thơ trong bài thơ "Hầu trời" mà em đặc biệt ấn tượng đó là: "Đày xuống hạ giới vì tội ngông". Câu thơ đậm màu sắc của trí tưởng tượng của tác giả nhằm truyền tải thông điệp của mình. Giời, Thiên Tào đều là những nhân vật không có thật, được tác giả xây dựng nên truyền tải thông điệp về sự ngông nghênh, ngất ngưởng của mình. Câu thơ "Đày xuống hạ giới vì tội ngông" không phải là một câu than vãn khổ sở, mà là câu thơ ngợi ca phẩm chất ngông nghênh, ngất ngưởng, tràn ngập hào khí và tâm thế của những tri thức yêu nước xưa kia. Việc thiện lương của nhân loại chính là để tác giả truyền tải mong ước của những người tri thức xưa kia đó là được đem văn thơ của mình đóng góp vào đời sống tinh thần của nhân dân. Ta cũng có thể hiểu là bởi vì thời điểm sáng tác bài thơ thì thực dân Pháp sang xâm lược nước ta, tác giả cảm thấy thực sự chán ghét những gì mà chúng đem tới cho văn hóa dân tộc Việt Nam. Những câu thơ như cuộc đối thoại tâm tình, thể hiện được sự phá cách trong lối sáng tác, trong phong cách sống và tâm thế ngất ngưởng của chính tác giả. Tâm thế ngạo nghễ đó của ông chính là một viên ngọc sáng trong nền văn học Việt Nam.

Câu 2 (trang 17 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)

- "Ngông" chỉ sự khác thường. "Ngông" trong văn chương dùng để chỉ một kiểu ứng xử xã hội và nghệ thuật khác thói thường có ở nhà văn, nhà thơ có ý thức cá nhân cao độ. (Trong văn chương người ta hay nhắc đến cái "ngông" của Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Tuân, Tản Đà,...)

- Cái "ngông" của Tản Đà trong bài thơ này biểu hiện ở những điểm:

+ Tự cho mình văn hay đến mức Trời cũng phải tán thưởng.

+ Không thấy ai đáng là tri âm với mình ngoài Trời và Chư tiên.

+ Xem mình là một "trích tiên" bị "đày xuống hạ giới vì tội ngông".

+ Nhận mình là người nhà Trời xuống hạ giới thực hành "Thiên lương", một sứ mệnh cao cả.

+ Xem các đấng siêu nhiên là tri âm, bình dân,...

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Nghĩa của câu (tiếp theo)

Soạn bài Vội vàng (Xuân Diệu)

Soạn bài Thao tác lập luận bác bỏ

Soạn bài Tràng Giang

Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ

1 1,366 09/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: