Soạn bài Chí Phèo (tiếp theo) | Ngắn nhất Soạn văn 11

Soạn bài Chí Phèo (tiếp theo) lớp 11 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 11 một cách dễ dàng.

1 816 09/03/2022
Tải về


Soạn bài Chí Phèo (tiếp theo) (ngắn nhất)

Soạn bài Chí Phèo (tiếp theo) ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 155 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Nam Cao mở đầu truyện bằng một tình huống độc đáo: Chí Phèo vừa đi vừa chửi, nhưng điều lạ lùng là không có người chửi nhau với hắn và cũng không có người nghe hắn chửi.  HẮn chửi bâng quơ, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cả những người không chửi lại hắn và chửi đứa nào đã sinh ra mình.

Ý nghĩa tiếng chửi:

- Tiếng chửi của Chí Phèo chính là phản ứng của hắn trước toàn bộ cuộc đời bất hạnh. Nó bộc lộ tâm trạng bất mãn tột độ của một con người ý thức được rằng mình đã bị xã hội ruồng bỏ.

- Những chi tiết này cho thấy một kiếp sống có độc lập của người nông dân bị tha hóa, bị xã hội ruồng bỏ, không còn tư cách làm người. Chí Phèo tồn tại như một “bóng ma” nhưng là một “bóng ma” lạc lõng.

Soạn bài Chí Phèo (tiếp theo) | Ngắn nhất Soạn văn 11 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 155 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

* Thị Nở chỉ là nhân vật phụ nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt đối với sự thức tỉnh và cả bi kịch sau đó của Chí Phèo.

- Thị Nở là người phụ nữ hội tụ nhiều yếu tố bất lợi cho đường tình duyên: Thị nghèo nhất trong những người nghèo, xấu “ma chê quỷ hờn”, có tính dở hơi, hay quên, lại thuộc dòng mả hủi.

-> Thị Nở là tác nhân giúp Chí Phèo có điều kiện tiếp xúc với tình người để thức tỉnh.

* Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo:

- Chỉ thấy như được sinh ra lần thứ hai (lần đầu tiên nghe được những âm thanh của cuộc sống).

- Nhớ về quá khứ đã từng ước mơ có một gia đình bình dị nhưng hạnh phúc.

- Nhận ra hiện tại đã già mà vẫn cô đơn, thấy buồn và sợ.

- Bát cháo hành, vật chất đơn sơ nhưng đó là sự săn sóc. Có ai săn sóc Chí Phèo đâu (kể từ khi lọt lòng đến lúc gặp Thị Nở) Chí Phèo ngạc nhiên và thực sự xúc động – Bát cháo hành đã thức tỉnh lương tri của Chí Phèo:

+ Chí ăn năn, hối hận về những việc trước đây.

+ Muốn làm bạn, muốn làm hòa với mọi người.

+ Thèm lương thiện

+ Hi vọng Thị Nở sẽ là chiếc cầu nối Chí Phèo với xã hội của những người lương thiện.

-> Nam Cao trân trọng sự tự đấu tranh để hướng thiện của nhân vật. Những diễn biến trong tâm trạng của nhân vật là thật nhất để ta có thể hiểu con người họ.

Câu 3 (trang 155 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo:

- Chí Phèo hi vọng sống cùng Thị Nở để được trở về cuộc sống lương thiện, thực hiện ước mơ ngày còn trẻ, đó là khát khao đẹp.

- Nhưng Chí Phèo đã bị từ chối (lời bà cô Thị Nở là định kiến khắt khe của xã hội thiếu tình thương, thiếu sự bao dung).

- Lần đầu tiên Chí vất vả trong nỗi đau tinh thần của một con người không được chấp nhận sống như một con người. Chí “ôm mặt khóc rưng rức”. Giọt nước mắt đau xót cho thân phận, giọt nước mắt của sự bế tắc tuyệt vọng.

- Chí Phèo đã đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện. Tiếng thét đòi lương thiện muốn sống lương thiện nhưng xã hội lại ép Chí sống lưu manh, tất cả đã phơi bày bản chất phi nhân đạo của xã hội.

- Chí Phèo dùng dao đâm chết Bá Kiến. Nam Cao đã để cho Chí Phèo giết Bá Kiến cũng là theo quan niệm của nhân dân “con giun xéo lắm cũng quằn”, “ác giả ác báo”.

- Chí Phèo tự đâm chết mình chứng tỏ nhân vật rất bế tắc, không muốn quay về cuộc sống tha hóa, muốn sống lương thiện nhưng không được chấp nhận.

-> Xã hội thực dân nửa phong kiến không những biến người dân lương thiện vào con đường bần cùng, lưu manh tha hóa mà còn đẩy họ đến chỗ chết.

Câu 4 (trang 155 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Nghệ thuật điển hình hóa của Nam Cao trong xây dựng nhân vật:

- Qua nhân vật Chí Phèo, người đọc có thể thấy rõ nghệ thuật điển hình hóa của Nam Cao. Chí Phèo là hiện tượng có tính quy luật trong xã hội đương thời, là sản phẩm của tình trạng đè nén, áp bức ở nông thôn trước Cách mạng. Vì bị đè nén áp bức đến đường cùng mà họ không còn cách nào khác buộc phải chống trả bằng cách lưu manh hóa

- Tính cách: Chí Phèo có tính cách đặc biệt, độc đáo, là con quỷ làng Vũ Đại, là kẻ chuyên ăn vạ đòi nợ thuê, lè nhè say khướt.

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật:

+ Khắc họa qua ngoại hình: dữ tợn, hệt như quỷ dữ.

+ Khắc họa qua ngôn ngữ: tiếng chửi, lời nói.

+ Khắc họa qua hành động.

- Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật: tinh tế, sâu sắc, tâm lý phức tạp nhiều tầng bậc được Nam Cao thể hiện bằng ngòi bút hiện thực đỉnh cao.

-> Nhân vật hiện lên sống động, thật như một số phận ở ngoài đời.

-> Dù rất riêng, rất đặc sắc nhưng Chí Phèo lại mang tính đại diện cho một hạng người, một số phận người trong xã hội phong kiến nửa thực dân: đó là những người nông dân bị dồn vào đường cùng tha hoa, quằn quại trước bi kịch muốn được làm người.

Câu 5 (trang 155 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Nghệ thuật kể chuyện

- Cách dẫn dắt tình tiết linh hoạt (không theo trật tự thời gian) 

- Giọng văn biến hóa, không đơn điệu

- Ngôn ngữ đặc biệt tự nhiên, sống động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng một cách triệt để, mang hơi thở của đời sống.

- Giọng điệu trần thuật có sự kết hợp hài hòa giữa đối thoại với độc thoại, giữa lời gián tiếp và lời nửa tiếp.

Câu 6 (trang 155 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao thể hiện qua đoạn trích sâu sắc và mới mẻ ở chỗ: Nam Cao không chỉ đồng cảm với nỗi khổ của người nông dân, lên án xã hội thực dân phong kiến áp bức, bóc lột như nhiều tác phẩm cùng thời mà ông còn phát hiện miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người lao động ngay khi họ đã đánh mất nhân hình, nhân tính

Phần luyện tập

Câu 1 (trang 156 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Nam Cao đã gửi gắm những suy tư và những quan niệm sâu sắc của mình về nghề văn và sứ mạng của người cầm bút chân chính. Bản chất của văn chương là sáng tạo, không chấp nhận sự rập khuôn và sự dễ dãi. “Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. 

Ý kiến nêu trên khẳng định yêu cầu hết sức quan trọng đối với tác phẩm văn chương và các tác phẩm nghệ thuật. Người nghệ sĩ ở đây phải sáng tạo, tìm tòi và phát hiện ra những cái mới.

Đây là ý kiến hoàn toàn đúng, phản ánh bản chất của nghệ thuật, đã được nhiều người thừa nhận và khẳng định theo những cách diễn đạt khác nhau. Ở đây, Nam Cao đã diễn đạt điều đó một cách ngắn gọn, hàm xúc và giàu hình ảnh. Soi tỏ vào các sáng tác của Nam Cao có thể thấy rất rõ vấn đề này.

Ví dụ: Trong các sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám ở đề tài người nông dân. Đây là đề tài không phải mới mẻ đối với các nhà văn hiện thực, bởi trước Nam Cao đã có Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan... Nhưng Nam Cao không đi lại lối mòn của các nhà văn trước đó, mà ông đi sâu vào việc khá phá quá trình con người bị tha hóa, bị đè nén trở thành những tên lưu manh hóa. Từ đó ông đặt ra các vấn đề có ý nghĩa xã hội và nhân sinh.

Câu 2 (trang 156 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao được coi làm một kiệt tác của nền văn chương hiện đại.

- Nam Cao đã khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

- Nhà văn kết án đanh thép xã hội tàn phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động. Khẳng định bản chất lương thiện của họ ngay cả khi họ bị vùi dập cả nhân hình, nhân tính.

- Nghệ thuật:

+ Xây dựng thành công những nhân vật điển hình

+ Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà nhất quán, chặt chẽ

+ Ngôn ngữ đặc sắc, diễn tả tâm lí nhân vật một cách khéo léo, sâu sắc.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu

Soạn bài Bản tin

Soạn bài Cha con nghĩa nặng

Soạn bài Vi hành

Soạn bài Tinh thần thể dục

1 816 09/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: