Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Phần 2: Tác phẩm | Ngắn nhất Soạn văn 11

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Phần 2: Tác phẩm lớp 11 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 11 một cách dễ dàng.

1 1,086 09/03/2022
Tải về


Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Phần 2: Tác phẩm (ngắn nhất)

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Phần 1: Tác phẩm ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Văn tế là loại văn thường gắn với phong tục tang lễ, nhằm bày tỏ lòng tiếc thương đối với người đã mất, văn tế thường có nội dung cơ bản, kể lại cuộc đời công đức phẩm hạnh của người đã mất và bày tỏ tấm lòng xót thương sâu sắc.

- Bố cục:

Lung khởi: luận chung về lẽ sống chết.

Thích thực: kể công đức, phẩm hạnh, cuộc đời người đã khuất.

Ai vãn: niềm thương tiếc đối với người đã khuất.

Kết: lời cầu nguyện của người đứng tế.

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – phần 2: Tác phẩm | Ngắn nhất Soạn văn 11 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

* Xuất thân của người nghĩa sĩ (câu 3- câu 5): là người nông dân nghèo, hoàn toàn xa lạ với việc binh đao.

- Chỉ quen với những công việc đồng ruộng nặng nề (cuốc, cày, bừa, cấy à liệt kê những công việc lầm nổi bật sự lam lũ của họ).

- Chưa từng được luyện tập để đi đánh trận.

* Bước chuyển biến ở nghĩa sĩ khi bọn giặc xâm chiếm quê hương (câu 6 – câu 9)

- Về tình cảm: xuất hiện trong lòng họ căm thù giặc.

 + Vì kẻ thù tanh hôi như loài dê chó (mùi tinh chiên), dơ bẩn (vấy vá), xấu xa (thói mọi) à ghét chúng như nhà nông ghét cỏ.

+ Thấy tàu chạy giặc trên sông, “muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ”.

- Về nhận thức họ hiểu được đất nước là một dải giang sơn gấm vóc (xa thư đồ sộ) không thể để kẻ thù thôn tính, thu phục (chim rắn đuổi hươi, treo dê bán chó).

- Họ tự giác trong hành động cứu nước, chẳng nhờ “ai đòi”, “ai bắt”, chẳng thèm “trốn ngược”, “trốn xuôi” mà tự nguyện đứng vào hàng quân vì nghĩa.

* Hình ảnh nghĩa quân trong trận công đồn (câu 10 -15)

- Tác giả tiếp tục khẳng định bản chất của đội quân áo vải.

+ Trang bị của nghĩa sĩ khi ra trận cũng thô sơ, giản dị như chính cuộc đời thường của họ, cũng chỉ “manh áo vải”, “một đời vá rách” từng cùng họ phương sương nắng trên đồng ruộng, giờ thành áo trận che chở họ lúc công đồn.

+ Đẹp nhất là hình ảnh nghĩa sĩ xông trận. Một không khí khẩn trương, sôi động, quyết liệt, hào hùng. Thể hiện qua các thủ pháp: tạo thế đối lập giữa ta và địch, sử dụng nhiều từ ngữ chỉ hành động, sử dụng từ ngữ đan chéo, nhịp câu văn ngắn gọn.

--> Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng được một tượng đài tập thể, những người nông dân nghĩa sĩ vì nghĩa quên mình.

Câu 3 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Xót thương đối với nghĩa sĩ:

- Nghĩa sĩ hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở, chí nguyện chưa thành.

- Xót thương khi nhìn gia quyến nghĩa sĩ (vợ yếu chạy tìm chồng, mẹ già ngồi khóc trẻ) – câu văn sử dụng từ ngữ giàu sức biểu cảm, gợi nỗi xót xa tới tận đáy lòng .

- Căm thù kẻ gây nên tang tóc.

Cảm phục, tự hào trước những người nông dân dám đứng lên chống lại kẻ thù.

Họ làm sáng ngời chân lí “chết vinh hơn sống nhục”. Ca ngợi biểu dương ghi nhớ công trạng của nghĩa sĩ, muôn đời khắc ghi.

--> Đó không chỉ là tình cảm riêng tư của tác giả mà còn là tiếng khóc thương và sự ngợi ca của cả đất nước.

Câu 4 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Bài văn tế có sức biểu cảm mạnh mẽ bởi nó biểu hiện cảm xúc chân thành, sâu nặng, mãnh liệt của nhà thơ: Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều, não nùng thay

- Nó có sức gợi sâu xa trong trong lòng người đọc

- Giọng điệu rất đa dạng, đặc biệt gây ấn tượng ở những câu văn bi tráng, thống thiết

+ Thà thác mà đặng câu địch khái… ở với man di rất khổ

- Giọng văn bi tiết, sức gợi cảm từ những hình ảnh bi tráng (manh áo vải, rơm con cúi, ngọn đèn leo lét…)

Phần luyện tập

Câu 1 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Học sinh đọc diễn cảm bài văn tế.

Câu 2 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Để làm sáng tỏ ý kiến của Giáo sư Trần Văn Giàu: "Cái sống được cha ông ta quan niệm là không thể tách rời với hai chữ nhục, vinh. Mà nhục hay vinh là sự đánh giá theo thái độ chính trị đối với cuộc xâm lược của Tây: đánh Tây là vinh, theo Tây là nhục”, có thể dẫn ra và phân tích các câu văn như:

- Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ

- Sống làm chi theo quán tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn; sống làm chỉ ỏ lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ.

- Thà thác mà dặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ.

- Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng dinh miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ.

- Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện trả thù kia

--> Quan niệm về sống vinh - nhục của những người nghĩa sĩ nông dân cũng chính là quan niệm sống của nhân dân ta thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Họ là những người nông dân quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, cả cuộc đời chỉ biết làm ruộng chăm chỉ để kiếm kế sinh nhai. Thế nhưng chứng kiến sự bạo tàn, ngang ngược của thực dân Pháp, những con người ấy đã dũng cảm đứng lên chống lại. Trong tay họ chỉ có những vũ khí thô sơ, là cây gậy tầm vông, dao phay, con rơm, con cúi nhưng họ cũng khiến cho giặc khiếp sợ. Và dù, kết quả của cuộc chiến là họ phải hi sinh tính mạng của mình nhưng tiếng vang của họ vẫn còn mãi. Những con người ấy thà chết chứ không chịu khuất phục dưới gót giày của kẻ xâm lược. Họ chết trong vinh quang chứ nhất định không chịu sống trong nhục nhã, cúi đầu khúm núm với những kẻ ngoại lai ngay trên mảnh đất của ông cha mình.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố

Soạn bài Chiếu cầu hiền

Soạn bài Xin lập khoa luật

Soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng

Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

1 1,086 09/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: