Soạn bài Câu cá mùa thu | Ngắn nhất Soạn văn 11

Soạn bài Câu cá mùa thu lớp 11 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 11 một cách dễ dàng.

1 1226 lượt xem
Tải về


Soạn bài Câu cá mùa thu (ngắn nhất)

Soạn bài Câu cá mùa thu ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Điểm nhìn cảnh thu của tác giả có điểm đặc sắc:

- Điểm nhìn từ trên thuyền câu à nhìn ra mặt ao nhìn lên bầu trời à nhìn tới ngõ vắng à trở về ao thu.

--> Từ điểm nhìn ấy, ta có thể thấy cảnh thu được đón nhận từ gần -> cao xa -> gần. Từ điểm nhìn ấy, từ một khung ao hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu được mở ra nhiều hướng thật sinh động.

Soạn bài Câu cá mùa thu | Ngắn nhất Soạn văn 11 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Sự dịu  nhẹ, thanh sơ của cảnh vật:

- Màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt.

- Đường nét chuyển động nhẹ nhàng: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng…

Hình ảnh bình dị, thân thuộc: ao thơ, thuyền câu, ngõ trúc

--> Đó là cảnh thu của làng quê Bắc Bộ. Bài thơ không chỉ thể hiện cái hồn của cảnh thu mà còn là cái hồn của cuộc sống ở nông thôn xưa, dân dã nhưng vẫn đầy sức sống.

Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Không gian trong “Thu điếu” tĩnh lặng, phảng phất buồn

- Miêu tả trực tiếp: ngõ trúc quanh co khách vắng teo

- Miêu tả gián tiếp: nước “trong veo”, sóng “gợn tí”, mây “lơ lửng”, lá “khẽ đưa vèo”. Các hình ảnh được miêu tả trong trạng thái ngưng chuyển động hoặc chuyển động rất nhẹ, rất khẽ càng làm nổi bật sự tĩnh lặng.

Không gian trong “Thu điếu” góp phần diễn tả tâm trạng của chủ thể trữ tình. Bài thơ có nói đến việc câu cá nhưng thực ra nhà thơ không tập trung vào việc đó. Cảnh thanh vắng, người thanh nhàn trong khi bản thân ông là người mang nặng hoài bão “trí quân trạch dân” mà không thực hiện được.

Câu 4 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Cách gieo vần trong bài thơ rất đặc biệt. Vần “eo”, “từ vận” rất khó gò vào mạch thơ, ý thơ nhưng tác giả lại sử dụng rất tài tình, độc đáo. Vần “eo” góp phần diễn tả một không gian nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của thi nhân.

Câu 5 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Qua bài thơ Câu cá mùa thu, cho ta thấy tấm lòng của nhà thơ đối với thiên nhiên, đất nước: Bài thơ không bộc lộ trực tiếp bất cứ cảm xúc nào của nhà thơ. Trong suốt từ đầu đến cuối bài thơ, người đọc mới thấy nhân vật trữ tình xuất hiện nhưng là xuất hiện trong cái tư thế của người đi câu. Nhưng thực ra không phải thế, đó là tư thế của con người u uẩn trong nỗi lo âu triền miên và chìm đắm.

-->Nguyễn Khuyến là một người có tâm hồn gắn bó với thiên nhiên, đất nước, bộc lộ tấm lòng yêu nước thầm kín mà sâu sắc.

Phần luyện tập

Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Cái hay của cách sử dụng từ ngữ trong bài thơ để tả cảnh và gửi gắm tâm trạng:

- Từ:

+ trong veo, biếc, xanh ngắt Tính từ

+ gợn, khẽ đưa, lơ lửng Động từ

--> Gợi vẻ thanh sơ, dịu nhẹ rất hợp khí thu Bắc Bộ.

- Từ “vèo” trong câu thơ vừa tả cảnh vừa gợi tâm sự thời thế của tác giả (thời thế thay đổi quá nhanh)

- Vần “eo”: góp phần diễn tả cảnh (khép kín), tâm trạng (uẩn khúc)

Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Học sinh học thuộc và đọc diễn cảm bài thơ.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận 

Soạn bài Thao tác lập luận phân tích 

Soạn bài Thương vợ 

Soạn bài Khóc Dương Khuê 

Soạn bài Vịnh khoa thi hương 

1 1226 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: