Soạn bài Thao tác lập luận phân tích | Ngắn nhất Soạn văn 11

Soạn bài Thao tác lập luận phân tích lớp 11 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 11 một cách dễ dàng.

1 756 lượt xem
Tải về


Soạn bài Thao tác lập luận phân tích (ngắn nhất)

Soạn bài Thao tác lập luận phân tích ngắn gọn:

I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích

Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Đánh giá của tác giả với nhân vật Sở Khanh: Sở Khanh là kẻ bẩn thỉu, bần tiện.

Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Để thuyết phục người đọc, tác giả đã phân tích ý kiến của mình:

- Sở Khanh sống bằng nghề đồi bại bất chính: sống bám các thanh lâu, làm chồng hờ của các gái điếm.

- Sở Khanh là kẻ tồi tàn nhất trong cái bọn tồi tàn ấy: vờ làm nhà nho, làm hiệp khách và vờ yêu để kiếm chác, đánh lừa một người con gái.

- Không chỉ vậy, hắn còn là một kẻ lật mặt: mặt mo đến mắng át Kiều và toan đánh Kiều nữa.

Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Sau khi phân tích bộ mặt của Sở Khanh, người viết đã tổng hợp lại bằng cách khái quát bản chất của Sở Khanh: Nó là cái mức cao nhất của tình hình đồi bãi trong xã hội này.

Câu 4 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Một số đối tượng phân tích trong các bài văn nghị luận:

Nghị luận xã hội:

- Nghị luận về sự lạc quan trong cuộc sống.

- Nghị luận về hành trang vào đời…

Nghị luận văn học:

- Phân tích vẻ đẹp cảnh thu và tình thu trong bài Câu cá mùa thu.

- Phân tích giá trị hiện thực trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

Câu 5 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Phân tích là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng. Những yêu cầu: chia tách yếu tố theo tiêu chí nhất định, đi sâu vào phân tích từng yếu tố…

II. Cách phân tích

Câu 1 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Đoạn trích ở mục (I): Phân tích theo quan hệ nội bộ của đối tượng: bản chất bẩn thỉu của Sở Khanh.

Đoạn (1):

- Phân tích theo quan hệ nội bộ của đối tượng: Đồng tiền vừa có tác dụng tốt, vừa có tác dụng xấu (sức mạnh tác oai tác quái).

- Phân tích theo quan hệ kết quả - nguyên nhân: tác hại của đồng tiền.

Đoạn (2): Phân tích theo quan hệ nguyên nhân kết quả: Bùng nổ dân số và hậu quả của nó.

Câu 2 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Mối quan hệ giữa phân tích và tổng hợp:

- Đoạn trích mục (I): Phân tích những biểu hiện bản chất bẩn thỉu của Sở Khanh mà tổng hợp lại đó là bức tranh về nhà chứa, tính đồi bại trong xã hội đương thời.

- Đoạn 2: Phân tích luôn gắn liền với khái quát tổng hợp: sức mạnh của đồng tiền, thái độ, cách hành xử của tầng lớp xã hội đối với đồng tiền và thái độ của Nguyễn Du đối với xã hội đó.

- Đoạn 3: Phân tích bùng nổ dân số ảnh hưởng đến nhiều mặt của cuộc sống con người. Từ đó đưa ra kết luận: Dân số càng tăng nhanh thì chất lượng cuộc sống của cộng đồng, gia đình, cá nhân càng giảm.

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

a. Người viết phân tích đối tượng dựa trên mối quan hệ giữa người phân tích và đối tượng phân tích. Người viết đã cắt nghĩa bà bình giá để làm rõ đối tượng.

b. Người viết phân tích đối tượng dựa trên quan hệ nguyên nhân kết quả.

Câu 2 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Đề bài: Phân tích vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật trong Tự tình (bài II)

* Dàn ý:

I. MB:

Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương và bài thơ “Tự tình” (bài II)

II. TB:

Phân tích bốn câu thơ đầu đề thấy được hoàn cảnh và tâm trạng của nhà thơ:

- Không gian đêm khuya tĩnh mịch gợi nỗi cô đơn, muộn phiền.

- Phận hồng nhan vẫn còn trơ trơ, chỉ có mình ta với nước non, đó là sự cô đơn, lẻ bóng.

Phân tích hình tượng thiên nhiên trong câu thơ 5-6 để thấy được tâm trạng và thái độ của nhà thơ trước số phận

- “Xiên ngang, đâm toạc” là sự phẫn uất và phản kháng của nhà thơ đối với cuộc đời, số phận của mình.

- Từng lời thơ nghe có vẻ căm phẫn nhưng sâu xa tại thấy sự chua chat, cam chịu và chấp nhận của nhà thơ.

Phân tích tâm sự của nhà thơ trong hai câu kết:

- Nhắc đến mùa xuân là nhớ về tuổi xuân của mình, nữ thi sĩ ngán ngẩm bởi mùa xuân qua đi rồi múa xuân lại đến nhưng tuổi xuân mà qua thì là hết hẳn.

- Lời thơ như lời tâm sự của nhà thơ về chính tình duyên và số phận của mình, nỗi lòng của nhà thơ thể hiện sự khao khát có được hạnh phúc.

III. KB:

Kết thúc vấn đề

* Bài văn mẫu :

Thơ thất ngôn bát cú Đường luật lâu nay vẫn được điểm trang bằng những từ Hán Việt đài các, trau chuốt đường bệ. Ta có thể thấy tính mẫu mực ấy trong những vần thơ của Bà Huyện Thanh Quan: “Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo/ Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”. Đến Hồ Xuân Hương, việc sử dụng ngôn từ cho thể thơ này đã khác hẳn. Bà đã lấy vẻ đẹp bình dị của những lời ăn tiếng nói hàng ngày trong dân gian để tạo nên nét đẹp riêng cho những vần thơ Đường luật quen thuộc. Có thể đơn cử bài Tự tình II.

Có thể nói, đến thế kỉ XVII, việc Việt hoá ngôn ngữ thơ ca dân tộc đã được đẩy nhanh đẩy mạnh. Nhưng hiếm ai đem những từ bình dị, gần gũi thậm chí “tầm thường” như thế này vào thơ: “cái” (hồng nhan), “toạc” (đâm toạc), “tí con con”,... Bình thường, từ chỉ xuất “cái” được đi kèm với những vật dụng tầm thường: cái dao, cái kéo,... thậm chí hàm ý coi thường: cái mặt, cái con bé này,... Từ “toạc” cũng vậy, “toạc” có nghĩa là rách to theo chiều dài. Với ý nghĩa ấy, thi nhân trung đại không biết dùng để gợi điều gì!? Từ “tí” lại được dùng nhiều trong khẩu ngữ “tí tẹo”, “tí hin”,...Từ trước đến nay, với quan niệm thơ là những lời đẹp, hiếm ai trọng dụng những lời lẽ như vậy. Nhưng việc sử dụng những từ ấy không hề làm bài thơ Đường luật bớt hay, ngược lại ý thơ thêm bội phần tinh tế. Gọi “cái hồng nhan” để nhấn mạnh cái sự “trơ” ra bẽ bàng, cô đơn, tủi hờn. Gọi “cái hồng nhan” để đối với “nước non”, có vậy hai vế đối mới cân nhau ngang ngửa. Cũng như vậy, ngoài từ “toạc” khó từ nào có thể thay thế được vào vị trí của từ này trong câu thơ: “Xiên ngang mặt đất rêu từng đám/ Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”. Câu thơ diễn tả tâm trạng bất mãn, muốn phá phách, muốn “nổi loạn”. Ngoài từ “toạc” còn từ nào hay hơn? Với từ “tí” cũng đã có lần Nguyễn Khuyến dùng trong Thu điếu: “Sóng biếc theo làn hơi gợn tí”, nhưng ở đây, nữ sĩ sử dụng từ đặc biệt này rất tài tình: đặt trong mối quan hệ với những từ gần nghĩa theo ý tăng cấp: “Mảnh tình - san sẻ - tí con con”. “Mảnh” đã là chút thừa chút thẹo ít ỏi; nó lại bị “san sẻ” chia năm chia bảy nên còn lại tí chút và là chút “tí con con” mỏng manh khó thoả lòng người. Chút tình thừa, tình sẻ ấy ai chẳng não lòng buồn tủi? Điểm suốt bài thơ, những ngôn từ giản dị ấy không phải là hiếm: “trơ”, “ngán”, “đi", "lại”,... Ngôn ngữ nghệ thuật trong Tự tình nói riêng và thơ Hồ Xuân Hương nói chung mang vẻ đẹp của sự bình dị mà vô cùng tinh tế. Điều đó góp phần Việt hoá thể thơ Đường luật vốn cầu kì, nghiêm ngặt về hình thức, kén chọn về nội dung. Với những ý nghĩa ấy, ngôn từ giản dị, gần gũi trong thơ Hồ Xuân Hương còn mang vẻ đẹp của tình yêu ngôn ngữ dân tộc, của lòng yêu nước thiết tha sâu nặng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Thương vợ 

Soạn bài Khóc Dương Khuê 

Soạn bài Vịnh khoa thi hương 

Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) 

Soạn bài Bài ca ngất ngưởng 

1 756 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: