Soạn bài Cha con nghĩa nặng | Ngắn nhất Soạn văn 11

Soạn bài Cha con nghĩa nặng lớp 11 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 11 một cách dễ dàng.

1 416 lượt xem
Tải về


Soạn bài Cha con nghĩa nặng (ngắn nhất)

Soạn bài Cha con nghĩa nặng ngắn gọn :

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 167 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Sau khi ông Sửu tha hương, trốn tội rồi một thời gian dài sau đó, ông lẻn về quê thăm con. Được biết con đang sống rất tốt, sự xuất hiện của ông e là bất lợi nên ông lại bỏ đi. Thằng Tí con ông chạy đuổi theo cha và hai cha con gặp nhau.

Soạn bài Cha con nghĩa nặng | Ngắn nhất Soạn văn 11 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 167 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Tình cha đối với con:

+ Dù trốn đi biệt xứ nhưng Trần Văn Sửu vẫn không nguôi nhớ về con, lo cho con.

+ Không quản nguy hiểm quyết về thăm con --> sợ liên luỵ đến con nên chưa gặp con đã vội trốn đi .

+ Định tự tử vì sự bình yên của con.

-> Một người cha hết lòng yêu thương và lo cho con. Trần Văn Sửu không hề nghĩ gì đến bản thân, sẵn sàng chịu cảnh khổ, xa con, trốn tránh thay tên đổi họ để con được hạnh phúc.

- Tình con đối với cha:

+ Tình cảm mạnh mẽ, quyết liệt.

+ Ngầm theo dõi câu chuyện của cha, càng thương cha.

+ Lo lắng, thương cha, quyết bỏ nhà, hi sinh tình yêu hạnh phúc vừa kịp đến để theo cha, lo cho cha.

+ Nhất quyết không cho cha đi.

-> Tí là đứa con hiếu nghĩa, mộc mạc đáng thương và đáng trọng.

Câu 3 (trang 167 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Tình huống giàu kịch tính trong đoạn trích:

10 năm xa cách đối lập với cuộc gặp gỡ ngắn ngủi của Trần Văn Sửu với con.

Tình yêu thương con sâu nặng, khao khát được nhìn thấy và ở gần con đối lập với nỗi lo sợ sự hiện diện của mình phá vỡ hạnh phúc của con.

-> Tình huống éo le, cảm động và căng thẳng.

Câu 4 (trang 167 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Nhân vật người con Trần Văn Tí chứng tỏ tính cách mạnh mẽ không chịu bó tay trước hoàn cảnh. Dù phải hi sinh hạnh phúc của mình nhưng Tí vẫn đặt chữ hiếu lên trên hết.

- Nhân vật người cha và con thể hiện tính cách của người Nam Bộ mạnh mẽ và kiên quyết nhưng cũng rất đôn hậu, yêu thương con.

Câu 5 (trang 167 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Qua đoạn trích có thể thấy khả năng thúc đẩy lời thoại nhanh và sinh động của Hồ Biểu Chánh.

- Ngôn ngữ  truyện gắn với đời sống. Đặc biệt là ngôn ngữ Nam Bộ được sử dụng nhuần nhuyễn tạo nên màu sắc đặc trưng cho văn phong của Hồ Biểu Chánh.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Vi hành

Soạn bài Tinh thần thể dục

Soạn bài Luyện tập viết bản tin

Soạn bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

1 416 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: