Soạn bài Từ ấy | Ngắn nhất Soạn văn 11

Soạn bài Từ ấy lớp 11 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập 2 từ đó soạn văn lớp 11 một cách dễ dàng.

1 999 09/03/2022
Tải về


Soạn bài Từ ấy (ngắn nhất)

Soạn bài Từ ấy (Tố Hữu) ngắn gọn:

Phần Đọc – hiểu văn bản

Câu 1 (trang 44 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)

- Hình ảnh lý tưởng cách mạng:

+ “Nắng hạ” (ánh nắng chói chang, rực rỡ nhất trong bốn mùa).

+ “Mặt trời” (đem lại hơi ấm, ánh sáng, sự sống cho muôn loài).

=> Những hình ảnh ẩn dụ kết hợp với các động từ mạnh “bừng”, “chói” gợi sức mạnh giác ngộ lớn lao, mạnh mẽ của lý tưởng cách mạng, lẽ phải đối với nhà thơ.

- Hình ảnh so sánh “vườn hoa lá”, “rất đậm hương và rộn tiếng chim” (khu vườn tràn đầy màu sắc, mùi hương và âm thanh rộn rã)

=> Giúp nhà thơ diễn tả một cách sinh động, gợi cảm tâm hồn tràn ngập niềm vui sướng, say mê khi giác ngộ lý tưởng cách mạng.

Soạn bài Từ ấy | Ngắn nhất Soạn văn 11 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 44 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)

- Khi có ánh sáng của lý tưởng cách mạng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống.

+ Trong quan niệm về lẽ sống, giai cấp tư sản và tiểu tư sản có phần đề cao "cái tôi" cá nhân chủ nghĩa.

+ Khi được giác ngộ lý tưởng, Tố Hữu đã khẳng định lẽ sống là sự gắn bó hài hoà giữa "cái tôi" cá nhân và "cái ta" chung của mọi người. Câu thơ: "Tôi buộc lòng tôi với mọi người" đã thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm của Tố Hữu muốn vượt qua những giới hạn của "cái tôi" cá nhân để sống chan hoà với cuộc sống của muôn người. Và từ sự quyết tâm ấy, ý thơ trải rộng, gợi ra sự đồng cảm sâu xa:

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Tình thương yêu con người của Tố Hữu không phải là thứ tình thương chung chung mà là tình cảm hữu ái giai cấp:

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

=> Đó chính là sự khác biệt trong lý tưởng và hành động của người chiến sĩ cộng sản. Trong mối liên hệ với mọi người nói chung, nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ. Từ khối đời chính là ẩn dụ chỉ khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời, cùng đoàn kết chặt chẽ với nhau hướng đến một mục đích chung. Có thể hiểu: khi "cái tôi" đã chan hoà trong "cái ta" chung, khi cá nhân đã hoà mình vào một tập thể cùng lý tưởng thì sức mạnh của mỗi người sẽ được nâng lên gấp bội.

Câu 3 (trang 44 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)

Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ:

- Nhà thơ xác định vị trí của mình: ở giữa nhân dân lao khổ.

- Xác định mối quan hệ của mình với nhân dân: là "con" – "em" – "anh".

=> Nhấn mạnh khẳng định một tình cảm gia đình đầm ấm, thân thiết, nhà thơ cảm nhận được mình là thành viên trong đại gia đình quần chúng đau khổ.

- Những đối tượng gắn bó: "vạn nhà", "vạn kiếp phôi pha", "vạn đầu em nhỏ"

- Từ ngữ: “kiếp phôi pha, cù bất cù bơ” biểu hiện cho tấm lòng đau xót của nhà thơ trước những kiếp đời bất hạnh và bày tỏ lòng căm giận trước những oan trái mà kẻ thù gây nên.

=> Sự thức tỉnh của nhà thơ hướng tới cái chung, niềm vui lớn. lý tưởng, lẽ sống lớn

Câu 4 (trang 44 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)

- Sử dụng thành công các biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh, điệp.

- Hình ảnh chọn lọc, trong sáng, gợi cảm.

- Nhịp điệu sôi nổi, phấn chấn, say mê.

- Ngôn ngữ tự nhiên, giản dị, gợi cảm, giàu nhạc điệu.

Phần Luyện tập

Câu 1 (trang 44 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)

Có thể chọn một trong ba khổ của bài thơ để viết nên những cảm nghĩ của anh (chị). Tuy nhiên, khổ thơ thứ nhất vẫn được xem là hay nhất của bài.

- Khổ thơ đầu diễn tả sự vui sướng của nhà thơ khi được giác ngộ lý tưởng cộng sản.

- "Từ ấy" là từ thời điểm nhà thơ được giác ngộ lý tưởng cách mạng của Đảng.

- Lý tưởng cộng sản như ánh mặt trời chiếu rọi, xua tan những u ám, buồn đau - những tư tưởng tiểu tư sản còn rơi rớt trong nhận thức của những thanh niên có nhiệt huyết yêu nước nhưng chưa tìm được hướng đi trong cuộc đời.

- Lý tưởng của Đảng như có phép nhiệm màu làm sống lại, làm xanh tươi những tâm hồn. Tâm hồn nhà thơ tràn trề niềm vui sống, lẽ yêu đời để hoạt động cách mạng, để sáng tạo thơ ca. 

Câu 2* (trang 44 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)

Trong lời tựa tập Trăm bài thơ của Tố Hữu, nhà thơ Chế Lan Viên viết: "Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra anh có thể thấy trong tế bào này, anh là nhà thơ của vạn nhà, buộc lòng mình cùng nhân loại...". Theo Chế Lan Viên, hai yếu tố làm ra anh (phong cách thơ Tố Hữu) là: thi pháp (phương thức biểu hiện: dùng thể thơ truyền thống, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu,...) và tuyên ngôn (quan điểm nhận thức và sáng tác: gắn bó với quần chúng lao khổ, phấn đấu vì cuộc sống hạnh phúc của đồng bào, tương lai tươi sáng của đất nước,...). Cả hai đặc điểm nêu trên, như đã phân tích đều được thể hiện rõ nét trong Từ ấy.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Lai tân

Soạn bài Nhớ đồng

Soạn bài Tương tư (Nguyễn Bính)

Soạn bài Chiều xuân

Soạn bài Tiểu sử tóm tắt

1 999 09/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: