Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam | Ngắn nhất Soạn văn 11

Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam lớp 11 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 11 một cách dễ dàng.

1 1,406 09/03/2022
Tải về


Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam (ngắn nhất)

Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam ngắn gọn:

I. Nội dung

Câu 1 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Những biểu hiện của nội dung yêu nước:

- Yêu quê hương, đất nước: yêu những danh lam thắng cảnh (Hương Sơn phong cảnh ca – Chu Mạnh Trinh), yêu vẻ đẹp thanh sơ của làng cảnh (Chùm thơ Thu của Nguyễn Khuyến)

- Ý thức đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi sự bảo thủ, lạc hậu (Bài ca ngắn đi trên bãi cát – Cao Bá Quát).

- Ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng của nhân dân trong chiến đấu (Thơ văn yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX – Tiêu biểu là Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu).

So với giai đoạn trước, nội dung cảm hứng yêu nước trong văn học giai đoạn này có những biểu hiện mới. Nếu giai đoạn đầu yêu nước gắn với tư tưởng trung quân và lòng thương xót trăm họ thì ở giai đoạn này yêu nước gắn với trách nhiệm của người dân trước tình cảnh trị trệ, lạc hậu và đặc biệt

Câu 2 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Những biểu hiện của nội dung cảm hứng nhân đạo trong văn học giai đoạn này:

- Đề cao truyền thống đạo lí (Thương vợ, Khóc Dương Khuê, Lục Vân Tiên,…)

- Khẳng định con người cá nhân (Bài ca ngất ngưởng…)

- Vấn đề cơ bản nhất của cảm hứng nhân đạo là sự quan tâm tới số phận con người, thương cảm trước bi kịch và đồng cảm với khát vọng của con người, lên án tố cáo nhưng thế lực tàn bạo chà đạp con người.

Cảm hứng nhân đạo trong văn học giai đoạn này có những biểu hiện khác so với giai đoạn trước: hướng vào quyền sống của con người, ý thức cá nhân đậm nét hơn.

Câu 3 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” tiêu biểu cho những sáng tác viết từ “những điều trông thấy”. Bằng sự quan sát tỉ mỉ, ghi chép chân thực kết hợp với sự sắc sảo trong cách suy nghĩ, cách bày tỏ thái độ tình cảm của mình, tác giả đã giúp người đọc nhận ra được thực trạng nơi phủ Chúa.

Giá trị hiện thực sâu sắc của doạn trích thể hiện ở hai phương diện:

- Phản ảnh chân thực cuộc sống xa hoa, lộng lẫy, hưởng lạc khác người ở nhà Chúa; sự thâm nghiêm, quyền uy tối thượng nằm trong tay nhà Chúa.

- Phê phán lối sống hưởng thụ xa hoa quá mức của những người nắm giữ trọng trách quốc gia.

Câu 4 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Về nội dung:

- Đề cao đạo lí nhân nghĩa qua truyện “Lục Vân Tiên”

- Nội dung yêu nước qua Ngự tiêu y thuật vấn đáp, bài thơ Chạy giặc và nhất là qua Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Về nghệ thuật:

- Bút pháp đạo đức – trữ tình.

- Màu sắc Nam Bộ qua ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật.

- Hình tượng bị tráng về người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc.

- Trước Nguyễn Đình Chiểu, văn học dân tộc chưa có một hình tượng hoàn chỉnh về người anh hùng nông dân – nghĩa sĩ.

- Hình tượng người anh hùng nông dân – nghĩa sĩ mang vẻ đẹp bi tráng bởi vì ở hình tượng này có sự kết hợp giữ yếu tố bi và tráng.

- Yếu tố bi được gợi lên qua đời sống lam lũ, vất vả, nỗi đau thương mất mát của con người nghĩa sĩ và tiếng khóc xót thương của người còn sống.

- Yếu tố tráng được thể hiện qua lòng căm thù giặc, lòng yêu nước, hành động quả cảm, anh hùng của nghĩa quân, sự ngợi ca công đức của người đã hi sinh vì quê hương, đất nước.

II. Phương pháp

Câu 1 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

STT

Tên tác giả

Tên tác phẩm

Những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật

1

Lê Hữu Trác

Vào phủ chúa Trịnh

- Nội dung: phản ánh quyền lực nơi phủ chúa và bày tỏ thái độ coi thường danh lợi, quyền quý của tác giả.

- Nghệ thuật: miêu tả sắc nét, tả cảnh đặc sắc, quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, kết hợp văn xuôi và thơ

2

Hồ Xuân Hương

Tự tình (bài II)

- Nội dung: 1ua bài thơ ta thấy được bản lĩnh Hồ Xuân Hương được thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch: vừa buồn tủi vừa phần uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát được hạnh phúc.

- Nghệ thuật: sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn, tả cảnh sinh động, đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ.

3

Nguyễn Khuyến

Câu cá mùa thu

- Nội dung: vẻ đẹp bức tranh mùa thu của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng của tác giả.

- Nghệ thuật: cách gieo vần đặc biệt vần “eo” được tác giả sử dụng một cách tài tình, độc đáo, góp phần diễn tả một không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của nhà thơ, lấy động tả tĩnh.

4

Trần Tế Xương

Thương vợ

- Nội dung: Những đức tính cao đẹp của bà Tú và vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương.

- Nghệ thuật: trào phúng, mỉa mai, ngôn ngữ giản dị, giàu cảm xúc.

5

Nguyễn Công Trứ

Bài ca ngất ngưởng

- Nội dung: kể về cuộc đời làm quan sau đó về hưu của nhà thơ lúc nào cũng ngất ngưởng.

- Nghệ thuật: sử dụng nhiều từ Hán Việt, thể thơ hát nói phóng khoáng…

6

Cao Bá Quát

Bài ca ngắn đi trên bãi cát

- Nội dung: kể về sự bế tắc trong các khoa thi cử, là khúc bi ca của một con người mang đậm tinh thần nhân văn.

- Nghệ thuật: điệp từ, ẩn dụ, hình tượng thơ…

7

Nguyễn Đình Chiểu

Lẽ ghét thương

- Nội dung: tình cảm yêu ghét phân minh của ông và tấm lòng của Nguyễn Đình Chiểu

- Nghệ thuật: liệt kê, phép điệp, sử dụng, điển cố, điển tích, thể thơ lục bát,…

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

- Nội dung: vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân. Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người nông dân có một vị trí trung tâm và hiện ra với tất cả vẻ đẹp của họ.

8

Ngô Thì Nhậm

Chiếu cầu hiền

- Nội dung: thái độ, đường lối, chính sachs cầu hiền tài và nhân cách của vua Quang Trung.

- Nghệ thuật, bài chiếu, lập luận logic sắc bén, giàu sức thuyết phục.

 Câu 2 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

a) Tư duy nghệ thuật:

Tính quy phạm và việc phá vỡ tính quy phạm trong bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến

- Tính quy phạm: Thể loại: thất ngôn bát cú, hình ảnh ước lệ

- Phá vỡ tình quy phạm: cảnh thu mang những nét riêng của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, cách sử dụng vần điệu, vần "eo" gợi không gian ngoại cảnh và tâm cảnh như tĩnh lặng thu hẹp dần. Ngôn ngữ bài thơ viết bằng chữ Nôm.

b) Quan niệm thẩm mỹ:

Hướng về những cái đẹp trong quá khứ, thiên về cái cao cả, tao nhã, ưa sử dụng những điển cố, điển tích những thi liệu Hán học

Truyện Lục Vân Tiên: sử dụng những điển tích liên quan đến các ông vua tàn ác, không chăm lo được cuộc sống của nhân dân: Kiệt Trụ mê dâm, U Lệ đa đoan, đời Ngũ Bá…

Bài ca ngất ngưởng: phơi phới ngọn đông phong, phường Hàn Phú… nhằm nói lên cái thú tiêu dao của một người nằm ngoài vòng danh lợi, khẳng định lối sống ngất ngưởng của mình, đặt mình với những bậc tiền bối ngày xưa…

Bài ca ngắn đi trên bãi cát: ông tiên ngủ kĩ, danh lợi… là những điển tích, điển cố, những thi liệu Hán được Cao Bá Quát dùng để bộc lộ sự chán ghét của người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đồng thời thể hiện khao khát thay đổi cuộc sống.

c) Bút pháp nghệ thuật: Thiên về ước lệ tượng trưng

Bài ca ngắn đi trên bãi cát: bãi cát là hình ảnh tượng trưng cho con đường danh lợi nhọc nhằn, gian khổ. Những người tất tả đi trên bãi cát là những người ham công danh, sẵn sàng vì công danh mà chạy ngược, chạy xuôi

 Con đường cùng: tượng trưng cho con đường công danh thi cử, con đường vô nghĩa, và con đường bế tắc của xã hội trong hoàn cảnh Cao Bá Quát viết bài thơ này.

d) Thể loại

- Thường sử dụng các thể loại có kết cấu định hình và tính ổn định cao: biểu, chiếu, tấu, sớ, cáo hịch,… thơ tứ tuyệt, ngũ ngôn, thất ngôn…

Chiếu cầu hiền, Cáo bình Ngô, Hịch tướng sĩ, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

- Đặc điểm về hình thức của thơ Đường luật:

* Về ngắt nhịp :

- Thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắt nhịp theo kiểu phối hợp chẵn – lẻ: 4/3

* Về phối thanh:

- Xét ở 2 khía cạnh: luật và niêm.

* Về luật: Có hai loại:

- Thơ thất ngôn bát cú Đường luật làm theo luật bằng, vần bằng: là bài thơ được bắt đầu bằng tiếng thứ hai của câu thứ nhất mang thanh B, và vần B ở cuối các câu: 1, 2, 4, 6, 8.

- Thơ thất ngôn bát cú Đường luật làm theo luật trắc, vần bằng: là bài thơ được bắt đầu bằng tiếng thứ hai của câu thứ nhất mang thanh T, và vần B ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.

- Trong một câu thơ, các tiếng 2, 4, 6 phải ngược thanh nhau; còn các tiếng 1, 3, 5, 7 có thể linh hoạt về luật B-T.

Về niêm: Là sự liên kết về âm luật của hai câu thơ Đường luật:

- Hai câu thơ là niêm nhau: khi tiếng thứ hai của 2 câu thơ cùng theo một luật (B hay T).

- Trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật, các cặp sau đây niêm với nhau: 1-8, 2-3, 4-5, 6-7, 8-1 (không niêm theo đúng luật gọi là thất niêm).

Bố cục:

- Hai câu đề: Câu 1: Mở bài gọi là phá đề

Câu 2: vào bài gọi là thừa đề

- Hai câu thực: Câu 3 và 4 đối nhau, dùng để giải thích đề

- Hai câu luận: Câu 5 và 6 đối nhau, bàn luận về đề.

- Hai câu kết: Câu 7 và 8 tóm tắt ý cả bài.

Đặc điểm của văn tế: Gồm 4 phần: Lung khởi, thích thực, ai vãn và phần kết….

Thể văn: thể phú đường luật có vần, có đối…

Đặc điểm của thể hát nói: Lời của bài hát nói có 11 câu, chia làm 3 khổ:

- Khổ đầu: 4 câu, vần cuối các câu lần lượt là: T-B-B-T

- Khổ giữa: 4 câu, vần cuối các câu lần lượt là: T-B-B-T

- Khổ cuối: 3 câu, vần cuối các câu lần lượt là: T-B-B.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Trả bài làm văn số 2

Soạn bài Thao tác lập luận so sánh

Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945

Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học

Soạn bài Hai đứa trẻ

1 1,406 09/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: