Soạn bài Bản tin | Ngắn nhất Soạn văn 11

Soạn bài Bản tin lớp 11 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 11 một cách dễ dàng.

1 845 lượt xem
Tải về


Soạn bài Bản tin (ngắn nhất)

Soạn bài Bản tin ngắn gọn:

I. Mục đích, yêu cầu cơ bản của bản tin

Câu 1 (trang 160 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Bản tin thông báo kết quả kì thi Ô- lim- pích toán quốc tế của đoàn HS Việt Nam. Kết quả dự thi.

Câu 2 (trang 160 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Bản tin có tính thời sự vì việc mới diễn ra vào ngày 16.7 và ngay sau 3 ngày (19.7) đã được đưa tin.

Câu 3 (trang 161 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Các thông tin nêu trong bài tập là không cần thiết vì chúng vi phạm nguyên tắc: tính ngắn gọn, súc tích của bản tin.

Câu 4 (trang 161 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Các sự kiện trong bản tin: thời gian, địa điểm, kết quả của cuộc thi đều được nêu một cách cụ thể, chính xác, có độ tin cậy cao khiến người đọc tin vào sự thông báo.

Câu 5 (trang 161 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Yêu cầu cơ bản của một bản tin:

- Có tính thời sự mới mẻ.

- Nội dung phải chân thực chính xác.

- Các thông tin phải có ý nghĩa xã hội nhất định.

II. Cách viết bản tin

Câu 1 (trang 161 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

a) Trước khi viết cần khai thác, lựa chọn sự kiện có tính ý nghĩa, cụ thể, chính xác để có được những bản tin có giá trị (có tính thời sự và có ý nghĩa xã hội).

b) Khi đã lựa chọn được sự kiện (thông tin) để đưa vào bản tin, thì sự kiện đó phải có đầy đủ các nội dung (yêu cầu) sau đây:

- Việc gì đã xảy ra (nội dung sự kiện).

- Việc xảy ra ở đâu (không gian, địa điểm).

- Việc xảy ra khi nào (thời gian cụ thể)

- Ai làm việc đó (con người).

- Việc xảy ra như thế nào (diễn biến, tính chất của sự kiện).

- Kết quả ra sao (Kết cục của diễn biến, sự kiện).

Câu 2 (trang 161 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Đọc bản tin trong SGK trang 161 và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới:

a)

- Tiêu đề của hai bản tin có quan hệ với nội dung, đã thể hiện ý cơ bản của nội dung

- Các tiêu đề độc đáo và dễ triển khai nội dung chính

- Hình thức và kết cấu: tiêu đề ngắn gọn, có ý nghĩa.

b) Mở đầu bản tin hấp dẫn, lôi cuốn.

c)

Những nội dung chi tiết được triển khai

- Bản tin 1: tổng công ti hàng không bám sát thị trường bay để khai thác.

- Bản tin 2: Urugoay dẫn trước 1-0 ở phút 25; Braxin san bằng tỷ số,…

Cách triển khai của 2 bản tin:

- Bản tin 1: đưa kết quả doanh thu trước từ đó rút ra kết luận

- Bản tin 2: theo trình tự thời gian của trận đấu

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 163 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Các sự kiện có thể viết được bản tin là A, B, D, E.

- Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của tỉnh (thành phố) vừa kết thúc thắng lợi.

- Toàn trường đang sôi nổi khẩn trương chuẩn bị cho Hội khoẻ Phù Đổng.

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hổ Chí Minh nhà trường vừa làm được một việc có ý nghĩa: Đóng góp và lấy chữ kí ủng hộ vụ kiện các công ti hoá chất Mĩ của các nạn nhân chất độc da cam.

- Lễ khai mạc Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ tư

Câu 2 (trang 163 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

* Giống nhau: cả 3 kiểu bài cùng có chức năng cung cấp thông tin.

* Khác nhau:

- Bản tin: thông báo tin tức.

- Quảng cáo: vừa thông tin vừa chào mời khách hàng.

- Phóng sự điều tra: có độ dài lớn hơn bản tin, có sự miêu tả và phân tích chi tiết hình ảnh.

Câu 3 (trang 163 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Bản tin Đội tuyển Ô-lim-pích Toán Việt Nam xếp thứ tư toàn đoàn có thể chuyển thành tin vắn như:

- “Đội tuyển Việt Nam xếp thứ tư toàn đoàn tại cuộc thi Ô-lim-pích toán quốc tế lần thứ 45 tại thủ đô A-ten, Hi-Lạp ngày 14 đến 16 tháng 7.”

- “Từ ngày 14 đến 16 tháng 7, tại cuộc thi Ô-lim-pích Toán quốc tế lần thứ 45 diễn ra tại thủ đô A-ten của Hi-Lạp, đội tuyển Việt Nam đã xếp thứ tư toàn đoàn”.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Cha con nghĩa nặng

Soạn bài Vi hành

Soạn bài Tinh thần thể dục

Soạn bài Luyện tập viết bản tin

Soạn bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

1 845 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: