Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I | Ngắn nhất Soạn văn 11

Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I lớp 11 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 11 một cách dễ dàng.

1 439 09/03/2022
Tải về


Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I (ngắn nhất)

Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I ngắn gọn: 

I. Hướng dẫn chung

II. Gợi ý đề bài

Phần trắc nghiệm

1D, 2C, 3C, 4D, 5C, 6D, 7D, 8D,9D, 10A, 11A, 12D

Phần tự luận

Câu 1 (trang 210 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Bàn về lợi ích và hứng thú của việc tự học.

- Mở bài:

Giới thiệu phương pháp học tự học- một phương pháp học hiệu quả.

Thân bài:

- Học là gì?

- Những cách học phổ biến nào? Ưu nhược điểm của mỗi cách học ấy?

+ Học trên lớp: cùng một lúc phổ biến kiến thức cho nhiều học sinh nhưng đôi khi không phát huy được sự snags tạo, không sâu đến sự phát triển cá nhân.

+ Học nhóm:có thể trao đổi, thảo luận, dễ lan man, mất tập trung...

+ Tự học: có thể khắc phục được nhược điểm của các hình thức học trên.

- Thế nào là tự học? (học một mình, độc lập)

- Lợi ích của việc tự học là gì?

+ Rèn luyện khả năng làm việc tự lực, độc lập.

+ Có điều kiện đánh giá, xem xét đúng sức học của bản thân.

+ Dễ tìm ra chỗ khuyết thiếu để bù đắp; những điểm mạnh để tiếp tục phát huy-> có thể sử dụngt hời gian một cách linh động và hiệu quả nhất.

+ Không bị phân tán, dễ âập trung vào công việc giúp theo đuổi và thực hiện thành công những ý tưởng độc đáo, sáng tạo, táo bạo của bản thân.

+ Tự học còn giúp rèn luyện tính cách, tâm hồn.

- Tự học như thế nào?

+ Sắp xếp thời gian hợp lý, tự học nên được đầu tư nhiều thời gian hơn.

+ Kết hợp tự học với các hình thức học khác: học trên lớp, học nhóm…

Kết bài:

- Tự học là phương pháp học tối ưu, cho phép phát huy tối đa năng lực học tập cá nhân.

Câu 2 (trang 210 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Nêu ý kiến của anh/chị về chủ đề của truyện ngắn Hai đứa trẻ. Theo anh/chị đó là câu chuyện về môt ngày tàn, một phiên chợ tàn và những cuộc đời tàn tạ hay là câu chuyện về niềm khát khao vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn?

I. Mở bài

- Giới thiệu: Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” phản ánh phong cách sáng tác của Thạch Lam.

- Khẳng định chủ đề của truyện: Câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn, những cuộc đời tàn tạ và cũng là câu chuyện về niềm khát khao vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.

II. Thân bài

- Nêu đoạn văn chứng minh chủ đề tác phẩm:

Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu, như đã đem đến một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối dường như vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng”.

- Chứng minh chủ đề: Hai đứa trẻ là câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn, những cuộc đời tàn tạ và cũng là câu chuyện về niềm khát khao vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.

1. Câu chuyện về một ngày tàn

- Bức tranh thiên nhiên phố huyện thơ mộng nhưng buồn, vắng và dày đặc bóng tối.

- Con người phố Huyện: chị Tí, bác Sẩm, cụ Thi điên sống lầm lũi, cần mẫn trong cực khổ.

- Sau khi đoàn tàu đi qua:

+ Liên lại quay về với hiện thực mà Liên đang phải sống, quay về với vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu.

-> Cái vầng sáng và ánh lửa của những con người nhỏ bé tội nghiệp sống lầm lũi nơi phố huyện nghèo nàn tăm tối không đẩy lùi được bóng tối đang bủa vây và đè nặng lên cuộc đời họ. Đó cũng là cuộc sống hiện tại của hai chị em Liên, cuộc sống đơn điệu đến nhàm chán và ngưng đọng.

+ Trong những dòng mơ tưởng đẹp đẽ về một Hà Nội kia, dường như tâm trạng của cô bé Liên buồn vui lẫn lộn trước những gì thuộc về quá khứ, trước hiện tại đáng buồn và hướng về một tương lai mơ hồ, xa xôi…

-> Dòng mơ tưởng của Liên tô đậm hiện thực: nhà văn khép lại dòng mơ tưởng của Liên bằng bóng tối của phố huyện, đưa nhân vật về với cuộc sống mà Liên đang phải sống: Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng.

2. Câu chuyện về khát vọng vươn tới một cuộc sống tốt đẹp

- Liên hồi tưởng về cuộc sống ngày xưa: được uống thứ nước xanh đỏ, được ra công viên chơi.

- Hình ảnh đoàn tàu đi qua phố huyện.

- Dòng mơ tưởng của Liên khi con tàu đã rời ga phố huyện đem theo ánh sáng của cuộc sống kinh thành mà cô hằng khao khát

+ Đoàn tàu đã đi khuất xa lắm rồi, nhưng hiện thực trước mắt không còn nữa – dù hiện thực đó chỉ có giá trị như một mơ ước.

+ Liên chỉ còn biết mơ tưởng về một Hà Nội xa xăm, một Hà Nội ở đó đã sáng rực vui vẻ và huyên náo.

+ Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua, thế giới sôi động, sầm uất, vang dội đủ thứ âm thanh của cuộc sống đời thường. Chỉ cần một chút thế thôi, Liên cũng cảm thấy lòng mình rộn rã hẳn.

+ Tuy chưa có những hành động cụ thể để thay đổi cuộc sống, nhưng dòng mơ tưởng của Liên ở đây có giá trị như những ước mơ nhân đạo của con người

+ Dòng mơ tưởng đó còn mang ý nghĩa rất hiện thực khi Liên nhớ đến vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu.

-> Hình ảnh dòng hồi tưởng mang ý nghĩa tượng trưng cho những kiếp người nhỏ bé tội nghiệp trong chế độ cũ, vì vậy khi Thạch Lam đưa nó vào dòng mơ tưởng của Liên thì giá trị khái quát càng cao, ý nghĩa hiện thực càng lớn.

III. Kết bài

- “Hai đứa trẻ” một truyện không có chuyện, mà tràn đầy không khí tâm trạng. Không khí một cảnh quê, nơi có một ga xép nhờ một chuyến tàu đúng giờ ấy, khắc ấy chạy qua mà mang một chút dư âm, dư vị, đưa con người vào một tâm trạng buồn vui lẫn lộn không xác định được ranh giới.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I

Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu)

Soạn bài Nghĩa của câu

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 5: Nghị luận văn học

Soạn bài Hầu trời (Tản Đà)

1 439 09/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: