Soạn bài Ôn tập phần văn học | Ngắn nhất Soạn văn 11

Soạn bài Ôn tập phần văn học lớp 11 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 11 một cách dễ dàng.

1 641 09/03/2022
Tải về


Soạn bài Ôn tập phần văn học (ngắn nhất)

Soạn bài Ôn tập phần văn học ngắn gọn: 

I. Nội dung

II. Phương pháp ôn tập

Câu 1 (trang 204 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có sự phân hóa thành nhiều bộ phận: bộ phận văn học công khai và văn học không công khai; phân hóa thành nhiều xu hướng: trào lưu hiện thực, trào lưu lãng mạn, văn học cách mạng.

*Văn học hợp pháp: phản động, làm tay sai cho Pháp, chống lại các phong trào yêu nước, cách mạng…

- Văn học lãng mạn:

+ Tiếng nói cá nhân, khẳng định cái tôi cá nhân.

+ Thức tỉnh ý thức cá nhân, chống lễ giáo phong kiến.

+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Thơ Tản Đà, Thế Lữ, Xuân Diệu…Văn xuôi: Hoàng Ngọc Phách, Nhất Linh, Khái Hưng, Nguyễn Tuân…

- Văn học hiện thực:

+ Phản ánh hiện thực khách quan: xã hội thuộc địa bất công, tình cảnh khốn khổ của nhân dân lao động, trí thức nghèo…

+ Tác giả tiêu biểu: Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao…

* Ở bộ phận văn học bất hợp pháp.

- Văn học yêu nước cách mạng do các sĩ phu yêu nước, các cán bộ, chiến sĩ và quần chúng cách mạng…

- Văn chương là vũ khí đấu tranh cách mạng.

- Tác giả: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh, Tố Hữu…

- Nguyên nhân dẫn đến tốc độ phát triển nhanh chóng của văn học thời kì đầu thẻ kỉ XX đến Cách manạ tháng Tám năm 1945.

+ Pháp xâm lược nước ta, đem theo văn minh, văn hóa Pháp vào Việt Nam, nên các nhà văn, nhà thơ có cơ hội mở rộng vốn hiểu biết.

+ Nghề in phát triển, văn chương trở thành một nghề để kiếm sống.

+ Đời sống xã hội phức tạp: các giai cấp tầng lớp mới được hình thành trong đó có dân thành thị có nhu cầu thưởng thức văn học cao.

Câu 2 (trang 204 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Tiểu thuyết trung đại:

- Văn tự: Sử dụng cả chữ Hán và chữ Nôm.

- Cốt truyện: đơn giản, theo trình tự thời gian.

- Coi trọng chi tiết, sự kiện hơn là tâm lý.

- Nhân vật: chủ yếu tả hành động, lời nói ít mô tả tâm lí và dòng tâm trạng, cảm xúc.

- Kết cấu chương hồi.

- Ngôi kể: ngôi thứ 3.

Tiểu thuyết hiện đại:

- Văn tự: chữ quốc ngữ.

- Đặc biệt khai thác đời sống cá nhânnhân vật: tâm trạng, diễn biến tâm lý.

- Kết cấu tuyến tính hoặc phi tuyến tính.

- Nhân vật: cá nhân đời thường với sự phức tạp, đa dạng trong suy nghĩ, cảm xúc.

- Ngôi kể: ngôi thứ ba, ngôi thứ nhất, kết hợp nhiều điểm nhìn.

- Kết cấu chương đoạn.

Câu 3 (trang 204 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Tình huống truyện:

- Vi hành (Nguyễn Ái Quốc):

+ Tình huống nhầm lẫn, đôi trai gái người Pháp nhầm lẫn về vua Khải Định.

+ Tình huống vô lí nhưng logic hợp lý nhằm khắc họa gián tiếp nhân.

- Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan):

+ Tình huống trào phúng, thể dục thể thao để giải trí, tự nguyện mà lại ép buộc.

+ Mẫu thuẫn giữa nội dung và hình thức, lên án chính sách cai trị của xã hội phong kiến thực dân lúc bấy giờ.

- Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

+ Tình huống oái oăm đặt hai nhân vật cuộc gặp gỡ đặc biệt.

+ Thể hiện vẻ đẹp phẩm chất, tài năngnhân vật, thể hiện quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

-  Chí Phèo (Nam Cao):

+ Tình huống bi kịch.

+ Nhân vật bị đẩy vào con đường tha hóa và chết trên ngưỡng cửa hoàn lương.

Câu 4 (trang 204 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Đặc sắc nghệ thuật của các truyện ngắn:

- Hai đứa trẻ (Thạch Lam):

+ Truyện không có cốt truyện.

+ Truyện đậm chất trữ tình.

+ Bức tranh tương phản: bóng tối và ánh sáng.

-  Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân):

+ Tình huống truyện độc đáo.

+ Nhân vật với vẻ đẹp phi thường của những con ngườiđặc tuyển, nhân vật được khai thác trong những tình huống éo le.

+ Nghệ thuật miêu tả: thủ pháp đối lập, lý tưởng hóa.

 - Chí Phèo (Nam Cao):

+ Nhân vật điển hình con người tha hóa, hoàn cảnh điển hình.

+ Ngôn ngữ lạnh lùng, đa giọng điệu ẩn sâu là chất trữu tình.

+ Miêu tả tâm lý, nội tâm nhân vật tinh tế, điêu luyện.

Câu 5 (trang 204 SGK Ngữ văn 11 Tập 1):

- Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua “Hạnh phúc của một tang gia”:

+ Tình huống trào phúng nghịch lí.

+ Thủ pháp đối lập, cường điệu, mỉa mai.

+ Giọng điệu giễu nhại, mỉa mai.

-> Phê phán bản chất lố lăng của xã hội thành thị lúc bấy giờ:  chạy theo cái âu hóa nhưng bên trong lại mục ruỗng.

Câu 6 (trang 204 SGK Ngữ văn 11 Tập 1):

Hai mâu thuẫn trong “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”:

- Mâu thuẫn: nhân dân và phong kiến.

- Mâu thuẫn : nghệ thuật thuần túy và nghệ thuật vị nhân sinh.

-> Nguyễn Huy Tưởng cũng đang băn khoăn, phân vân giữa hai thái cực này trong tư tưởng của mình.

Câu 7 (trang 204 SGK Ngữ văn 11 Tập 1):

Quan điểm của Nam Cao:

- Tư tưởng lớn về văn chương và đời sống.

- Bản chất của văn học: là địa hạt của sự sáng tạo.

- Phẩm chất người nghệ sĩ:sáng tạo ra cái riêng.

Câu 8 (trang 204 SGK Ngữ văn 11 Tập 1):

- Tình yêu của Romeo và Juliet là tình yêu chân thành nhưng 2 dòng họ đối nghịch nhau.

- Nhà văn để Romeo và Juliet lựa chọn tình yêu.

- Đề cao khát vọng tình yêu chân chính khát vọng hạnh phúc, tình yêu tự.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I

Soạn bài Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I

Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu)

Soạn bài Nghĩa của câu

1 641 09/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: