Soạn bài Chữ người tử tù | Ngắn nhất Soạn văn 11

Soạn bài Chữ người tử tù lớp 11 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 11 một cách dễ dàng.

1 1021 lượt xem
Tải về


Soạn bài Chữ người tử tù (ngắn nhất)

Soạn bài Chữ người tử tù ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Tình huống truyện và ý nghĩa tình huống truyện:

- Huấn Cao, một người có tài về thư pháp nhưng là tử tù chờ ngày ra pháp trường. Quản ngục, một người yêu thích thư pháp lại là người quản lí trại giam, nơi giam giữ Huấn Cao.

- Cuộc gặp gỡ này tạo nên tình thế đầy kịch tính, làm nổi bật vẻ đẹp của từng nhân vật (Huấn Cao – Quản ngục).

Soạn bài Chữ người tử tù | Ngắn nhất Soạn văn 11 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Một con người có khí phách hiên ngang:

- Không sợ lao tù (thái độ khunh thường, xem thường bọn lính khi mới đến đề lao).

- Không sợ uy vũ ( thản nhiên nhận rượu thịt, dám xua đuổi, khinh thường quản ngục…)

- Đón nhận tin ra pháp trường một cách bình thản.

Một nghệ sĩ tài hoa:

- Huấn Cao có tài viết chữ. Chữ Nho là thứ văn tự tượng hình, nét bút lông mềm mại dễ dàng bộc lộ cá tính và nhân cách.

Một người có cái “tâm” trong sáng:

- Cảm nhận được tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” của quản ngục, thơ lại.

- Cảm nhận được vẻ đẹp trong tâm hồn quản ngục, một con người sống trong môi trường “hỗn loạn xô bồ” mà vẫn có sở thích “ cao quý” như vậy.

- Huấn Cao có tài viết chữ nhưng không phải ai ông cũng cho chữ.

- Huấn Cao còn cảm hóa quản ngục bằng lời khuyên chân tình

-> Huấn Cao mang vẻ đẹp thống nhất giữa cái tâm và cái tài.

Câu 3 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Sống trong môi trường xô bồ, tàn nhẫn, lại là người có uy quyền trong nhà giam, nhưng quản ngục vẫn giữa được thiên lương, biết trọng giá người

- Biết ý thức “mình chọn nhầm nghề”.

- Trọng người tài

- Bị Huấn Cao xua đuổi bằng lời khinh miệt nhưng quản ngục vẫn cung kính, lễ phép “xin lĩnh ý”. Thái độ của ông trước Huấn Cao là biểu hiện của sự kính tọng, tôn vinh cái tài, cái đẹp.

->  Đó là điều đáng trân trọng giữa môi trường tù ngục đầy rẫy tàn nhẫn, lừa lọc, ti tiện.

Câu 4 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Việc cho chữ là một việc thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật.

- Không gian: buồng giam chật hẹp, tối tăm, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián: cái đẹp được sáng tạo giữa chốn hôi hám, thiên lương tỏa sáng ngay nơi cái ác ngự trị.

- Thời gian: trước khi Huấn Cao bị hành quyết.

- Người cho chữ: tử tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng

- Người xin chữ: quản ngục - người có quyền cao nhất trong nhà tù

- Người nghệ sĩ: say mê tô từng nét chữ là một tử tù trong cảnh cổ đeo gông, chân vướng xiềng và chỉ sớm mai sẽ bị hành quyết. 

- Ngục quan: vái lạy tù nhân.

-> Sự đảo ngược vị thế

Câu 5 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm:

- Bút pháp xây dựng nhân vật: lý tưởng hóa, cảm hứng lãng mạn, nhân vật luôn là những con người đặc biệt, tài hoa nghệ sĩ.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật, dựng cảnh điêu luyện.

- Nghệ thuật đối lập.

- Ngôn ngữ góc cạnh, gợi cảm và giàu chất tạo hình.

- Gợi không khí cổ kính, trang nghiêm và màu sắc bi tráng.

Phần luyện tập

Câu hỏi (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Với nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân không chỉ đề cao cái tài mà đặc biệt nhấn mạnh vẻ đẹp của cái tâm. Vì trân trọng thiên lương ở quản ngục mà sẵn sàng cho chữ, lấy cái đẹp để cảm hóa con người, để cho họ giữ “thiên lương cho lành vững”. Hướng về những vẻ đẹp như vậy, để bày tỏ thái độ bất hòa với xã hội lố lăng, lọc lừa đương thời, cũng là một cách bày tỏ lòng yêu nước, sự trân trọng những vẻ đẹp truyền thống của dân tộc đáng trân trọng ở Nguyễn Tuân.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh

Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí

Soạn bài Trả bài làm văn số 3

1 1021 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: