Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia | Ngắn nhất Soạn văn 11

Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia lớp 11 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 11 một cách dễ dàng.

1 822 09/03/2022
Tải về


Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia (ngắn nhất)

Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 128 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Nhan đề của chương truyện chứa đựng trong đó mâu thuẫn trào phúng cơ bản của chương truyện. Tang gia là gia quyến mất đi một người thân, đau thương vô hạn. Nhưng nghịch lí là ai cũng vô cùng sung sướng và hạnh phúc. Bởi cái chết kia sẽ biến di chúc của cụ cố từ chỗ là lí thuyết chuyển sang thực hành, ai cũng có một phần tài sản kếch xù của cụ. Mặt khác, đám tang còn mang đến cho con cháu kia mỗi người một niềm vui riêng không giống ai, tưng bừng chuẩn bị cho đám tang thành thử cảnh nhà tấp nập vui như Tết

-> Tên truyện đã tạo được tình huống trào phúng đặc sắc làm nổi bật mâu thuẫn trào phúng đủ loại và làm đậm nét hàng loạt chân dung biếm họa của một đại gia đình bất hiếu.

Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia | Ngắn nhất Soạn văn 11 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 128 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Niềm vui, hạnh phúc chung của mọi thành viên trong gia đình khi cụ cố chết: Ai cũng được chia gia tài (điều mà họ mong mỏi từ lâu).

* Mỗi người có một niềm vui sướng riêng:

- Cụ cố Hồng mới 50 tuổi nhưng lâu nay mơ ước được gọi là cụ cố bây giờ được thỏa nguyện.

- Ông Văn Minh là cháu đích tôn của cụ cố tổ nen chắc chắn được chia gia tài vì vậy ông mong luật sư đến nhanh.

- Ông Phán, cháu rể của cụ cố tổ, vui vì không ngờ giá trị bị vợ cắm sừng lại lớn đến vậy.

- Cô Tuyết, cháu gái cụ cố tổ, sung sướng vì sẽ được mặc bộ đồ tang mang tên “Ngây thơ”.

- Cậu tú Tân sướng điên người vì được dịp dùng mấy cái máy ảnh mới mua.

-> Đồng tiền và lối sống văn minh rởm đã len vào đời sống từng gia đình, tàn phá tình cảm, bang hoại đạo đức truyền thống.

Những ông bạn thân của cụ cố Hồng.

- Là những người có địa vị, đi đám ma nhưng “ngực dầy huân chương” như đi lễ hội, phô trương không đúng chỗ.

- Mép và cằm đầy đủ các loại râu ria, oai vệ nhưng cũng rất dâm đãng.

Mấy trăm giai thanh gái lịch nhưng lại ứng xử vô văn hóa, vô đạo đức, biến bãi tha ma thành nơi chụp ảnh “nghệ thuật”, đi đưa đám là để bình phẩm, chê bai, lẳng lơ với nhau,…

-> Đó là hình ảnh thu nhỏ của xã hội thượng lưu hãnh tiến, vô văn hóa, vô đạo đức.

Câu 3 (trang 128 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Một đám ma to tát:

- Theo lối ta, Tây, Tàu…

- Vòng hoa, câu đối, người đi mua (ba trăm, vài ba trăm… số nhiều, số đông).

Một đám ma danh giá:

- Có mặt nhiều vị tai to mặt lớn.

- Rất đông nam thanh nữ tú.

- Có nhà sư, báo Gõ mõ…

Một đám ma rất hợp thời trang với những bộ đồ tang mốt mới nhất.

Một đám tang rộn rã, tưng bừng (đi đến đâu làm huyên náo đến đấy).

-> Đám tang diễn ra như một tấn hài kịch, đó là dịp để ngời ta khoa khoang. Một đáng tang có tất cả để trở thành danh giá nhất, chỉ thiếu một điều đó là nỗi đau buồn, lòng thương xót: đây mới chính là đám tang thực thụ.

Câu 4 (trang 128 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Thái độ của nhà văn đối với xã hội thượng lưu. Đó là một xã hội nhố nhăng, suy tàn, thối nát, băng loạn những giá trị đạo đức. Miêu tả cái "đám cứ đi", nhà văn muốn phơi bày tất cả sự giả dối, bịp bợm, vô đạo đức của cái xã hội thượng lưu đang hãnh tiến, đắc chí. Từ đó nhà văn đả kích châm biếm sâu cay, thâm thuý những thói xấu xa của xã hội.

Câu 5 (trang 128 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Nghệ thuật trào phóng của Vũ Trọng Phụng ở đoạn trích này:

 - Xây dựng những chi tiết mâu thuẫn trào phúng ấn tượng trong đoạn trích:

+ Cảnh đám ma được tổ chức rất đông rất to

+ Cảnh cậu Tú tân bắt mọi người phải đóng kịch để chụp hình

+ Cảnh ông Phán oặt người đi, khóc thảm thiết trên tay Xuân

- Nghệ thuật xây dựng và phát triển các tình huống

- Giọng văn mỉa mai, sử dụng thủ pháp cường điệu, nói quá được sử dụng một cách linh hoạt

- Ngòi bút miêu tả sắc sảo: Những nét riêng của từng nhân vật trong đoạn trích.

Phần luyện tập

Câu 1 (trang 128 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Học sinh tìm đọc toàn bộ tác phẩm Số đỏ.

Câu 2 (trang 128 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Những mâu thuẫn và chân dung trào phúng trào phúng trong đoạn trích:

* Mâu thuẫn trào phúng trong đoạn trích:

- Câu chuyện của Xuân tóc đỏ và cái chết của cụ tổ. Một kẻ có tội như Xuân ngờ đâu lại trở thành có đại công với gia đình.

- Mâu thuẫn trào phúng còn thể hiện ngay trong tựa đề của chương này “Hạnh phúc của một tang gia”.

- Miêu tả tỉ mỉ niềm hạnh phúc của mọi người trước cái chết của cụ cố tổ

à Vũ Trọng Phụng đã lột bộ mặt thật của xã hội lố lăng, chuộng hình thức, không chút tình người, vạch chân tướng của những hạng người mang danh thượng lưu trí thức, văn minh nhưng thực chất là cặn bã đạo đức giả

* Những nhân vật trào phúng: cụ cố Hồng, vợ chồng Văn Minh, cô Tuyết, cậu Tú Tân, ông Phán mọc sừng, Xuân Tóc Đỏ. Bên cạnh đó là chân dung của những người ngoài gia đình (hai tên cảnh sát Min Đơ, Min Toa, bạn cụ cố Hồng...).

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí

Soạn bài Trả bài làm văn số 3

Soạn bài Một số thể loại văn học: thơ, truyện

Soạn bài Chí Phèo

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)

1 822 09/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: