Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu) | Ngắn nhất Soạn văn 11

Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu) lớp 11 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập 2 từ đó soạn văn lớp 11 một cách dễ dàng.

1 828 lượt xem
Tải về


Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu) (ngắn nhất)

Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu) ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 5 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)

Bối cành lịch sử đất nước và những ảnh hưởng từ nước ngoài:

- Cuối TK XIX, phong trào Cần Vương thất bại.

- Phan Bội Châu sau khi đỗ Giải nguyên (1900), ông bắt đầu vào Nam ra Bắc tìm hướng cứu nước.

- Sau đó ông quyết định sang Nhật, sau 20 năm bôn ba Nhật, Trung Quốc, Thái Lan, ông bị thực dân Pháp bắt và đưa về nước định bí mật thủ tiêu nhưng không thành.

- Năm 1905, trước lúc lên đường sang Nhật Bản, Phan Bội Châu làm bài thơ này để từ giã bạn bè, đồng chí. Lúc này, đất nước đã mất chủ quyền, tiếng mõ Cần Vương đã tắt. Trước tình hình đó đặt ra câu hỏi cho các nhà yêu nước là làm thế nào để tìm ra con đường cứu nước mới.

Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu) | Ngắn nhất Soạn văn 11 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 5 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)

Tư duy mới mẻ, táo bạo và khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước được biểu hiện như sau:

- Quan niệm mới về chí làm trai và tư thế tầm vóc của con người trong vũ trụ: tức là phải biết sống cho phi thường, hiển hách, dám mưu đồ những việc kinh thiên động địa, xoay chuyển càn khôn. 

- Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc: con người dám đối mặt với cả đất trời, vũ trụ để tự khẳng định mình.

- Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ: Sự hăm hở của người ra đi qua khát vọng muốn vượt theo cánh gió dài trên biển rộng để thực hiện lí tưởng cách mạng.

Câu 3 (trang 5 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)

- Câu 6: Câu thơ dịch là học cũng hoài chỉ thể hiện được ý phủ nhận mà chưa thể hiện được khí phách, ngang tàng mà tác giả muốn thể hiện.

- Câu 8: Câu thơ chưa nhấn mạnh vào sự mãnh mẽ, dũng cảm  như nguyên tác: "nhất tề phi" - "cùng bay lên".

Câu 4 (trang 5 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)

Những yếu tố tạo lên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ là:

- Giọng điệu thơ hăm hở, quyết liệt.

- Thể thơ thất ngôn bát cú luật bằng sinh động, hấp dẫn.

- Hình ảnh mạnh mẽ, khoáng đạt, có sức truyền cảm cao

- Ngôn ngữ thơ giản dị, nhưng có sức chứa lớn, mang ý nghĩa sâu xa

Phần Luyện tập

Câu hỏi (trang 5 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)

Bài làm tham khảo

Nghệ thuật trong hai câu thơ cuối bài được tác giả thể hiện rất đặc sắc. Hình ảnh không gian  hiện lên là biển Đông rộng lớn. Những hình tượng thơ vừa kỳ vĩ, lớn lao vừa lãng mạn, thơ mộng (trường phong, Đông hải, thiên trùng, bạch lãng). Lối nói nhân hóa “ thiên trùng bạch lãng nhất tề phi”. Ở câu thơ “Nguyệt trục trường phong Đông hải khứ” mang âm điệu rắn rỏi, thể hiện lời nguyện thề dứt khoát, thiêng liêng với chính mình, trước bạn bè, đồng chí và đồng bào. Ở câu thơ “Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi”  thể hiện âm điệu nhịp nhàng, bay bổng, cao dần, xa dần làm cho lời nguyện biến thành hành động, dạt dào niềm lạc quan, phơi phới niềm tin.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Nghĩa của câu

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 5: Nghị luận văn học

Soạn bài Hầu trời (Tản Đà)

Soạn bài Nghĩa của câu (tiếp theo)

Soạn bài Vội vàng (Xuân Diệu)

1 828 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: