Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh | Ngắn nhất Soạn văn 11

Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh lớp 11 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 11 một cách dễ dàng.

1 803 09/03/2022
Tải về


Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh (ngắn nhất)

Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh ngắn gọn:

Câu 1 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê ( Hạ Tri Chương) và bài thơ Trở lại An Nhơn (Chế Lan Viên):

– Điểm giống nhau: Cả hai người đều rời quê hương ra đi lúc còn trẻ và trở về lúc tuổi đã cao.

– Khi trở về về, cả hai đều trở thành “người xa lạ” trên chính nơi mình đã sinh ra.

+ Hạ Tri Chương viết: Hỏi rằng: Khách ở nơi nào lại chơi? Vì không còn ai nhận ra mình cả.

+ Chế Lan Viên viết: Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người, vì quê hương đã biến đổi quá nhiều sau chiến tranh, không còn cảnh cũ, người xưa nữa.

Câu 2 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả. Trong câu văn này, mùa xuân và mùa thu là những hình ảnh ẩn dụ. Mùa xuân, mùa thu ở đây chỉ các giai đoạn khác nhau: ban đầu là lúc đơm hoa, cùng với thời gian sẽ thu hoạch được nhiều quả ngọt. Chuyện học hành cũng vậy, cùng với sự chăm chỉ tích lũy kiến thức chúng ta sẽ dần tiến bộ và rồi sẽ thành công.

Câu 3 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Tương đồng: Cùng là thể thơ thất ngôn bát cú, cả hai bài đều gieo vần chặt chẽ và đều tuân thủ nghiêm chỉnh luật đối (câu 3, 4 và câu 5, 6).

- Khác biệt: Nhưng hai bài thơ có nhiều điểm khác nhau, nhất là cách dùng từ:
+ Bài thơ của Hồ Xuân Hương dùng nhiều những từ ngữ trong ngôn ngữ hằng ngày
+ Bà Huyện Thanh Quan lại dùng nhiều từ Hán Việt. mang tính ước lệ

- Sự khác nhau nêu trên tạo ra sự khác nhau về phong cách:

+ Bài thơ của Hồ Xuân Hương có phong cách gần gũi với đám đông, tuy có xót xa nhưng vẫn có những nét tinh nghịch.

+ Bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan mang phong cách đài các, trang nhã. Đó là tiếng nói của văn nhân trí thức thượng lưu.

Câu 4 (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

“Học thầy không tày học bạn”. Câu tục ngữ trên chính là sự so sánh không cân bằng giữa người thầy và học sinh. Nó không có ý nghĩa hạ thấp giá trị của người thầy mà nó chỉ đề cao vai trò của bạn bè. Trong xã hội vai trò của người thầy đối với nền giáo dục là rất lớn. Sự học tập, tìm hiểu ở thầy là cần thiết. Nhưng chúng ta không chỉ dừng lại ở đó mà hãy biết học hỏi ở nhiều nơi, nhiều chỗ, học hỏi ở mọi phương diện để có thể bồi đắp, tu dưỡng thêm vốn kiến thức của mình.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh

Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí

Soạn bài Trả bài làm văn số 3

Soạn bài Một số thể loại văn học: thơ, truyện

1 803 09/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: