Soạn bài Chiều tối | Ngắn nhất Soạn văn 11

Soạn bài Chiều tối lớp 11 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập 2 từ đó soạn văn lớp 11 một cách dễ dàng.

1 907 09/03/2022
Tải về


Soạn bài Chiều tối (ngắn nhất)

Soạn bài Chiều tối (Hồ Chí Minh) ngắn gọn:

Phần Đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)

Đối chiếu bản dịch thơ với bản dịch nghĩa và nguyên tác:

- Câu 1 dịch khá sát.

- Trong câu 2, bản dịch chưa dịch chữ "cô" (cô đơn, lẻ loi) trong "cô vân"; chữ "mạn mạn" dịch "trôi nhẹ" là chưa sát.

- Câu 3 dịch thơ chưa phù hợp: "Thiếu nữ" dịch là "Cô em" không hợp với cách nói của Bác; thừa chữ "tối" làm mất đi sự hàm súc của câu thơ (không cần nói tối mà vẫn biết trời đã vào đêm - qua hình ảnh lò than rực hổng).

- Câu 4 dịch tương đối thoát ý.

Soạn bài Chiều tối | Ngắn nhất Soạn văn 11 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)

- Bức tranh núi rừng rộng lớn, lạnh lẽo lúc chiều muộn:

  + Thời gian nghệ thuật: hoàng hôn → thời gian đẹp nhưng gợi buồn, gợi nỗi cô đơn, thường gắn với hình ảnh người lữ thứ trong thơ xưa.

  + Không gian nghệ thuật: rừng (“lâm”), trời (“thiên không”) → không gian rộng lớn, rợn ngợp nơi xứ người.

  + Hình ảnh: cánh chim mỏi mệt lúc cuối ngày đang đi tìm chốn ngủ (“quyện điểu”), áng mây đơn độc, lững lờ → bé nhỏ, đơn độc giữa không gian rợn ngợp.

- Bức tranh núi rừng ẩn chứa tâm trạng của nhà thơ:

+ Trạng thái mệt mỏi, rã rời sau một ngày dài chuyển lao của người tù cách mạng.

+ Nỗi cô đơn, lẻ loi của người tù khi phải xa quê hương, gia đình, đồng chí.

+ Khát khao trở về như cánh chim về tổ, khát khao tự do như áng mây tự tại.

Câu 3 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)

- Bức tranh đời sống nơi xóm núi:

+ Hình ảnh cô gái xóm núi trong công việc xay ngô: trẻ trung, tươi tắn (“cô em”); vẻ đẹp khỏe khoắn, say sưa, lao động quên cả thời gian (“ma bao túc” – “bao túc ma hoàn”).

+ Hình ảnh lò than: đem lại hơi ấm xua tan cái giá lạnh, đem lại ánh sáng xua đi bóng tối, đem lại màu sắc nồng đượm khiến bức tranh trở nên tươi sáng, tràn đầy sức sống (chữ “hồng” là nhãn tự của bài thơ).

- Tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ:

+ Hào hứng, thích thú và vui chung với niềm vui lao động của cô gái sơn cước.

+ Tinh thần lạc quan, phấn chấn khi điểm nhìn kết lại ở hình ảnh lò than rực hồng.

+ Tinh thần chủ động, bản lĩnh làm chủ hoàn cảnh của người chiến sĩ thời đại mới.

Câu 4 (trang 40 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)

- Nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ vừa có những nét cổ điển (bút pháp chấm phá, ước lệ với những thi liệu cũ) vừa có nét hiện đại (bút pháp tả thực sinh động với những hình ảnh dân dã, đời thường). Bài thơ chủ yếu là gợi tả chứ không phải là miêu tả, vì thế mà có thể cảm nhận tính chất hàm súc của thơ rất cao.

- Ngôn ngữ trong bài thơ được sử dụng rất linh hoạt và sáng tạo. Một số từ ngữ vừa gợi tả lại vừa gợi cám ("quyện điểu", "cô vân"). Biện pháp láy âm vắt dòng ờ câu 3 và câu 4 tạo nhịp thơ khoẻ khoắn. Ngoài ra bài thơ có những chữ rất quan trọng, có thể làm "sáng" lên cả bài thơ, ví như chữ "hồng" trong câu thơ cuối chẳng hạn.

Phần Luyện tập

Câu 1 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)

Cảnh chiều tối, như trên đã nói, thật buồn. Song nó vẫn có điểm sáng gợi một chút tươi vui. Có thể nói trong bức tranh chiều tối này, nổi bật lên một màu rực rỡ, ấy là ánh sáng hồng của lò than soi tỏ hình ảnh một cô gái xóm núi đang xay ngô để chuẩn bị cho bữa cơm chiều. Bản nçuyên tác không nói tối mà người đọc vẫn cảm nhận được trời đang chuyển vào đêm, ấy chính là nhờ sự xuất hiện của hình ảnh lò than rực hồng. Lò than tỏa ánh sáng cho cả bài thơ. Nó không thực sự gợi ra niềm vui, nhưng nó gợi ra hơi ấm và một chút nào đó niềm tin.

Theo lẽ thường, tâm trạng của một người ở vào hoàn cánh của tác giả thật không thể vui. Thực tế cho thấy, ở hai câu đầu của bài thơ, tâm trang của nhà thơ cũng vậy - cảnh buồn và lòng người cũng không vui. Vui sao được khi đang phải chịu cảnh tù đày oan ức nơi quê người đất khách. Thế nhưng ở hai câu thơ sau, ánh sáng và niềm vui của con người bỗng hiện lên qua ánh lửa hồng. Cái mệt mỏi, cô quạnh dường như cũng vơi đi. Thế mới biết, ở Bác, niềm vui nỗi buồn luôn gắn liền với cái vui, cái buồn của nhân loại. Thế mới biết, một phần lẽ sống đáng quý của Người, ấy là sự lạc quan.

Câu 2 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)

Trong Chiều tối, có thể xem, hình ảnh đẹp nhất, thể hiện tập trung vẻ đẹp tâm hổn của Hồ Chí Minh là hình ảnh cô gái xay ngô tối và bếp lửa hồng (Xem lại phần phân tích ở trên).

Câu 3 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)

Vần thơ cùa Bác, vần thơ thép

Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.

(Đọc thơ Bác)

- Chất thép trong thơ Hồ Chí Minh (biểu hiện rõ nhất trong Nhật kí trong tù) ấy là cái dũng khí kiên cường, phong thái ung dung tự tại, lạc quan yêu đời.

- Chất tình là tình cảm dào dạt với thiên nhiên, cuộc sống, con người.

- Bài thơ Chiều tối, trước hết là một bài thơ giàu cảm hứng về vẻ đẹp của thiên nhiên. Thiên nhiên được cảm thụ theo một quan điểm riêng và thể hiện theo một bút pháp riêng. Nhà thơ không coi trọng việc vẽ lại hình xác của cảnh vật mà chi muốn ghi lại cái linh hồn của tạo vật bằng những nét chấm phá. Thiên nhiên trong Chiều tối là thiên nhiên đồng điệu với lòng người. Nó khắc sâu tình yêu quê hương, yêu cuộc sống và sự khao khát tự do.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Từ ấy

Soạn bài Lai tân

Soạn bài Nhớ đồng

Soạn bài Tương tư (Nguyễn Bính)

Soạn bài Chiều xuân

1 907 09/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: