Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát | Ngắn nhất Soạn văn 11

Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát lớp 11 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 11 một cách dễ dàng.

1 737 lượt xem
Tải về


Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát (ngắn nhất)

Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát ngắn gọn :

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Yếu tố tả thực:

Bãi cát: được vẽ lên, chủ yếu ở đoạn 1 và một phần ở đoạn 3

Những từ:

+ Bãi cát - điệp ngữ

+ Mờ mịt

+ Núi muôn lớp

+ Sóng muôn đợt

→ Gợi hình ảnh một bãi cát dài, xung quanh vây bủa bởi núi biển, khó xác định phương hướng.

Người đi trên cát: 

- Bước đi trầy trật, khó khăn (Đi một bước lại lùi một bước)

- Tất cả đi không kể thời gian ( Mặt trời lặn đi chưa nghỉ)

- Mệt mỏi, chán ngán (Nước mắt tuôn rơi, ngao ngán lòng)

- Cô đơn cô độc (Mình anh trơ trọi trên bãi cát)

→ Hình ảnh người trên cát cô đơn, nhỏ bé giữa mờ mịt của cát. Đi mà thấy phía trước là đường cùng, đường biển, chẳng thấy đích là đâu

Ý nghĩa biểu trưng:

- Bãi cát: tượng trưng cho con đường danh lợi đầy chông gai, nhọc nhằn.

- Hình ảnh người đi trên cát đến lúc mặt trời lặn vẫn còn đi và phía trước là đường cùng, có ý nghĩa sâu sắc. Câu hỏi kết thúc bài “Anh còn đứng làm chi trên bãi cát?” Cho thấy hiện tại anh vẫn chưa tìm được con đường khác nhưng trong ý thức anh đã có sự thức tỉnh, không chấp nhận đi tiếp con đường danh lợi, chán ghét lối học khoa cử, cố học để thi cử, đỗ đạt để mưu cầu danh lợi. (Lưu ý bài thơ này Cao Bá Quát làm sau nhiều lần đi thi mà không đỗ).

Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát | Ngắn nhất Soạn văn 11 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Hai câu đầu thể hiện nỗi chán ngán của tác giả thấy mình cứ hành hạ thân xác theo đuổi mãi đường công danh (buộc mình phải trèo non, lội nước mãi).

- Bố câu tiếp nói lê sự cám dỗ của bả công danh đối với người đời. Thực tế những người cầu danh lợi đều phải chạy ngược xuôi rất vất vả. Tác giả ví mùi danh lợi như rượu ngon dễ say người, ít ai có thể thoát khỏi sự cám dỗ của nó.

- Đây là những câu thơ dẫn tác giả tới sự thức tỉnh: cần phải thoát ra khỏi cơn say danh lợi tầm thường nhưng nó đã chiếm hết thời gian quý giá của một đời người,

Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Tâm trạng của tác giả, khi đi trên bãi cát là đau đớn, chán ngán, bế tắc. Từ tâm trạng đó ta hiểu được tầm tư tưởng cao rộng của tác giả là ở chỗ ông đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ, dẫn tới nguy cơ lạc hậu, nguy cơ bị xâm lược đang đến gần.

Câu 4 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Bài thơ sáng tác theo lối thơ cổ, câu dài, ngắn xen nhau, vần thơ bằng trắc phối nhịp nhàng, tiết tấu phong phú, giọng điệu khi thì bi tráng, khi thì u buồn…  

- Những lúc dừng lại suy nghĩ, câu thơ lại kéo dài ra, nhịp thơ cũng biến hóa phù hợp. Những câu thơ: “Không học được….giận khôn vơi” với nhịp điệu đều, chậm, buồn để cho thấy tác giả tự giận mình không có khả năng như người xưa, mà phải tự hành hạ mình, chán nản mệt mỏi vì công danh - lợi danh…Từng nhịp điệu của bài thơ chính là tâm trạng khi khó nhọc, khi day dứt, khi đau khổ bước trên con đường của mình.

Phần luyện tập

Câu hỏi (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Bài thơ là sự chán ghét của một trí thức với xã hội đương thời . Tác giả đã nhận thấy rõ tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ. Từ đây có thể thaayys tác giả có nhân cách cao cả, không thỏa hiệp với bản thân và thực trạng xã hội.

--> Và đó là một phần nguyên nhân giải thích lí do khiến Cao Bá Quát đã tham gia cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn năm 1854.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích

Soạn bài Lẽ ghét thương

Soạn bài Chạy giặc

Soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn

Soạn bài Trả bài làm văn số 1

1 737 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: