Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền (V.Huy-Gô) | Ngắn nhất Soạn văn 11
Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền (V.Huy-Gô) lớp 11 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập 2 từ đó soạn văn lớp 11 một cách dễ dàng.
Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền (V.Huy-Gô) (ngắn nhất)
Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền (V.Huy-Gô) ngắn gọn:
Câu 1 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)
* Giăng Van - giăng:
- Đứng trước cái ác, chỉ với mong ước có thêm thời gian để đưa Cô-dét về cho Phăng-tin mà Giăng Van-giăng đã sẵn sàng chấp nhận tất cả.
- Giăng Van-giăng đã nhún nhường, thậm chí nhẫn nhục trước Gia-ve để mong có thể thực hiện được cái ước nguyện kia. Tình thế của nhân vật trong hoàn cảnh này là rất khó xử (trước đó, vì để làm yên lòng Phăng-tin, Giăng Van-giăng đã nói dối chị rằng ông đã đưa Cô-dét về rồi). Một mặt vừa phải van nài tên thanh tra biến chất, mặt khác lại phải e dè để tránh cho Phăng-tin không phải chịu cái tin quá đột ngột có thể gây sốc cho chị, hoàn cảnh ấy đã giúp tác giả thể hiện được toàn diện những phẩm chất đẹp của nhân vật.
* Gia-ve:
- Đối lập với Giăng Van-giăng là hình ảnh một Gia-ve độc ác.
- Trong đoạn trích, sự độc ác của Gia-ve mới đầu chỉ được thể hiện bằng vẻ mặt đắc chí và bằng những lời nói cộc lốc, thô lỗ. Nhưng khi kịch tính của truyện dần lên cao, hắn đã sẵn sàng chà đạp lên tất cả. Thậm chí, khi Phăng-tin đã tắt thở, Gia-ve vẫn chẳng hề có chút xao động gì. Với hắn, điều quan trọng nhất là không thế nào đánh mất cơ hội tiêu diệt Giăng Van-giăng.
* Ý nghĩa:
- Làm nổi bật sự tương phản giữa hai nhân vật: Gia-ve như một con thú khát máu đang săn mồi – Giăng Van-giăng là con người bản lĩnh, tràn đầy tình yêu thương.
- Làm nổi bật sự đối lập giữa thiện và ác, yêu thương và bạo tàn.
Câu 2 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)
Phân tích những hình ảnh so sánh và ẩn dụ:
- Mọi chi tiết về ngôn ngữ, hành động, cử chỉ đều quy chiếu nhân vật Gia-ve vào ẩn dụ về một con ác thú săn mồi.
- Diễn biến của đoạn trích, đặc biệt là đoạn kết khi tiễn biệt Phăng-tin về cõi vĩnh hằng, Giăng Van-Giăng được quy chiếu về hình ảnh của một con người của tình yêu thương, của một vị cứu tinh cao cả.
Câu 3 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)
- Đoạn văn từ “Ông nói gì với chị?” đến “có thể là những sự thực cao cả” là phát ngôn của nhà văn. Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này: Bình luận ngoại đề (hay “trữ tình ngoại đề”)
+ Trữ tình ngoại đề là một trong những yếu tố ngoài cốt truyện trong tác phẩm tự sự, là những đoạn văn đoạn thơ mà tác giả hay người kể chuyện trực tiếp bộc lộ những tình cảm, ý nghĩ, quan niệm của mình đối với nhân vật, đối với cuộc sống thể hiện trong tác phẩm...
+ Trữ tình ngoại đề góp phần bộc lộ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, làm sáng tỏ thêm hình tượng nhân vật. Nếu xuất phát từ những tư tưởng tiến bộ, những thể nghiệm sâu sắc về cuộc sống, những đoạn trữ tình ngoại đề có ý nghĩa giáo dục lớn với người đọc...
Câu 4 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)
Đoạn trích này thể hiện nhiều dấu hiệu nghệ thuật của chủ nghĩa lãng mạn
- Những thủ pháp nghệ thuật quen thuộc: phóng đại, so sánh và tương phản.
- Tuy nhiên điều quan trọng hơn là tất cả những biện pháp này đều bị chi phối bởi đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn - đó là trong khi đối lập thực tế với lý tưởng, chủ nghĩa lãng mạn hướng về khuynh hướng khẳng định thế giới lý tưởng.
- Thế giới lý tưởng của Hugo (biểu hiện qua hình ảnh người anh hùng lãng mạn giải quyết những bất công xã hội bằng giải pháp tình thương) có thể nhuộm màu ảo tưởng, song điều này vẫn bồi đắp cho con người một tình cảm và lý tưởng đẹp đẽ, không thể thiếu.
Phần Luyện tập
Câu 1 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)
Trong đoạn trích, Phăng-tin không đóng vai trò là một nhân vật chính. Tuy nhiên, cách thể hiện nhân vật vẫn góp phần thể hiện những nét đặc trưng nghệ thuật nổi bật của Hugo. Ở nhân vật này, một lần nữa, ta có thể minh hoạ lại nghệ thuật đối lập, như là một nét đặc trưng cho thế giới hình tượng của Hugo. Đó là:
a. Nghệ thuật miêu tả nhân vật. Tác giả sử dụng thủ pháp nghộ thuật đối lập:
+ Sự đối lập giữa:
Phăng-tin >< Gia-ve
Nạn nhân >< Đao phủ
+ Sự đối lập giữa:
Phăng-tin >< Giăng Van-giăng
Nạn nhân >< Vị cứu tinh
b. Nghệ thuật miêu tả tâm trạng: trong đoạn trích, Phăng-tin từ tin tưởng tuyệt đối vào Giăng Van-giăng đến lo lắng, sợ hãi (khi Giăng Van-giăng bị Gia-ve lấn át) và đến khi Gia-ve nói: "Tao đã bảo không có ông Ma-đơ-len,... chỉ có thế thôi!" thì chị đã không thể chịu đựng nổi. Chị hoảng hốt rồi mất đi. Quá trình diễn biến tâm lý của nhân vật cho ta thấy hiện lên hình ảnh một người phụ nữ thật đáng thương, thật tội nghiệp khi niềm tin về một chỗ dựa có thể giúp vượt qua cái ác bị đổ vỡ. Tuy nhiên, ngôn ngữ và hành động của Phăng-tin lại thể hiện một sức mạnh khác thường. Sức mạnh ấy là niềm tin vào tình thương yêu của con người; tin rằng cái ác không thể ngự trị mãi mãi; tương lai là của tình yêu thương và sự công bằng. Tuy vậy, sự đối lập giữa Phăng-tin và Giăng Van-giăng không bác bỏ sự thật là cả Giăng Van-giăng cũng vẫn là nạn nhân, và cả hai nhân vật đều cùng một tuyến nhân vật nếu xét theo tiêu chí Thiện - Ác.
Câu 2 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)
Từ sự phân tích trên đây, có thể thấy, Phăng-tin đóng vai trò quan trọng trong cốt truyện. Có thể xem nhân vật này chính là trung tâm của cuộc đấu tranh giữa cái Thiện và cái Ác. Nhờ những câu chuyện xoay quanh số phận nhân vật này mà tính cách các nhân vật đối lập như Giăng Van-giăng và Gia-ve được thể hiện một cách nổi bật.
Câu 3 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)
Trong đoạn trích, cũng như trong toàn thể thiên truyện, việc phân tuyến nhân vật là khá rõ và có nhiều nét giống với văn học dân gian. Đó là cách phân tuyến theo kiểu Thiện - Ác. Các nhân vật Giăng Van-giăng, Phăng-tin đối lập với Gia-ve. Việc sắp xếp tuyến nhân vật như vậy đồng thời cho hai tuyến xung đột quyết liệt với nhau sẽ giúp làm nổi bật trọn vẹn phẩm chất và tính cách của các nhân vật cũng như ý nghĩa tư tưởng và chủ đề của tác phẩm.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, hay khác:
Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận
Soạn bài Về luân lí xã hội ở nước ta (Phan Châu Trinh)
Soạn bài Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 11 | Giải bài tập Hóa học 11 Học kì 1, Học kì 2 (Sách mới)
- Lý thuyết Hóa học 11(sách mới) | Kiến thức trọng tâm Hóa 11
- Giải sbt Hóa học 11 (sách mới) | Sách bài tập Hóa học 11
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 11
- Giáo án Hóa học lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Toán 11 | Giải bài tập Toán 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Các dạng bài tập Toán lớp 11
- Lý thuyết Toán lớp 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 11
- Giáo án Toán lớp 11 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 11 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 11 | Giải bài tập Tiếng anh 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 11
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Lịch sử 11 | Giải bài tập Lịch sử 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch Sử 11(sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch Sử 11
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 11
- Giải sgk Vật Lí 11 | Giải bài tập Vật lí 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Vật Lí 11 (sách mới) | Sách bài tập Vật Lí 11
- Lý thuyết Vật Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Vật Lí 11
- Các dạng bài tập Vật Lí lớp 11
- Giáo án Vật lí lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Sinh học 11 | Giải bài tập Sinh học 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Sinh học 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Sinh 11
- Giải sgk Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Địa Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa lí 11
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 11
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 11