Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự) | Ngắn nhất Soạn văn 11

Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự) lớp 11 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 11 một cách dễ dàng.

1 977 lượt xem
Tải về


Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự) (ngắn nhất)

Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự) ngắn gọn :

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Phủ chúa được miêu tả từ bao quát đến cụ thể, như sau:

- Phải qua mấy lần cửa, vườn hoa đầy sắc hương và tiếng chim ríu rít, những dãy hành lang quanh co nối tiếp nhau.

- Điếm Hậu mã (nơi quân Hậu mã chờ sẵn, để chúa sai phái) cột và bao lơn lượn vòng, nhà “Đại đường” tất cả các cột và đồ dùng đều sơn son thiếp vàng…

- Vào nội cung cảnh càng xa hoa tráng lệ: trướng gấm, màn là, sập vàng, ghế rồng, hương hoa ngào ngạt…

Lê Hữu Trác đã phải ngâm thơ để khen ngợi khung cảnh xa hoa nơi phủ chúa.

Trong phủ chúa, nghi thức sinh hoạt cũng rất đặc biệt:

- Có nhiều quan lại và phục dịch, mỗi người có công việc của mình.

- Mỗi Khi nhắc đến thế tử và chúa trịnh phải dùng lời lẽ tôn kính.

- Thế tử chỉ là một đứa bé năm sáu tuổi, khi vào xem bệnh cho thế tử thì một cụ già như tác giả cũng phải quỳ lạy bốn lạy, xem mạch xong lại lạy thì một cụ già như tác giả cũng phải lạy bốn lạy mới được lui ra. Muốn xem thân hình thế tử để chẩn đoán bệnh phải có viên quan nội thần đến xin phép cởi áo cho thế tử…

- Tác giả vào đến nội cung nhưng cũng không được thấy mặt chúa. Tất cả chỉ làm theo mệnh lệnh và thông qua quan chánh đường.

Các chi tiết làm nổi bật nội dung trang nghiêm phản ánh quyền uy tột bậc của nhà chúa.

Qua cách miêu tả có thể thấy thái độ của tác giả:

- Ông nhận xét cảnh xa hoa lộng lẫy tấp nập ở phủ chúa “khác hẳn người thường”, đến mức không tưởng tượng nổi “khác nào ngư phủ đào nguyên thưở nào”.

- Được mời ăn cơm tác giả nhận xét “toàn vật ngon của lạ”.

- Tác giả nhận xét nguyên nhân bệnh trạng của thế tử “vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”.

Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự) | Ngắn nhất Soạn văn 11 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Chi tiết đối lập: thế tử - một đứa bé - ngồi chễm trệ trên sập vàng cho thầy thuốc – một cụ già – quỳ lạy. Để rồi “ngài” cười và ban cho một lời khen “rất trẻ con”: Ông này lạy khéo!

- Chi tiết tác giả đi vào nơi ở của thế tử để xem mạch: Đột nhiên thấy ông ta (quan Chánh đường) mở một chỗ trong màn gấm rồi bước vào. Ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả. Đi độ năm, sáu lần trướng gấm như vậy...” 

=> Gợi nên một khung cảnh ngột ngạt bởi son vàng → sự tù đọng và nhức nhối.

=> Những chi tiết mà tác giả đưa ra rất chân thực, sắc sảo đồng thời bày tỏ thái độ coi thường danh lợi của người thầy thuốc giàu y đức

Câu 3 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Phẩm chất người thầy thuốc của Lê Hữu Trác qua việc xét đoán bệnh tình và cách chữa bệnh cho thế tử.

- Lê Hữu Trác là thầy thuốc giỏi. Nhưng ông sợ nơi cửa quan, sợ trói buộc của danh lợi nên cho dù hiểu rõ căn bệnh của thể tử ông cũng không chữa ngay.

- Ông là y sĩ có lương tâm và đức độ khi muốn chữa bệnh cầm chừng cho thế tử nhưng sợ phụ lòng cha.

- Ông có bản lĩnh và tự tin khi dù có ý kiến khác với những thầy thuốc trong cung nhưng ông vẫn kiên quyết bảo vệ ý kiến đến cùng.

Câu 4 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác giả:

- Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, chọn được nhưng chi tiết sắc sảo có ý nghĩa sâu sắc. Chi tiết Thế tử, một đứa bé, ngồi chễm chệ trên sập vàng cho thầy thuốc là một cụ già quỳ dưới đất lạy. Thái tử cười và ban lời khen “ông này lạy khéo”, nghịch lí nhưng đó là uy quyền của vua chúa, dù đó là một đứa bé chưa hiểu đời.

Phần luyện tập

Câu hỏi (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

So sánh đoạn trích với tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Trích Vũ Trung tùy bút - Phạm Đình Hổ)

- Giống nhau: đều phản ánh cuộc sống xa hoa nơi cửa quan, phủ chúa, hiện thực cuộc sống tàn khốc và từ đó thể hiện thái độ phê phán của tác giả.

- Khác nhau:

Vào phủ chúa Trịnh là bài ký sự kể về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh. Tác giả sử dụng khả năng quan sát khách quan cùng ngòi bút kể, tả sắc sảo, có sự đan xen giữa thơ, lời bình và văn xuôi tạo nên chất trữ tình.

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh kể lại những thú vui ham chơi của Trịnh Sâm. Tác giả miêu tả bằng các chi tiết tỉ mỉ, mang màu sắc u ám, có tính chất dự báo, giọng điệu khách quan.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân 

Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội 

Soạn bài Tự tình (bài II) 

Soạn bài Câu cá mùa thu 

Soạn bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận 

1 977 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: