Soạn bài Đặc điểm loại hình của tiếng Việt | Ngắn nhất Soạn văn 11

Soạn bài Đặc điểm loại hình của tiếng Việt lớp 11 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập 2 từ đó soạn văn lớp 11 một cách dễ dàng.

1 661 09/03/2022
Tải về


Soạn bài Đặc điểm loại hình của tiếng Việt (ngắn nhất)

Soạn bài Đặc điểm loại hình của tiếng Việt ngắn gọn:

Phần Luyện tập

Câu 1 (trang 58 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)

a) Đoạn trích có hai cụm từ "nụ tầm xuân" đứng ở hai vị trí khác nhau. Tuy hình thức ngôn ngữ không thay đổi nhưng vai trò ngữ pháp của chúng trong câu có sự khác nhau.

- Cụm từ "nụ tầm xuân" thứ nhất giữ vai trò là bổ ngữ của câu (bổ sung ý nghĩa cho động từ "hái").

- Ở câu thứ ba, cụm từ "nụ tầm xuân" đóng vai trò là chủ ngữ của câu (chủ thể của quá trình "nở").

b) Cũng như đoạn trích ở phần 1, hai từ bến được sử dụng trong hai câu ca dao nêu trên cũng có những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau.

- Từ "bến" ở câu lục là bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ "nhớ".

- Từ "bến" thứ hai (trong câu bát) là chủ ngữ (chủ thể của trạng thái "khăng khăng đợi thuyền").

=> Cả hai từ "bến" này đều có nghĩa bóng chỉ người phụ nữ.

c) Trong câu tục ngữ trên, dù hình thức ngôn ngữ giống nhau nhưng vai trò ngữ pháp của mỗi từ "trẻ", "già" là khác nhau.

- Từ "trẻ" và từ "già" thứ nhất đều giữ vai trò là bổ ngữ cho các động từ ("yêu" và "kính").

- Trong khi đó hai từ "trẻ" và "già" còn lại đã được chuyển loại (danh từ hoá) để giữ vai trò là chủ ngữ trong câu.

d) Vai trò ngữ pháp của mỗi từ bống trong đoạn văn trên là:

- bống (1): là bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ "đem".

- bống (2): là bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ "thả" (xuống).

- bống (3): là bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ "thả".

- bống (4): bổ ngữ cho động từ "đưa" (ra).

- bống (5): chủ ngữ của câu (chủ thể của hành động "ngoi lên").

- bống (6): là chủ ngữ của câu (chủ thể của quá trình "ngày một lớn lên trông thấy").

Câu 2 (trang 58 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)

Đối chiếu với tiếng Anh để thấy tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết còn tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập:

Câu tiếng Việt: Tôi yêu anh ấy nhưng anh ấy không yêu tôi.

Dịch sang tiếng Anh: I love him but he doesn’t love me.

- Câu tiếng Việt: "tôi" 1 là chủ ngữ, "tôi" 2 là phụ ngữ của động từ “yêu” nhưng không thay đổi về ngữ âm và chữ viết (không biến đổi hình thái) vì tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

- Câu tiếng Anh: "tôi" 1 viết là “I” (vì là chủ ngữ), "tôi" 2 viết là “me” vì là phụ ngữ, "anh ấy" 1 viết là “him” vì là phụ ngữ, "anh ấy" 2 viết là “he” vì là chủ ngữ. Vậy các cặp từ này có sự thay đổi ngữ âm và chữ viết (biến đổi về hình thái) vì tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết.

Câu 3 (trang 58 SGK Ngữ văn 11 Tập 2)

- Các hư từ: "lại", "mà"

- Tác dụng: nhấn mạnh sức mạnh, chiến thắng của dân tộc, bộc lộ niềm vui tự hào về nhân dân mình.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Trả bài làm văn số 6

Soạn bài Tôi yêu em

Soạn bài Bài thơ số 28

Soạn bài Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt

Soạn bài Người trong bao

1 661 09/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: