Lý thuyết Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương (mới 2024 + Bài Tập) - Toán lớp 5
Tóm tắt nội dung chính bài Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương lớp 5 môn Toán gồm lý thuyết ngắn gọn, các dạng bài tập điển hình và các ví dụ minh họa giúp học sinh nắm vững kiến thức từ đó biết cách làm bài tập Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương Toán lớp 5.
Lý thuyết Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
I. Lý thuyết
- Muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 4.
- Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 6.
Ví dụ: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 5 cm.
Diện tích một mặt của hình lập phương là:
5 × 5 = 25 (cm2)
Diện tích xung quanh của hình lập phương là:
25 × 4 = 100 (cm2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
25 × 6 = 150 (cm2)
Đáp số: Diện tích xung quanh: 100 cm2
Diện tích toàn phần: 150 cm2
II. Bài tập minh họa
Bài 1. Hoàn thành bảng sau:
Độ dài cạnh hình lập phương |
Diện tích xung quanh |
Diện tích toàn phần |
9 cm |
||
55 mm |
||
2,5 dm |
||
9,7 m |
Hướng dẫn giải:
Độ dài cạnh hình lập phương |
Diện tích xung quanh |
Diện tích toàn phần |
9 cm |
324 cm2 |
486 cm2 |
55 mm |
12100 mm2 |
18150 mm2 |
2,5 dm |
25 dm2 |
37,5 dm2 |
9,7 m |
376,36 m2 |
564,54 m2 |
Bài 2. Một hộp quà hình lập phương cạnh 20 cm. Tính diện tích giấy có thể gói kín hộp quà đó.
Hướng dẫn giải:
Diện tích giấy để gói kín hộp quà đó bằng diện tích toàn phần của hình lập phương.
Diện tích một mặt của hộp quà đó là:
20 × 20 = 400 (cm2)
Diện tích giấy gói đó là:
400 × 6 = 2 400 (cm2)
Đáp số: 2 400 (cm2)
Bài 3. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh bằng 8 cm.
Hướng dẫn giải:
Diện tích một mặt của hình lập phương đó là:
8 × 8 = 64 (cm2)
Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là:
64 × 4 = 256 (cm2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là:
64 × 6 = 384 (cm2)
Đáp số: Diện tích xung quanh: 256 cm2
Diện tích toàn phần: 384 cm2
Bài 4. Hình A dưới đây được tạo ra bởi tám hình lập phương bằng nhau cạnh 5 cm. Tính diện tích toàn phần của hình A.
Hình A
Hướng dẫn giải:
Hình lập phương A có cạnh là:
5 + 5 = 10 (cm)
Diện tích một mặt của hình A là:
10 × 10 = 100 (cm2)
Diện tích toàn phần của hình A là:
100 × 6 = 600 (cm2)
Đáp số: 600 cm2
Bài 5. Tính diện tích kính để làm bể cá không có nắp hình lập phương cạnh 1,2 m.
Hướng dẫn giải:
Vì bể cá không có nắp nên bể cá có 5 mặt
Diện tích một mặt của bể cá đó là:
1,2 × 1,2 = 1,44 (m2)
Diện tích kính để làm bể cá đó là:
1,44 × 5 = 7,2 (m2)
Đáp số: 7,2 m2
III. Bài tập vận dụng
Bài 1. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh bằng:
a) 2,3 cm
b) 7,5 mm
c) 6,4 cm
Bài 2. Hoàn thành bảng sau:
Độ dài cạnh hình lập phương |
Diện tích xung quanh |
Diện tích toàn phần |
5,7 cm |
||
10 mm |
||
9,2 dm |
||
5 m |
Bài 3. Hình A dưới đây được tạo ra bởi bốn hình lập phương bằng nhau cạnh 7 cm. Tính diện tích toàn phần của hình A.
Hình A
Bài 4. Bác An làm một cái hộp bằng tôn (không nắp) dạng hình lập phương có cạnh 2 dm. Tính diện tích miếng tôn đó.
Bài 5. Hoa muốn phủ các mặt xung quanh và mặt trên cùng của một chiếc bánh kem có dạng hình lập phương cạnh 12 cm bằng một lớp kem mỏng. Tính diện tích phần bánh cần phủ.
Bài 6. Một hình lập phương có cạnh 6 cm, nếu gấp cạnh của hình lập phương lên 7 lần thì diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của nó bằng bao nhiêu?
Bài 7. Một hình lập phương có cạnh 6 cm, nếu gấp cạnh của hình lập phương lên 7 lần thì diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của nó gấp lên bao nhiêu lần?
Bài 8. Một hình lập phương có cạnh dài 16 cm. Vậy diện tích xung quanh của hình lập phương đó là: …………. cm2
Bài 9. Một hộp quà hình lập phương cạnh 10 cm. Tính diện tích giấy có thể gói kín hộp quà đó.
Bài 10. Tính diện tích kính để làm bể cá không có nắp hình lập phương cạnh 1,2 m.
Xem thêm các chương trình khác: