Lý thuyết Các đơn vị đo thời gian (mới 2024 + Bài Tập) - Toán lớp 5
Tóm tắt nội dung chính bài Các đơn vị đo thời gian lớp 5 môn Toán gồm lý thuyết ngắn gọn, các dạng bài tập điển hình và các ví dụ minh họa giúp học sinh nắm vững kiến thức từ đó biết cách làm bài tập Các đơn vị đo thời gian Toán lớp 5.
Lý thuyết Các đơn vị đo thời gian
I. Lý thuyết
1. Các đơn vị đo thời gian đã học
1 phút = 60 giây
1 giờ = 60 phút
1 ngày = 24 giờ
1 tuần = 7 ngày
1 năm = 12 tháng
1 thế kỉ = 100 năm
1 thiên niên kỉ = 1 000 năm
1 năm = 365 ngày (vào năm nhuận có 366 ngày)
1 tháng = 30, 31 hoặc 28, 29 ngày
Tháng có 31 ngày là: Tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 10, tháng 12
Tháng có 30 ngày là: Tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11
Tháng 2 có 28 ngày (vào năm nhuận có 29 ngày)
Cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận.
2. Đổi đơn vị đo thời gian
- Đổi từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn:
Ví dụ: ngày = ………. giờ
ngày = 24 giờ × = 16 (giờ)
Vậy: ngày = 16 giờ
- Đổi từ đơn vị bé hơn sang đơn vị lớn hơn:
Ví dụ: 438 ngày = ……….. năm (năm không nhuận)
438 ngày = 438 : 365 (ngày) = 1,2 năm
Vậy: 438 ngày = 1,2 năm
II. Bài tập minh họa
Bài 1. Điền từ hoặc số thích hợp vào chỗ chấm:
a) Tháng 8 có ………. ngày
b) Cứ ………. năm lại có 1 năm nhuận, khi đó tháng 2 có ………. ngày
c) Tháng có 31 ngày gồm: ……………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………….
d) Năm 1010, Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Thăng Long (Hà nội). Vậy năm đó thuộc thế kỉ ……….
e) Kính viễn vọng được phát minh vào năm 1671. Năm đó thuộc thế kỉ ……….
Hướng dẫn giải
a) Tháng 8 có 31 ngày
b) Cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận, khi đó tháng 2 có 29 ngày
c) Tháng có 31 ngày gồm: Tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 10, tháng 12.
d) Năm 1010, Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Thăng Long (Hà nội). Vậy năm đó thuộc thế kỉ 11 (XI)
e) Kính viễn vọng được phát minh vào năm 1671. Năm đó thuộc thế kỉ 17 (XVII)
Bài 2. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
1,2 giờ = ………. phút |
3 tuần 2 ngày = ………. ngày |
32 tháng = ………. năm |
205 năm = ………. thế kỉ |
2 ngày 6 giờ = ………. ngày |
giờ = ………. phút |
13 980 giây = ………. giờ ………. phút |
54 tháng = ………. năm |
thế kỉ 23 năm = ………. năm |
40 năm = ………. thế kỉ |
Hướng dẫn giải
1,2 giờ = 72 phút |
3 tuần 2 ngày = 23 ngày |
32 tháng = năm |
205 năm = 2,05 thế kỉ |
2 ngày 6 giờ = 2,25 ngày |
giờ = 24 phút |
13 980 giây = 3 giờ 53 phút |
54 tháng = 4,5 năm |
thế kỉ 23 năm = 83 năm |
40 năm = 0,4 thế kỉ |
Bài 3. Điền dấu >, <, = thích hợp vào chỗ chấm:
1 năm nhuận ………. 53 tuần |
1,5 giờ ………. 90 phút |
thế kỉ ………. 65 năm |
năm ………. 10 tháng |
8,2 ngày ………. 190 giờ |
3,2 thế kỉ ………. 329 |
Hướng dẫn giải:
1 năm nhuận < 53 tuần |
1,5 giờ = 90 phút |
thế kỉ > 65 năm |
năm < 10 tháng |
8,2 ngày >190 giờ |
3,2 thế kỉ > 329 năm |
Bài 4. Nối các số đo bằng nhau
Hướng dẫn giải
Bài 5. Dưới đây là dãy các năm nhuận của thế kỉ 21 (XXI)
2004, 2008, 2012, 2016, 2020, 2024, ……….
a) Liệt kê 4 năm nhuận tiếp theo.
b) Năm 2060 có phải năm nhuận không?
Hướng dẫn giải
a) 4 năm nhuận tiếp theo là: 2028, 2032, 2036, 2040
b) Năm 2060 là năm nhuận
III. Bài tập vận dụng
Bài 1. Chọn ý đúng. Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vậy năm đó thuộc thế kỉ:
A. XIX B. XX C. XXI D. XVIII
Bài 2. Chọn ý đúng. Tổng số ngày của năm 2020 và năm 2021 là:
A. 731 ngày B. 730 ngày C. 732 ngày D. 735 ngày
Bài 3. Chọn ý đúng. Từ năm 2020 đến năm 2024 có tất cả bao nhiêu ngày?
A. 1 462 ngày B. 1 461 ngày C. 1 460 ngày D. 1 463 ngày
Bài 4. Chọn ý đúng. Những tháng có 30 ngày là:
A. Tháng 2, tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11
B. Tháng 4, tháng 6, tháng 8, tháng 11
C. Tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11
D. Tháng 1, tháng 4, tháng 6, tháng 8, tháng 10, tháng 12
Bài 5. Điền số thích hợp vào chỗ chấm
54 ngày = ………. tuần ………. ngày |
6,5 ngày = ………. giờ |
145 năm = ………. thế kỉ ………. năm |
100 giờ = ………. ngày ………. giờ |
3,4 thế kỉ = ………. năm |
0,8 thiên niên kỉ = ………. năm |
giờ = ………. phút |
ngày = ………. giờ |
Bài 6. Điền số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
12 phút = ………. giờ |
1 314 ngày = ………. năm (Không nhuận) |
24 năm = ………. thế kỉ |
450 giờ = ………. ngày |
20 giây = ………. giờ |
36 giây = ………. phút |
30 tháng = ………. năm |
460 năm = ………. thế kỉ |
Bài 7. Điền dấu >, <, = thích hợp vào chỗ chấm
thế kỉ 23 năm ………. 95 năm |
giờ 56 phút ………. 90 phút |
phút 15 giây ……….. 35 giây |
tuần 2 ngày ………. 5 ngày |
Bài 8. Đúng ghi Đ, sai ghi S
a) Năm 2000 thuộc thế kỉ 21.
b) Tuổi của mỗi người được tính theo năm.
c) 2 giờ rưỡi = 2,5 giờ.
d) 30% của 1 giờ là 25 phút
e) 3,6 giờ = 206 phút
Bài 9. Điền từ hoặc số thích hợp vào chỗ chấm:
a) Tháng 2 có 5 ngày chủ nhật. Vậy tháng 2 có ………. ngày
b) Năm 2024 thuộc thế kỉ thứ ……….
c) Một ngày có ………. phút
d) Tháng ………. là hai tháng liên tiếp có số ngày giống nhau.
Bài 10. Dưới đây là dãy các năm nhuận
2004, 2008, 2012, 2016, 2020
a) Liệt kê 6 năm nhuận tiếp theo
b) Năm 2030 có phải năm nhuận không?
Xem thêm các chương trình khác: