Lý thuyết Đề-xi-mét khối (mới 2024 + Bài Tập) - Toán lớp 5
Tóm tắt nội dung chính bài Đề-xi-mét khối lớp 5 môn Toán gồm lý thuyết ngắn gọn, các dạng bài tập điển hình và các ví dụ minh họa giúp học sinh nắm vững kiến thức từ đó biết cách làm bài tập Đề-xi-mét khối Toán lớp 5.
Lý thuyết Đề-xi-mét khối
I. Lý thuyết
Đề-xi-mét khối là một đơn vị đo thể tích.
Đề-xi-mét khối viết tắt là dm3.
1 dm3 là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1 dm.
1 dm3 = 1 000 cm3
II. Bài tập minh họa
Bài 1. Số?
a) 1 dm3 = ………. cm3 b) 1 000 cm3 = ………. dm3 c) 2 cm3 = ………. dm3 |
d) 15,7 dm3 = ………. cm3 e) 145 000 cm3 = ……… dm3 f) 30 cm3 = ………. dm3 |
Hướng dẫn giải:
a) 1 dm3 = 1 000 cm3 b) 1 000 cm3 = 1 dm3 c) 2 cm3 = 2 000 dm3 |
d) 15,7 dm3 = 15 700 cm3 e) 145 000 cm3 = 145 dm3 f) 30 cm3 = 0,03 dm3 |
Bài 2. Điền dấu >, <, = thích hợp vào chỗ chấm.
2400 cm3 …….. 2,4 dm3 5050 cm3 …….. 5,5 dm3 |
2 470 cm3 …….. 0,247 dm3 1 300 cm3 …….. 13 dm3 |
Hướng dẫn giải:
2400 cm3 = 2,4 dm3 5050 cm3 < 5,5 dm3 |
2 470 cm3 > 0,247 dm3 1 300 cm3 < 13 dm3 |
Bài 3. Tính:
140 dm3 + 34,7 dm3 = 74,5 dm3 - 15,3 dm3 = 4,7 dm3 × 20 = 540 dm3 : 10 = |
674,98 dm3 + 0,7 dm3 = 98,7 dm3 - 45 dm3 = 0,98 dm3 × 100 = 26,8 dm3 : 100 = |
Hướng dẫn giải:
140 dm3 + 34,7 dm3 = 174,7 dm3 74,5 dm3 - 15,3 dm3 = 59,2 dm3 4,7 dm3 × 20 = 94 dm3 540 dm3 : 10 = 54 dm3 |
674,98 dm3 + 0,7 dm3 = 675,68 dm3 98,7 dm3 - 45 dm3 = 53,7 dm3 0,98 dm3 × 100 = 98 dm3 26,8 dm3 : 100 = 0,268 dm3 |
Bài 4. Hoàn thành bảng sau:
Số đo |
Đọc số đo |
7 dm3 |
Bảy đề-xi-mét khối |
4,6 dm3 |
Bốn phẩy sáu đề-xi-mét khối |
Một phần chín đề-xi-mét khối |
|
Hai phẩy năm đề-xi-mét khối |
Hướng dẫn giải:
Số đo |
Đọc số đo |
7 dm3 |
Bảy đề-xi-mét khối |
4,6 dm3 |
Bốn phẩy sáu đề-xi-mét khối |
dm3 |
Một phần chín đề-xi-mét khối |
2,5 dm3 |
Hai phẩy năm đề-xi-mét khối |
Bài 5. Mỗi hình dưới đây đều được ghép từ các khối lập phương cạnh 1 dm.
a) Nêu thể tích của hai hình trên và so sánh thể tích của hai hình.
b) Viết phép tính tìm tổng thể tích của hai hình A và B.
c) Ghép hai hình A và B để được một hình hộp chữ nhật. Tìm các kích thước của hình hộp chữ nhật đó.
Hướng dẫn giải:
a) Mỗi hình được ghép từ khối lập phương cạnh 1 dm có thể tích 1 dm3.
Hình A có 8 khối lập phương cạnh 1 dm.
Nên: Thể tích của hình A là: 1 × 8 = 8 (dm3)
Hình B có 10 khối lập phương cạnh 1 dm.
Nên: Thể tích của hình B là: 1 × 10 = 10 (dm3)
Thể tích của hình B lớn hơn thể tích của hình A.
b) Tổng thể tích của hai hình A và B là: 8 + 10 = 18 (dm3)
c) Ghép hai hình A và B để được một hình hộp chữ nhật như sau:
Quan sát hình hộp chữ nhật thấy:
Chiều dài của hình hộp chữ nhật ghép bởi 3 hình lập phương nhỏ cạnh 1 dm.
Nên: Chiều dài là: 3 dm
Chiều rộng của hình hộp chữ nhật ghép bởi 2 hình lập phương nhỏ cạnh 1 dm.
Nên: Chiều rộng là: 2 dm
Chiều cao của hình hộp chữ nhật ghép bởi 3 hình lập phương nhỏ cạnh 1 dm.
Nên: Chiều cao là: 3 dm
III. Bài tập vận dụng
Bài 1. Hoàn thành bảng sau:
Viết số đo |
Đọc số đo |
1 dm3 |
|
4,3 dm3 |
|
Năm mươi ba phẩy một đề-xi-mét khối |
|
Hai mươi chín phần tám đề-xi-mét khối |
Bài 2. Tính:
145,7 dm3 + 41 dm3 = 45 dm3 - 29,7 dm3 = 3,9 dm3 × 20 = 30, 8 dm3 : 10 = |
198 dm3 + 78 dm3 = 57,9 dm3 – 40 dm3 = 4,1 dm3 × 50 = 7 dm3 : 100 = |
Bài 3. Số?
12 dm3 + …….. dm3 = 46,7 dm3 …….. dm3 - 45,1 dm3 = 34 dm3 |
…….. dm3 × 30 = 270 dm3 …….. dm3 : 12 = 1,23 dm3 |
Bài 4. Điền dấu >, <, = thích hợp vào chỗ chấm.
4210 cm3 …….. 4,2 dm3 1300 cm3 …….. 13 dm3 |
9,8 dm3 …….. 9 800 cm3 5,4 dm3 …….. 54 000 cm3 |
Bài 5.
a) Đọc các số đo thể tích sau: 75 dm3, 46 dm3, 41,9 dm3, dm3, 0,9 dm3
b) Viết các số đo thể tích sau:
- Chín mươi ba đề-xi-mét khối:
- Bốn phẩy bảy đề-xi-mét khối:
- Hai phần năm đề-xi-mét khối:
- Ba mươi chín đề-xi-mét khối:
- Tám phần ba đề-xi-mét khối:
Bài 6. Mỗi hình dưới đây đều được ghép từ các khối lập phương cạnh 1 dm.
a) Nêu thể tích của các hình trên.
b) Sắp xếp thể tích của các hình theo thứ tự từ bé đến lớn.
c) Hình nào có thể tích lớn nhất?
Bài 7. Một chiếc hộp có dạng hình hộp chữ nhật với kích thước như hình sau. Theo em, chiếc hộp này chứa được bao nhiêu hình lập phương 1 dm3
Bài 8. Mỗi hình dưới đây đều được ghép từ các khối lập phương cạnh 1 dm.
a) Viết phép tính tìm tổng thể tích của hai hình A và B.
b) Ghép hai hình A và B để được một hình hộp chữ nhật. Tìm các kích thước của hình hộp chữ nhật đó.
Bài 9. Quan sát hình vẽ sau:
a) Viết số đo thể tích của một hình lập phương nhỏ màu xanh dưới dạng phân số và số thập phân.
b) Viết số đo thể tích của khối hình màu xanh dưới dạng phân số và số thập phân.
Bài 10. Mỗi hình dưới đây đều được ghép từ các khối lập phương cạnh 1 dm.
a) Ghép hai hình nào trong ba hình trên để được một hình chữ nhật? Tìm các kích thước của hình hộp chữ nhật đó.
b) Viết phép tính tìm tổng thể tích của hai hình vừa ghép được.
Xem thêm các chương trình khác: