Lý thuyết Chu vi hình tròn (mới 2024 + Bài Tập) - Toán lớp 5

Tóm tắt nội dung chính bài Chu vi hình tròn lớp 5 môn Toán gồm lý thuyết ngắn gọn, các dạng bài tập điển hình và các ví dụ minh họa giúp học sinh nắm vững kiến thức từ đó biết cách làm bài tập Chu vi hình tròn Toán lớp 5. 

1 263 01/08/2024


Lý thuyết Chu vi hình tròn

I. Lý thuyết

- Độ dài của một đường tròn gọi là chu vi của hình tròn đó.

- Cách tính chu vi của hình tròn:

+ Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy độ dài của đường kính nhân với số 3,14

Chu vi hình tròn (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

+ Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy 2 lần độ dài của bán kính nhân với số 3,14

Chu vi hình tròn (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

Trong đó: C là chu vi hình tròn

d là độ dài đường kính hình tròn

r là độ dài bán kính hình tròn.

Ví dụ:

Chu vi của hình tròn có đường kính bằng 10 cm là: 10 × 3,14 = 31,4 (cm)

Chu vi của hình tròn có bán kính bằng 4 cm là: 2 × 4 × 3,14 = 25,12 (cm)

II. Bài tập minh họa

Bài 1. Một sợi dây thép được uốn thành hình tròn có đường kính bằng 4 dm, một sợi dây sắt được uốn thành vuông có cạnh bằng 4 dm. Hỏi sợi dây nào dài hơn và dài hơn sợi còn lại bao nhiêu dm?

Chu vi hình tròn (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

Hướng dẫn giải:

Độ dài của sợi dây thép là:

4 × 3,14 = 12,56 (dm)

Độ dài của sợi dây sắt là:

4 × 4 = 16 (dm)

Vậy: Sợi dây sắt dài hơn

Sợi dây sắt dài hơn sợi dây thép là:

16 - 12,56 = 3,44 (dm)

Đáp số: 3,44 dm

Bài 2. Hình vẽ sau gồm 58 đường tròn và bán kính OA = 6 cm. Hỏi chu vi của hình vẽ là bao nhiêu?

Chu vi hình tròn (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

Hướng dẫn giải:

Chu vi của hình tròn bán kính OA là: 2 × 6 × 3,14 = 37,68 (cm)

58 chu vi của hình tròn là: 37,68 × 58 = 23,55 (cm)

Chu vi của hình vẽ đó là: 23,55 + 6 + 6 = 35,55 (cm)

Bài 3. Hoàn thành bảng sau:

Bán kính

Đường kính

Chu vi

1 m

5 cm

4 dm

20 mm

Hướng dẫn giải:

Phương pháp: Sử dụng công thức:

- Đường kính bằng hai lần bán kính: d = 2 × r

- Chu vi hình tròn: C = d × 3,14 hoặc C = 2 × r × 3,14

Ta hoàn thành được bảng như sau:

Bán kính

Đường kính

Chu vi

1 m

2 m

6,28 m

5 cm

10 cm

31,4 cm

2 dm

4 dm

12,56 dm

10 mm

20 mm

62,8 mm

Bài 4. Tính chu vi của các hình tròn sau:

Chu vi hình tròn (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

Hướng dẫn giải:

a) Chu vi của hình tròn là: 8,6 × 3,14 = 27,004 (cm)

b) Chu vi của hình tròn là: 2 × 1 × 3,14 = 6,28 (dm)

Bài 5. Đường kính của một bánh xe máy là 0,5 m.

a) Hỏi chu vi của bánh xe máy là bao nhiêu mét?

b) Hỏi nếu bánh xe máy quay được 2 000 vòng thì xe máy di chuyển được bao nhiêu mét?

Hướng dẫn giải:

a) Chu vi của bánh xe máy đó là: 0,5 × 3,14 = 1,57 (m)

b) Bánh xe quay được 1 vòng thì xe máy di chuyển được quãng đường bằng chu vi của bánh xe đó.

Khi bánh xe quay được 2 000 vòng thì xe máy di chuyển được quãng đường là:

1,57 × 2 000 = 3 140 (m)

III. Bài tập vận dụng

Bài 1. Tính chu vi hình tròn biết bán kính:

a) r = 10 cm

b) r = 1,7 m

c) r = 0,9 dm

Bài 2. Tính chu vi hình tròn biết đường kính:

a) d = 7,3 cm

b) d = 5,9 m

c) d = 8 dm

Bài 3. Tìm đường kính của hình tròn biết chu vi:

a) C = 15,7 cm

b) C = 37,68 dm

c) C = 78,5 mm

Bài 4. Tìm bán kính của hình tròn biết chu vi:

a) C = 314 cm

b) C = 18,84 dm

c) C = 50,24 m

Bài 5. Hoàn thành bảng sau:

Bán kính

Đường kính

Chu vi

4 cm

1,2 m

5,6 dm

8,9 m

Bài 6. Một sợi dây thép được uốn thành hình tròn có bán kính là 14 dm. Tính độ dài sợi dây thép đó.

Bài 7. Một bánh xe ô tô có đường kính là 0,8 m.

a) Tính chu vi của chiếc bánh xe đó.

b) Hỏi nếu bánh xe quay được 1 500 vòng thì xe máy di chuyển được bao nhiêu mét?

Bài 8. Hình vẽ dưới đây có nửa hình tròn đường kính AB = 7 cm và hai nửa hình tròn đường kính AC = 3 cm và CB = 4 cm. Tính chu vi của hình được tô đậm.

Chu vi hình tròn (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

Bài 9. Một mặt bàn hình tròn có chu vi là 3,14 m. Tính bán kính của mặt bàn đó.

Bài 10. Hình vẽ sau gồm 34 đường tròn và bán kính OA = 5 cm. Hỏi chu vi của hình vẽ là bao nhiêu?

Chu vi hình tròn (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

1 263 01/08/2024