Giải Toán 7 trang 116 Tập 2 Cánh diều

Với giải bài tập Toán lớp 7 trang 116 Tập 2 trong Bài 13: Tính chất ba đường cao của tam giác sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7 trang 116 Tập 2.

1 371 lượt xem


Giải Toán 7 trang 116 Tập 2

Câu hỏi khởi động trang 116 Toán 7 Tập 2:

Cho tam giác ABC. Gọi M, N, P lần lượt là hình chiếu của A, B, C trên các đường thẳng BC, CA, AB (Hình 132).

Giải Toán 7 Bài 13 (Cánh diều): Tính chất ba đường cao của tam giác (ảnh 1) 

Em có nhận xét gì về ba đường thẳng AM, BN, CP.

Lời giải:

Vì M, N, P lần lượt là hình chiếu của A, B, C trên các đường thẳng BC, CA, AB nên AM, BN, CP lần lượt là ba đường cao tương ứng kẻ từ ba đỉnh A, B, C.

Quan sát Hình 132, ta thấy ba đường cao AM, BN, CP cùng đi qua một điểm.

Hoạt động 1 trang 116 Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC (Hình 133).

Giải Toán 7 Bài 13 (Cánh diều): Tính chất ba đường cao của tam giác (ảnh 1) 

Bằng cách sử dụng ê ke, vẽ hình chiếu M của điểm A trên đường thẳng BC.

Lời giải:

Vì M là hình chiếu của điểm A trên đường thẳng BC nên AM  BC tại M.

Do đó ta dùng hai cạnh góc vuông của thước ê ke để vẽ AM  BC tại M bằng cách đặt thước như sau:

+ Một cạnh góc vuông của ê ke trùng với cạnh BC;

+ Một cạnh góc vuông còn lại của ê ke đi qua điểm A.

Khi đó ta vẽ đường thẳng theo cạnh góc vuông đó của ê ke, đường thẳng này cắt cạnh BC tại một điểm, điểm này là điểm M cần vẽ.

Ta có hình vẽ sau:

Giải Toán 7 Bài 13 (Cánh diều): Tính chất ba đường cao của tam giác (ảnh 1)

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Giải Toán 7 trang 116 Tập 2

Giải Toán 7 trang 117 Tập 2

Giải Toán 7 trang 118 Tập 2

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Bài tập cuối chương 7

Chủ đề 3: Dung tích phổi

Bài 1: Tập hợp Q các số hữu tỉ

Bài 2: Cộng, trừ, nhân, chia số hữu tỉ

Bài 3: Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ

1 371 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: