Giải Toán 10 trang 102 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Với giải bài tập Toán lớp 10 trang 102 Tập 1 trong Bài tập cuối chương 5 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 10 trang 102 Tập 1.

1 141 lượt xem


Giải Toán 10 trang 102 Tập 1

Bài 1 trang 102 Toán lớp 10 Tập 1Cho ba vectơ a,   b,   c đều khác vectơ 0. Các khẳng định sau đúng hay sai?

a) Nếu hai vectơ a,   b cùng phương với c thì a và b cùng phương.

b) Nếu hai vectơ a,   b cùng ngược hướng với c thì a và b cùng hướng.

Lời giải:

a) Hai vectơ a c cùng phương nên a=k1.c (k1 ≠ 0).

Hai vectơ b c cùng phương nên b=k2.c (k2 ≠ 0).

Khi đó ab=k1.ck2.c=k1k2a=k1k2.b.

Do đó hai vectơ a b cùng phương.

Vậy khẳng định a đúng.

b) Hai vectơ a c ngược hướng nên a=k1.c (k1 > 0).

Hai vectơ b c ngược hướng nên b=k2.c (k2 > 0).

Khi đó ab=k1.ck2.c=k1k2a=k1k2.b với k1k2>0.

Do đó hai vectơ a b cùng hướng.

Vậy khẳng định b đúng.

Bài 2 trang 102 Toán lớp 10 Tập 1Cho hình chữ nhật ABCD có O là giao điểm của hai đường chéo và AB = a, BC = 3a.

a) Tính độ dài của các vectơ AC,  BD.

b) Tìm trong hình các cặp vectơ đối nhau và có độ dài bằng a102.

Lời giải:

Giải Toán 10 Bài tập cuối chương 5 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a) Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác ABC vuông tại B:

AC2 = AB2 + BC2

 AC2 = a2 + (3a)2

 AC2 = 10a2

 AC = 10a (do AC là độ dài đoạn thẳng nên AC > 0)

Do ABCD là hình chữ nhật nên AC = BD = 10a.

Vậy AC=BD=10a.

b) Ta thấy a102 = 12.10a.

Do đó độ dài các vectơ đó bằng 12 độ dài của AC và BD.

Vậy các cặp vectơ đối nhau và có độ dài bằng a102 là: OB OD; OA OC; BO DO; AO CO.

Bài 3 trang 102 Toán lớp 10 Tập 1Cho hình thoi ABCD có cạnh bằng a và có góc A bằng 60°. Tìm độ dài các vectơ sau: p=AB+AD ; u=ABAD ; v=2ABAC.

Lời giải:

Giải Toán 10 Bài tập cuối chương 5 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

+) Tính p:

Áp dụng quy tắc hình bình hành ta có AB+AD=AC.

Do đó p=AB+AD=AC.

Hình thoi ABCD có hai đường chéo AC và BD nên AC là tia phân giác của BAD^.

Do đó BAC^=30°.

Tam giác ABC cân tại B nên BAC^=BCA^=30°.

Khi đó ABC^=180°2.30°=120°.

Áp dụng định lí côsin vào tam giác ABC ta có:

AC2 = AB2 + BC2 - 2.AB.BC.cos ABC^

 AC2 = a2 + a2 - 2.a.a.cos 120o

 AC2 = 2a2 + a2

 AC2 = 3a2

 AC = 3a (do AC là độ dài đoạn thẳng nên AC > 0)

Do đó p=3a.

+) Tính u:

Ta có u=ABAD=DB.

Do đó u=DB.

Tam giác ABD cân tại A có BAD^=60° nên tam giác ABD đều.

Do đó BD = AB = a.

Do đó u=DB = a.

+) Tính v:

Gọi H là giao điểm của AC và BD.

H là giao điểm hai đường chéo của hình thoi ABCD nên AC=2AH.

Do đó 2ABAC=2AB2AH=2ABAH=2HB.

Khi đó 2ABAC=2HB=DB=a.

Do đó v=a.

Bài 4 trang 102 Toán lớp 10 Tập 1Cho hình bình hành ABCD. Hai điểm M và N lần lượt là trung điểm của BC và AD. Vẽ điểm E sao cho CE=AN (Hình 1).

Cho hình bình hành ABCD. Hai điểm M và N lần lượt là trung điểm của BC

a) Tìm tổng của các vectơ NC và MCAM và CDAD và NC.

b) Tìm các vectơ hiệu: NCMC;   ACBC;  ABME.

c) Chứng minh AM+AN=AB+AD

Lời giải:

M là trung điểm của BC nên BM = MC = 12BC.

N là trung điểm của AD nên AN = ND = 12AD.

Do ABCD là hình bình hành nên BC = AD.

Do đó BM = MC = AN = ND.

Do CE=AN nên CE = AN.

Do đó BM = MC = AN = ND = CE.

Khi đó ta có AMCN, NCED là các hình bình hành.

a) +) Tính NC+MC:

Ta có MC=CE nên NC+MC=NC+CE=NE.

+) Tính AM+CD:

Ta có AM=NC nên AM+CD=NC+CD=ND.

+) Tính AD+NC:

Ta có NC=AM nên AD+NC=AD+AM=AE.

b) +) Tính NCMC:

Ta có NCMC=NM.

+) Tính ACBC:

Ta có ACBC=AB.

+) Tính ABME:

Ta có ME=AD nên ABME=ABAD=DB.

c) Ta có AM+AN=AC AB+AD=AC.

Do đó AM+AN=AB+AD.

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giải Toán 10 trang 102 Tập 1

Giải Toán 10 trang 103 Tập 1

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 1: Số gần đúng và sai số

Bài 2: Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng và biểu đồ

Bài 3: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm của mẫu số liệu

Bài 4: Các số đặc trưng đo mức độ phân tán của mẫu số liệu

Bài tập cuối chương 6

1 141 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: