Luyện tập 3 trang 111 Toán 7 Tập 2 | Cánh diều Giải Toán lớp 7

Lời giải Luyện tập 3 trang 111 Toán 7 Tập 2 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7.

1 749 lượt xem


Giải Toán 7 Cánh diều Bài 11: Tính chất ba đường phân giác của tam giác

Luyện tập 3 trang 111 Toán 7 Tập 2:

Cho tam giác ABC có I là giao điểm của ba đường phân giác. M, N, P lần lượt là hình chiếu của I trên các cạnh BC, CA, AB. Chứng minh rằng: IA, IB, IC lần lượt là đường trung trực của các đoạn thẳng NP, PM, MN.

Lời giải:

GT

ABC, I là giao điểm của ba đường phân giác,

M, N, P lần lượt là hình chiếu của I trên các cạnh BC, CA, AB

KL

IA, IB, IC lần lượt là đường trung trực của các đoạn thẳng NP, PM, MN.

Chứng minh (Hình vẽ dưới đây):

Giải Toán 7 Bài 11 (Cánh diều): Tính chất ba đường phân giác của tam giác (ảnh 1) 

Do M, N, P lần lượt là hình chiếu của I trên các cạnh BC, CA, AB (giả thiết)

Nên IM  BC, IN  AC, IP  AB.

Vì I là giao điểm của ba đường phân giác (giả thiết)

Nên IM = IN = IP (tính chất giao điểm ba đường phân giác)

+) Chứng minh IA là đường trung trực của đoạn thẳng NP.

Vì IN = IP (chứng minh trên) nên I thuộc đường trung trực của NP (1)

Xét API (vuông tại P) và ANI (vuông tại N) có:

AI là cạnh chung,

IP = IN (chứng minh trên)

Do đó API = ANI (cạnh huyền - cạnh góc vuông).

Suy ra AP = AN (hai cạnh tương ứng).

Do đó A thuộc đường trung trực của NP (2)

Từ (1) và (2) suy ra IA là đường trung trực của NP.

+) Chứng minh IB là đường trung trực của PM.

Vì IP = IM (chứng minh trên) nên I thuộc đường trung trực của PM. (3)

Xét BMI (vuông tại M) và BPI (vuông tại P) có:

BI là cạnh chung,

IM = IP (chứng minh trên)

Do đó BMI = BPI (cạnh huyền - cạnh góc vuông).

Suy ra BM = BP (hai cạnh tương ứng).

Do đó B thuộc đường trung trực của PM. (4)

Từ (3) và (4) suy ra IB là đường trung trực của PM.

+) Chứng minh IC là đường trung trực của MN.

Vì IM = IN (chứng minh trên) nên I thuộc đường trung trực của MN. (5)

Xét CMI (vuông tại M) và CNI (vuông tại N) có:

CI là cạnh chung,

IM = IN (chứng minh trên).

Do đó CMI = CNI (cạnh huyền - cạnh góc vuông).

Suy ra CM = CN (hai cạnh tương ứng).

Do đó C thuộc đường trung trực của MN. (6)

Từ (5) và (6) suy ra IC là đường trung trực của MN.

Xem thêm các bài giải sách giáo khoa Toán 7 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Câu hỏi khởi động trang 108 Toán 7 Tập 2: Bạn Ngân gấp một miếng bìa hình tam giác để các nếp gấp tạo thành ba tia phân giác của các góc ở đỉnh của tam giác đó...

Hoạt động 1 trang 108 Toán 7 Tập 2: Trong tam giác ABC, tia phân giác của góc A cắt cạnh BC tại điểm D (Hình 110). Các đầu mút của đoạn thẳng AD có đặc điểm gì...

Luyện tập 1 trang 109 Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC cân tại A. Vẽ đường phân giác AD. Chứng minh AD cũng là đường trung tuyến của tam giác đó...

Hoạt động 2 trang 109 Toán 7 Tập 2: Quan sát các đường phân giác AD, BE, CK của tam giác ABC (Hình 114), cho biết ba đường phân giác...

Luyện tập 2 trang 110 Toán 7 Tập 2: Tìm số đo x trong Hình 115...

Hoạt động 3 trang 110 Toán 7 Tập 2: Quan sát giao điểm I của ba đường phân giác trong tam giác ABC (Hình 116) và so sánh độ dài ba đoạn thẳng IM, IN, IP...

Luyện tập 3 trang 111 Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC có I là giao điểm của ba đường phân giác. M, N, P lần lượt là hình chiếu của I trên các cạnh BC, CA, AB...

Bài 1 trang 111 Toán 7 Tập 2: Tam giác ABC có ba đường phân giác cắt nhau tại I. Gọi M, N, P lần lượt là hình chiếu của I trên các cạnh BC, CA, AB...

Bài 2 trang 111 Toán 7 Tập 2: Tam giác ABC có ba đường phân giác cắt nhau tại I. Chứng minh: a) IAB^+IBC^+ICA^=90°...

Bài 3 trang 111 Toán 7 Tập 2: Tam giác ABC có ba đường phân giác cắt nhau tại I và AB < AC. a) Chứng minh CBI^>ACI^...

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác

Bài 13: Tính chất ba đường cao của tam giác

Bài tập cuối chương 7

Chủ đề 3: Dung tích phổi

Bài 1: Tập hợp Q các số hữu tỉ

1 749 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: