TOP 40 câu hỏi Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 62 (có đáp án 2023): Thụ tinh, thụ thai và sự phát triển của thai

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 8 Bài 62: Thụ tinh, thụ thai và sự phát triển của thai có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 62.

1 1,998 15/02/2023


Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 62: Thụ tinh, thụ thai và sự phát triển của thai

Bài giảng Sinh học 8 Bài 62: Thụ tinh, thụ thai và sự phát triển của thai

Câu 1: Ở những phụ nữ có chu kì kinh nguyệt đều đặn là 28 ngày thì nếu trứng không được thụ tinh, thể vàng sẽ được bong ra sau bao nhiêu ngày?

A. 14 ngày.            B. 28 ngày.

C. 32 ngày.            D. 20 ngày.

Đáp án: A

Giải thích:Nếu trứng không được thụ tinh thì sau 14 ngày kể từ khi trứng rụng, thể vàng bị tiêu giảm, lớp niêm mạc tử cung bị bong ra → hiện tượng kinh nguyệt.

Câu 2: Kết quả của sự thụ thai là gì?

A. Hình thành hợp tử

B. Hợp tử bám vào niêm mạc tử cung

C. Hợp tử làm tổ trong tử cung

D. Cả B và C

Đáp án: D

Giải thích:Sự thụ thai chỉ xảy ra khi trứng đã thụ tinh (hợp tử) bám được và làm tổ trong lớp niêm mạc tử cung.

Câu 3: Sự thụ tinh xảy ra ở đâu?

A. Tử cung                 C. Buồng trứng

B. Ống dẫn trứng       D. Âm đạo

Đáp án: B

Giải thích:Sự thụ tinh xảy ra ở 1/3 ống dẫn trứng.

Câu 4: Sự thụ thai xảy ra ở đâu?

A. Tử cung            C. Buồng trứng

B. Âm đạo             D. Ống dẫn trứng

Đáp án: A

Giải thích:Trứng khi đã thụ tinh tiếp tục phân chia tạo ra phôi dâu, phôi dâu di chuyển bám vào niêm mạc tử cung để bắt đầu các quá trình tạo thai nhi.

Câu 5: Kết quả của sự thụ tinh là?

A. Hợp tử bám vào niêm mạc tử cung

B. Trứng kết hợp tinh trùng tạo hợp tử

C. Trứng gặp tinh trùng

D. Hình thành bào thai

Đáp án: B

Giải thích:Sự thụ tinh chỉ xảy ra khi trứng găp được tinh trùng và tinh trùng lọt được vào trứng để tạo thành hợp tử.

Câu 6: Thai nhi lấy chất dinh dưỡng từ đâu?

A. Qua da                   C. Qua miệng

B. Qua nhau thai        D. Nước ối

Đáp án: B

Giải thích:Thai lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ thông qua nhau thai

Câu 7: Điều nào dưới đây là đúng khi nói về hiện tượng kinh nguyệt?

A. Trứng không được thụ tinh sau 14 ngày kể từ ngày rụng trứng

B. Thể vàng sẽ bị tiêu giảm và lớp niêm mạc bong ra từng mảng, thoát ra ngoài cùng với máu và dịch nhày

C. Xảy ra theo chu kì

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:Kinh nguyệt là hiện tượng trứng không được thụ tinh sau 14 ngày kể từ ngày rụng trứng, thì thể vàng sẽ bị tiêu giảm và lớp niêm mạc bong ra từng mảng, thoát ra ngoài cùng với máu và dịch nhày. Hiện tượng xảy ra theo chu kì (28-30 ngày).

Câu 8: Kinh nguyệt xảy ra ở lứa tuổi nào?

A. Từ tuổi dậy thì trở đi

B. Từ tuổi mãn kinh trở đi

C. Từ trước tuổi dậy thì và sau thời kì mãn kinh

D. Từ tuổi dậy thì đến trước thời kì mãn kinh

Đáp án: D

Giải thích:Chu kỳ kinh nguyệt điển hình xảy ra hàng tháng giữa thời kỳ dậy thì và mãn kinh.

Câu 9: Điều nào dưới đây KHÔNG đúng khi nói về chửa ngoài dạ con?

A. Là hiện tượng trứng đã đến tử cung rồi mà chưa gặp tinh trùng

B. Trứng được thụ tinh không làm tổ trong tử cung

C. Là một bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong

D. Nguyên nhân có thể do ống dẫn trứng bị viêm, sẹo,…

Đáp án: A

Giải thích:Chửa ngoài dạ con hay còn được gọi là thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng thụ tinh không nằm trong tử cung như bình thường mà lại nằm ở bên ngoài, chẳng hạn như ống dẫn trứng, khoang bụng hoặc cổ tử cung.

Câu 10: Nếu quá độ tuổi dậy thì mà không có hiện tượng kinh nguyệt thì hậu quả nghiêm trọng nhất có thể xảy ra là gì?

A. Vô sinh

B. Tắc kinh

C. Bệnh về đường sinh dục

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: A

Giải thích:Khi quá tuổi dậy không thấy kinh nguyệt có thể gây vô sinh vì kinh nguyệt đánh dấu khả năng sinh sản của con người.

Câu 11: Thụ tinh là gì?

A. Tinh trùng được đổ vào âm đạo

B. Tinh trùng gặp trứng

C. Tinh trùng kết hợp với trứng thành hợp tử

D. Cả A, B và C

Đáp án: C

Giải thích:Thụ tinh là sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng để tạo thành hợp tử.

Câu 12: Ý nghĩa của hiện tượng kinh nguyệt là gì?

A. Báo hiệu tuổi dậy thì

B. Bắt đầu có khả năng sinh sản

C. Có sự thay đổi tâm, sinh lí

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích: Hiện tượng kinh nguyệt xảy ra báo hiệu tuổi dậy thì và kèm theo đó là hang loạt những biến đổi của cơ thể, trong đó có khả năng sinh sản

Câu 13: Thông thường, sau khi thụ tinh thì mất bao lâu để hợp tử di chuyển xuống tử cung và làm tổ?

A. 7 ngày               B. 14 ngày

C. 24 ngày             D. 3 ngày

Đáp án: A

Giải thích: Trứng đã thụ tinh cần di chuyển xuống tử cung làm tổ mất 7 ngày.

Câu 14: Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, hormone progesteron được tiết ra chủ yếu nhờ bộ phận nào ?

A. Tử cung           C. Nhau thai

B. Thể vàng          D. Ống dẫn trứng

Đáp án: B

Giải thích: Trong 3 tháng đầu hormone progesteron được tiết ra từ thể vàng (sau đó là tiết ra từ nhau thai).

Câu 15: Quá trình mang thai ở người thường kéo dài trong bao lâu?

A. 280 ngày           C. 260 ngày

B. 290 ngày           D. 240 ngày

Đáp án: A

Giải thích: Thai kỳ thường kéo dài khoảng hơn 9 tháng, hay 280 ngày.

Câu 16: Trong cơ quan sinh dục nữ, sự thụ tinh thường diễn ra ở đâu?

A. Buồng trứng            C. Âm đạo

B. Ống dẫn trứng          D. Tử cung

Đáp án: B

Giải thích: Thụ tinh thường xảy ra trong ống dẫn trứng (ở 1/3 phía ngoài).

Câu 17: Hiện tượng kinh nguyệt là dấu hiệu chứng tỏ điều gì?

A. Trứng đã được thụ tinh nhưng không rụng.

B. Hợp tử được tạo thành bị chết ở giai đoạn sớm.

C. Trứng không có khả năng thụ tinh.

D. Trứng chín và rụng nhưng không được thụ tinh.

Đáp án: D

Giải thích: Hiện tượng kinh nguyệt là dấu hiệu chứng tỏ trứng chín và rụng nhưng không được thụ tinh.

Câu 18: Ở nữ giới, hormone nào dưới đây không tham gia vào hoạt động điều hoà kinh nguyệt?

A. Progesteron      B. Oxitoxin

C. LH                      D. FSH

Đáp án: B

Giải thích: Oxitoxin (OT) là kích tố tuyến sữa không tham gia vào hoạt động điều hoà kinh nguyệt.

Câu 19: Ở nữ giới có chu kì kinh nguyệt đều đặn là 28 ngày thì trong các thời điểm sau, nồng độ LH đạt giá trị cao nhất ở thời điểm nào?

A. Ngày thứ 28 tính từ ngày kinh đầu tiên của chu kì gần nhất

B. Ngày thứ 14 tính từ ngày kinh đầu tiên của chu kì gần nhất

C. Ngày kinh đầu tiên của mỗi chu kì

D. Ngày kinh cuối cùng của mỗi chu kì

Đáp án: B

Giải thích: Nồng độ LH đạt giá trị cao nhất ở thời điểm trứng rụng, đối với nữ giới có chu kì 28 ngày thì trứng rụng vào ngày thứ 14 tính từ ngày kinh đầu tiên của chu kì gần nhất.

Câu 20: Thai nhi thực hiện quá trình trao đổi chất với cơ thể mẹ thông qua bộ phận nào ?

A. Buồng trứng     C. Nhau thai

B. Ruột                   D. Ống dẫn trứng

Đáp án: C

Giải thích: Thai nhi thực hiện quá trình trao đổi chất với cơ thể mẹ thông qua nhau thai.

Câu 21: Ở một người phụ nữ có chu kì đều đặn 30 ngày, giả sử ngày kinh đầu tiên của chu kì tháng này là ngày mùng 10 thì trong các thời điểm sau, ở thời điểm nào trong tháng, người phụ nữ đó sẽ rụng trứng?

A. Ngày 26            B. Ngày 18

C. Ngày 16            D. Ngày 10

Đáp án: A

Giải thích: Ngày kinh đầu tiên của chu kì tháng này là ngày mùng 10 → ngày đầu tiên của chu kì sau là ngày mùng 10 (chu kì 30 ngày) → ngày trứng rụng là 14 ngày trước đó → ngày 26.

Câu 22: Hiện tượng chậm kinh có thể phát sinh do nguyên nhân nào dưới đây?

A. Tác dụng phụ của các loại thuốc : thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm,…

B. Rối loạn tâm lý: lo âu, căng thẳng,….

C. Mang thai

D. Tất cả các phương án còn lại

Đáp án: D

Giải thích: Hiện tượng chậm kinh có thể phát sinh do các nguyên nhân tâm lý, sinh lý, sử dụng các loại thuốc, mang thai...

Câu 23: Ở một người phụ nữ có chu kì đều đặn 28 ngày, giả sử ngày kinh đầu tiên của chu kì tháng này là ngày mùng 2 thì trong các thời điểm sau, ở thời điểm nào trong tháng, người phụ nữ đó sẽ rụng trứng?

A. Ngày mùng 3    B. Ngày 30

C. Ngày 16              D. Ngày 10

Đáp án: C

Giải thích: Ngày kinh đầu tiên của chu kì tháng này là ngày mùng 2 → ngày đầu tiên của chu kì sau là ngày mùng 30 (chu kì 28 ngày) → ngày trứng rụng là 14 ngày trước đó → ngày 16.

Câu 24: Ở nữ giới không mang thai, hormone progesteron do bộ phận nào tiết ra?

A. Âm đạo           C. Thể vàng

B. Tử cung           D. Ống dẫn trứng

Đáp án: C

Giải thích: Ở nữ giới không mang thai, hormone progesteron do thể vàng tiết ra.

Câu 25: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, lớp niêm mạc tử cung được duy trì nhờ loại hormone nào?

A. Ostrogen         B. OT

C. FSH                  D. Progesteron

Đáp án: D

Giải thích: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, lớp niêm mạc tử cung được duy trì nhờ hormone progesteron tiết ra từ thể vàng, sau đó là nhờ nhau thai.

Câu 26. Trong cơ quan sinh dục nữ, sự thụ tinh thường diễn ra ở đâu?

A. Âm đạo

B. Ống dẫn trứng

C. Buồng trứng

D. Tử cung

Đáp án: B

Câu 27. Thông thường, sau khi thụ tinh thì mất bao lâu để hợp tử di chuyển xuống tử cung và làm tổ tại đấy?

A. 7 ngày    

 B. 14 ngày

C. 24 ngày     

D. 3 ngày

Đáp án: A

Câu 28. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, hoocmôn prôgestêrôn được tiết ra chủ yếu nhờ bộ phận nào ?

A. Tử cung

B. Thể vàng

C. Nhau thai

D. Ống dẫn trứng

Đáp án: B

Câu 29. Hiện tượng kinh nguyệt là dấu hiệu chứng tỏ

A. trứng đã được thụ tinh nhưng không rụng.

B. hợp tử được tạo thành bị chết ở giai đoạn sớm.

C. trứng không có khả năng thụ tinh.

D. trứng chín và rụng nhưng không được thụ tinh.

Đáp án: D

Câu 30. Ở nữ giới có chu kì kinh nguyệt đều đặn là 28 ngày thì trong các thời điểm sau, nồng độ LH đạt giá trị cao nhất ở thời điểm nào?

A. Ngày thứ 28 tính từ ngày kinh đầu tiên của chu kì gần nhất

B. Ngày thứ 14 tính từ ngày kinh đầu tiên của chu kì gần nhất

C. Ngày kinh đầu tiên của mỗi chu kì

D. Ngày kinh cuối cùng của mỗi chu kì

Đáp án: B

Câu 31. Quá trình mang thai ở người thường kéo dài trong bao lâu?

A. 280 ngày     

B. 290 ngày

C. 260 ngày     

D. 240 ngày

Đáp án: A

Câu 32. Ở một người phụ nữ có chu kì đều đặn 28 ngày, giả sử ngày kinh đầu tiên của một chu kì là ngày mùng 2 thì trong các thời điểm sau, ở thời điểm nào trong tháng, người phụ nữ đó sẽ có nồng độ prôgestêrôn cao nhất?

A. Ngày mùng 3

B. Ngày 30

C. Ngày 10

D. Ngày 20

Đáp án: D

Câu 33. Ở nữ giới, hoocmôn nào dưới đây không tham gia vào hoạt động điều hoà kinh nguyệt?

A. Prôgestêrôn

B. Ôxitôxin

C. LH

D. FSH

Đáp án: B

Câu 34. Thai nhi thực hiện quá trình trao đổi chất với cơ thể mẹ thông qua bộ phận nào?

A. Buồng trứng

B. Ruột

C. Nhau thai

D. Ống dẫn trứng

Đáp án: C

Câu 35. Hiện tượng chậm kinh có thể phát sinh do nguyên nhân nào dưới đây?

A. Tác dụng phụ của các loại thuốc: thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm…

B. Tất cả các phương án còn lại

C. Mang thai

D. Rối loạn tâm lý: lo âu, căng thẳng,….

Đáp án: B

Các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai có đáp án

Trắc nghiệm Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục (bệnh tình dục) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 65: Đại dịch AIDS - Thảm hoạ của loài người có đáp án

Trắc nghiệm Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ có đáp án

Trắc nghiệm Bài 10: Hoạt động của cơ có đáp án

1 1,998 15/02/2023


Xem thêm các chương trình khác: