Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Ôn tập cuối học kì 2 – Chân trời sáng tạo
Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Ôn tập cuối học kì 2 sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Ôn tập cuối học kì 2.
Ôn tập cuối học kì 2 – Tiếng Việt lớp 3
Tiết 1 trang 127, 128
Tiếng Việt lớp 3 trang 127 Câu 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Trả lời:
- Học sinh ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- Chú ý đọc rõ ràng, mạch lạc, phát âm chính xác.
Tiếng Việt lớp 3 trang 127 Câu 2: Đọc và trả lời câu hỏi:
Giữa lòng biển xanh
Ngôi nhà của cá
Giữa lòng biển sâu
Lóng lánh muôn màu
Thích ơi là thích.
Anh cua tinh nghịch
Ục ịch bò ngang
Vung vẩy đôi càng
Như đang tập võ.
Một bầy cá nhỏ
Múa lượn tung tăng
Chú tôm nghiêng ngó
Nhảy càng thêm hăng.
Bé mực dung dăng
Xoè ô đi học
Khi nào bé khóc
Rây mực lung tung.
Bác ốc oai hùng
Giống toà tháp trắng
Chị rong ung dung
Uốn mình duyên dáng.
Những đêm trăng sáng
Cả nhà có vui
Ngàn sao lấp loáng
Cùng ùa xuống bơi.
Hoài Khánh
Giải nghĩa từ
- Ục ịch: (di chuyển) chậm, nặng nề.
- Dung dăng: nắm tay nhau, đung đưa theo nhịp bước đi.
* Nội dung chính: Thể hiện vẻ đẹp của lòng biển xanh với vô vàn sinh vật.
* Câu hỏi, bài tập
Tiếng Việt lớp 3 trang 127 Câu 1: Ngôi nhà của cá có những gì đặc biệt?
Trả lời:
Ngôi nhà của cá có điều đặc biệt: nằm giữa lòng biển sâu, lóng lánh muôn màu.
Tiếng Việt lớp 3 trang 127 Câu 2: Tìm từ ngữ miêu tả vẻ độc đáo của những con vật sau:
Trả lời:
- Anh cua: tinh nghịch, ục ịch bò ngang, vung vẩy đôi càng như đang tập võ.
- Một bầy cá nhỏ: Múa lượn tung tăng.
- Chú tôm: nghiêng ngó, nhảy càng thêm hăng.
Tiếng Việt lớp 3 trang 127 Câu 3: Cá mực, ốc, rong được miêu tả thế nào?
Trả lời:
- Bé mực: dung dăng, xoè ô đi học. Khi nào bé khóc, rây mực lung tung.
- Bác ốc: oai hùng giống toà tháp trắng
- Chị rong: ung dung uốn mình duyên dáng.
Tiếng Việt lớp 3 trang 127 Câu 4: Vì sao những đêm trăng sáng cả nhà thấy vui?
Trả lời:
Những đêm trăng sáng cả nhà thấy vui vì ngàn sao lấp loáng cùng ùa xuống bơi.
Tiếng Việt lớp 3 trang 127 Câu 5: Em thích nhất hình ảnh nào trong bài? Vì sao?
Trả lời:
Em thích nhất hình ảnh những đêm trăng sáng, ngàn sao lấp lánh cùng ùa xuống bơi. Vì hình ảnh đó thể hiện sự đoàn kết, yêu thương nhau, cùng chung sống hòa thuận của ngôi nhà giữa lòng biển xanh.
Tiết 2 trang 128
Tiếng Việt lớp 3 trang 128 Câu 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Trả lời:
- Học sinh ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng bài thơ.
- Chú ý đọc rõ ràng, mạch lạc, phát âm chính xác.
Tiếng Việt lớp 3 trang 128 Câu 2: Nghe - viết:
Nhạn biển
Nhạn biển há mỏ nhận con tép mẹ mớm cho. Tép mang vị mặn, mang sức biển truyền cho nhạn, nó lớn nhanh như thổi. Một ngày kia nó đã một mình đứng bên bờ biển ào ạt sóng gió nhìn trời xa xăm. Trời biển mênh mông không bờ. Và đôi cánh lần đầu tiên trong đời xoè ra, đón ngọn gió đầu tiên, lao vút lên không trung.
Theo Nguyễn Phan Hách
Trả lời:
Học sinh nghe viết vào vở ô ly.
Tiếng Việt lớp 3 trang 128 Câu 3: Chọn chữ hoặc vần thích hợp với mỗi…..:
Trả lời:
a. Chữ d hoặc chữ r.
- Để mẹ dẫn đàn con ra suối uống nước.
- Dưới tán phượng, dàn nhạc ve ngân ra rả.
b. Vần it hoặc vần ich và thêm dấu thanh (nếu cần).
- Cây mít sai trĩu quả trông thật thích mắt.
- Mấy chú chim sâu lích chích đùa nghịch trong vòm lá.
Tiết 3 trang 128
Tiếng Việt lớp 3 trang 128 Câu 1: Ôn luyện đọc thành tiếng và học thuộc lòng.
Trả lời:
- Học sinh ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng bài đọc.
- Chú ý đọc rõ ràng, mạch lạc, phát âm chính xác.
Tiếng Việt lớp 3 trang 128 Câu 2: Tìm 1 - 2 đặc điểm được so sánh với nhau có trong từng đoạn thơ, đoạn văn sau:
a. Sân nhà em sáng quá
Nhờ ánh trăng sáng ngời
Trăng tròn như cái đĩa
Lơ lửng mà không rơi.
Nhược Thuỷ
b. Bồng chanh đỏ thường đậu trên một cọng sen khô ven đầm. Trông nó thật rực rỡ! Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, còn thì toàn thân đỏ hồng như một đốm lửa.
Đỗ Chu
c. Dưới chân đồi, những mảnh ruộng mạ non như nhung, những thửa ruộng nước sáng lên như tấm gương.
Thạch Lam
Trả lời:
a. tròn như cái đĩa
b.
- Dài như một cái quản bút.
- Đỏ hồng như một đốm lửa.
c.
- Mạ non như nhung
- Sáng lên như tấm gương.
Tiếng Việt lớp 3 trang 128 Câu 3: Chuyển câu "Con chim bồng chanh đỏ rất đẹp." thành câu cảm và cho biết:
a. Từ ngữ bộc lộ cảm xúc.
b. Dấu kết thúc câu.
Trả lời:
Chuyển thành câu cảm: Ôi, con chim bồng chanh màu đỏ đẹp quá!
a. Từ ngữ bộc lộ cảm xúc: Ôi, quá
b. Dấu kết thúc câu: dấu chấm than (!)
Tiếng Việt lớp 3 trang 129 Câu 4: Đặt một câu kể có hình ảnh so sánh nói về:
a. Hình dáng của một đồ vật
b. Màu sắc của một loài hoa
Trả lời:
a. Hình dáng của một đồ vật: Vào ngày rằm, trăng tròn như quả trứng gà.
b. Màu sắc của một loài hoa: Hoa mơ trắng tinh khôi trải dài khắp ngọn đồi như cả một rừng tuyết phủ.
Đánh giá cuối học kì II trang 129, 130, 131
A. Đọc
Tiếng Việt lớp 3 trang 129, 130, 131 Câu 1: Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
Kiến đền ơn
Sau trận mưa bão, một đàn kiến bị sa vào vũng nước. Chú chim nhỏ nhìn thấy, liền tha mấy cọng cỏ thả xuống làm cầu cho kiến.
Ngày tháng trôi qua, chú chim nhỏ vẫn sống trong tổ trên cành sơn trà đầy gai. Chú không nhớ việc mình cứu đàn kiến. Một hôm có con mèo rừng mò tới tổ chim, bỗng một đàn kiến bò ra dày đặc khắp cành sơn trà. Mèo hốt hoảng bỏ chạy.
Thì ra, đàn kiến không quên chú chim nhỏ cứu chúng thoát khỏi vũng nước.
Theo Truyện cổ Việt Nam
Tiếng Việt lớp 3 trang 129 Câu hỏi: Những chi tiết nào cho thấy chú chim nhỏ và đàn kiến đã giúp nhau thoát nạn?
Trả lời:
Những chi tiết cho thấy chú chim nhỏ và đàn kiến đã giúp nhau thoát nạn:
- Sau trận mưa bão, một đàn kiến bị sa vào vũng nước. Chú chim nhỏ nhìn thấy, liền tha mấy cọng cỏ thả xuống làm cầu cho kiến.
- Một hôm có con mèo rừng mò tới tổ chim, bỗng một đàn kiến bò ra dày đặc khắp cành sơn trà. Mèo hốt hoảng bỏ chạy.
Bạn người đi biển
Hải âu là bè bạn của người đi biển. Chúng báo trước cho họ những cơn bão. Lúc trời sắp nổi bão, chúng càng bay nhiều, vờn sát ngọn sóng hơn và về ổ muộn hơn, chúng cần kiếm mồi sẵn cho lũ con ăn trong nhiều ngày, chờ khi biển lặng.
Hải âu còn là dấu hiệu của điềm lành. Ai đã từng lênh đênh trên biển cả dài ngày, mà thấy những cánh hải âu, lòng lại không cháy bùng hi vọng?
Theo Vũ Hùng
Tiếng Việt lớp 3 trang 130 Câu hỏi: Người đi biển cảm thấy thế nào khi có những cảnh hải âu làm bạn?
Trả lời:
Người đi biển cảm thấy rất an toàn khi có những cánh hải âu làm bạn.
Mặt trời xanh của tôi
(Trích)
Đã ai lên rừng cọ
Giữa một buổi trưa hè?
Gối đầu lên thảm cỏ
Nhìn trời xanh lá che.
Đã có ai dậy sớm
Nhìn lên rừng cọ tươi?
Lá xoè như tia nắng
Giống hệt như mặt trời.
Rừng Cọ ơi, rừng cọ!
Lá đẹp, lá ngời ngời
Tôi yêu, thường vẫn gọi
Mặt trời xanh của tôi.
Nguyễn Viết Bình?
Tiếng Việt lớp 3 trang 130 Câu hỏi: Vì sao tác giả gọi lá cọ là mặt trời xanh?
Trả lời:
Tác giả gọi lá cọ là mặt trời xanh vì lá cọ có màu xanh và lá xoè như tia nắng giống hệt như mặt trời.
Lá bàng
Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Lá bàng mùa đông đỏ như đồng, tôi có thể nhìn cả ngày không chản. Năm nào tôi cũng chọn mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết.
Theo Đoàn Giỏi
Tiếng Việt lớp 3 trang 131 Câu hỏi: Mùa xuân và mùa đông, lá bàng như thế nào?
Trả lời:
Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh.
Mùa đông, lá bàng đỏ như đồng.
Tiếng Việt lớp 3 trang 131, 132, 133 Câu hỏi: Đọc bài và thực hiện các yêu cầu:
Những người bạn nhỏ
1. Hai anh em tôi đi hái cỏ gà để chơi trò chơi đá gà. Vạt đất quanh giếng đã luôn ẩm ướt nên cỏ dại tốt tươi quanh năm. Cỏ lá gừng, cỏ xuyến chi mọc lẫn với rau dền, rau sam, thỉnh thoảng chen vào một cây hoa mào gà đỏ tía. Cỏ gà mọc chỗ tiếp giáp giữa cỏ và rau.
2. Trong khi tôi loay hoay lựa những cọng cỏ gà thật dai, thật khoẻ, hái được cả nắm, thì Tường chưa hái được cọng nào. Nó ngồi lom khom một chỗ, săm soi cái gì đó trong tay. Tôi ngạc nhiên:
- Sao không hái cỏ gà đi?
- Anh xem này! - Tường Xoay người về phía tôi, chìa tay ra.
Thấy gương mặt rạng ngời của nó, tôi hỏi:
- Dế lửa hả?
- Không.
Tôi lại gần, cúi xuống nhìn: một con cuốn chiếu đang nằm co trong lòng bàn tay Tường. Nó lấy ngón tay khều khều, thích thú ngắm con cuốn chiếu cuộn tròn người lại như một cái cúc áo.
3. Cải cảnh Tường hồn nhiên chơi với con cuốn chiếu, tôi không lạ. Vì với chúng tôi, không chỉ vật nuôi như trâu, bò, chó, mèo, bồ câu mà cả côn trùng như chuồn chuồn, ve ve cũng là bầu bạn. Chúng tôi có những người bạn nhỏ rất dễ thương là dế, cào cào, cánh quýt, ve sầu,... Thế là, quên chơi trò chơi đá gà, tôi cùng Tường vui đùa với người bạn nhỏ xíu trăm chân.
Theo Nguyễn Nhật Ánh
Giải nghĩa từ
- Cuốn chiểu: động vật nhỏ có nhiều đôi chân, thân tròn có thể cuộn lại được.
Tiếng Việt lớp 3 trang 132 - 133 Câu hỏi: Chọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:
a. Hai anh em bạn nhỏ chơi trò chơi gì?
- Hái cỏ
- Đá gà
- Hái rau
b. Cỏ gà mọc ở đâu?
- Mọc lẫn với rau sam
- Mọc lẫn với hoa mào gà
- Mọc chỗ tiếp giáp giữa cỏ và rau
c. Vì sao bạn nhỏ không ngạc nhiên khi thấy em trai hồn nhiên chơi với con cuốn chiếu?
- Vì bạn nhỏ rất yêu thương em trai, muốn thấy em trai vui vẻ.
- Vì hai anh em xem những con vật quanh mình là bầu bạn.
- Vì cuốn chiếu là một con vật chỉ nhỏ bé như cái cúc áo.
d. Vì sao bạn nhỏ và em trai quên mất việc hái cỏ gà để chơi?
- Vì tìm thấy cả cỏ lá gừng và có xuyến chi
- Vì tìm thấy rau dền, rau sam lẫn trong đám cỏ
- Vì còn mải chơi với con cuốn chiếu.
e. Trong câu "Hai anh em tôi đi hái cỏ gà để chơi.", từ ngữ nào trả lời câu hỏi Làm gì?
- Đi hái cỏ gà
- Hải cỏ gà
- Tôi đi hái cỏ gà
g. Câu văn nào dưới đây có hình ảnh so sánh?
- Cỏ lá gừng, cỏ xuyến chi mọc lẫn với rau dền, rau sam.
- Con cuốn chiếu cuộn tròn người lại như một cái cúc áo.
- Tôi loay hoay lựa những cọng cỏ gà dai và khoẻ nhất để hái.
h. Đặt một câu thể hiện cảm xúc của em về hai anh em Tường.
i. Vì sao anh em Tường gọi con cuốn chiếu là "người bạn nhỏ xíu trăm chân"?
k. Đặt tên khác cho câu chuyện.
Trả lời:
a. Hai anh em bạn nhỏ chơi trò chơi hái cỏ.
b. Cỏ gà mọc chỗ tiếp giáp giữa cỏ và rau.
c. Bạn nhỏ không ngạc nhiên khi thấy em trai hồn nhiên chơi với con cuốn chiếu vì hai anh em xem những con vật quanh mình là bầu bạn.
d. Bạn nhỏ và em trai quên mất việc hái cỏ gà để chơi vì còn mải chơi với con cuốn chiếu.
e. Trong câu "Hai anh em tôi đi hái cỏ gà.", từ ngữ trả lời câu hỏi Làm gì là: Đi hái cỏ gà
g. Câu văn có hình ảnh so sánh: Con cuốn chiếu cuộn tròn người lại như một cái cúc áo.
h. Đặt một câu thể hiện cảm xúc của em về hai anh em Tường: Hai anh em Tường có một tuổi thơ rất vui vẻ và hồn nhiên.
i. Anh em Tường gọi con cuốn chiếu là "người bạn nhỏ xíu trăm chân" vì hai anh em xem con cuốn chiều như một người bạn và con cuốn chiếu có rất nhiều chân nhỏ.
k. Đặt tên khác cho câu chuyện: Người bạn nhỏ xíu trăm chân.
B. VIẾT
Tiếng Việt lớp 3 trang 133 Câu 1: Nghe – viết:
Thả diều bên dòng sông quê hương
Em buông lên cánh diều
Sông nối dài tay gió
Những buổi chiều thong thả
Sông chơi diều cùng em
Bay lên! Kìa bay lên!
Những cánh bay ngũ sắc
Trời quê hương xanh ngắt
Những tiếng cười chao nghiêng
Bay lên! Kia bay lên!
Kiễng chân, reo mắt phố
Thắm tươi khăn quàng đỏ
Tung tăng buổi tan trường.
Đàm Chu Văn
Trả lời:
Học sinh nghe viết vào vở ô ly.
Tiếng Việt lớp 3 trang 133 Câu 2: Thực hiện một trong các đề bài dưới đây:
a. Viết đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) về tình cảm, cảm xúc của em với nhân vật Tường trong truyện Những người bạn nhỏ.
b. Viết đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) về lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã học ở lớp 3.
c. Viết đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) thuật lại một việc em hoặc bạn bè đã làm để góp phần giữ gìn trường, lớp sạch đẹp.
Trả lời:
- Em chọn đề c và thực hiện yêu cầu. Ví dụ:
Vào ngày chủ nhật vừa rồi, em đã cùng các bạn tham gia trồng cây xanh ở trường để cùng góp phần giữ gìn trường, lớp sạch đẹp. Công việc diễn ra rất suôn sẻ. Đầu tiên, chúng em di chuyển cây xanh đến vị trí cần trồng. Sau đó đào hố đất, bón phân vào đất, cho cây xuống hố, lấp đất và cuối cùng là tưới nước và rào cây. Dù vất vả nhưng ai cũng nở nụ cười tươi trên môi vì cảm thấy vui và tự hào khi góp sức mình giúp trường, lớp sạch đẹp hơn. Nhờ những việc làm đó mà những hàng cây thẳng tắp đã mọc lên. Sau một thời gian, cây đã phát triển xanh tốt. Chúng em sẽ cố gắng phát huy và trồng nhiều cây xanh hơn nữa.
Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 2: Hương vị Tết bốn phương
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán lớp 3 – Chân trời sáng tạo
- Giải Vở bài tập Toán lớp 3 – Chân trời sáng tạo
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 Family and Friends– Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh lớp 3 (Family and Friends) – Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh lớp 3 Family and Friends đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh lớp 3 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 – Chân trời sáng tạo
- Giải Vở bài tập Đạo đức lớp 3 – Chân trời sáng tạo
- Giải Vở bài tập Tự nhiên và xã hội lớp 3 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tự nhiên và xã hội 3 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 – Chân trời sáng tạo
- Giải VBT Hoạt động trải nghiệm lớp 3 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tin học lớp 3 – Chân trời sáng tạo
- Giải Vở bài tập Tin học lớp 3 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục thể chất lớp 3 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ lớp 3 – Chân trời sáng tạo
- Giải Vở bài tập Công nghệ lớp 3 – Chân trời sáng tạo