Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 4: Mênh mông mùa nước nổi – Chân trời sáng tạo

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 4: Mênh mông mùa nước nổi sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 4.

1 6,394 27/10/2022
Tải về


Bài 4: Mênh mông mùa nước nổi – Tiếng Việt lớp 3

Đọc: Mênh mông mùa nước nổi trang 102, 103

* Khởi động

Tiếng Việt lớp 3 trang 102 Câu hỏi: Chia sẻ với bạn về những điều em thấy trong tranh dưới đây:

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 4: Mênh mông mùa nước nổi – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Những điều em thấy trong bức tranh:

- Đầm sen thơm ngát.

- Cánh đồng thẳng cánh cò bay.

Khám phá và luyện tập

Đọc

1.  Đọc và trả lời câu hỏi:

Mênh mông mùa nước nổi

Tháng Bảy nước nhảy lên bờ. Những con nước lớn đổ về. Nước sông dâng lên long lanh như một tấm gương khổng lồ.

Những chuyến đò ngang sang sông dập dềnh, sóng sánh, xô nước tràn vào đồng. Những chiếc xuồng con bắt đầu toả ra đồng đi giăng câu, thả lưới. Những bụi bông điên điển vàng rực rỡ nghiêng nhành khi chiếc xuồng câu đi qua, như mời gọi ai đó vun tay tuốt hái, như để sẻ chia thêm một món ăn đậm đà hương vị mùa nước nổi.

Tiếng hò từ các xuồng câu hoà với ngọn gió lùa thênh thang mát rượi cùng ánh nắng lóng lánh tràn trề mặt nước. Rồi mặt trời bồng bềnh như quả bóng màu vàng cam, thoắt cái lặn xuống cánh đồng chiều để trời và nước soi vào nhau, hoà làm một.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 4: Mênh mông mùa nước nổi – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Có những năm mùa nước nổi về sớm ngập chìm những cánh đồng lúa non chưa kịp chín. Nhưng rồi khi mùa nước nổi qua đi, nước lũ lặng lẽ rút dần sau khi chắt chiu bao lớp phù sa nồng nàn cho những vụ mùa sau bội thu trở lại.

Trần Tùng Chinh

Giải nghĩa từ

- Mùa nước nổi: mùa có nhiều nước từ sông Mê Kông đổ về vùng đồng bằng sông Cửu Long, xảy ra vào khoảng từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch.

- Con nước: chỉ dòng nước dâng lên hoặc rút đi theo mùa.

- Điên điển: một loài cây mọc hoang, hoa màu vàng rực, dùng ăn thay rau.

* Nội dung chính: Vẻ đẹp độc đáo của Đồng Bằng Sông Cửu Long vào mùa nước nổi.

* Câu hỏi, bài tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 103 Câu 1: Mùa nước nổi bắt đầu vào thời điểm nào?

Trả lời:

Mùa nước nổi bắt đầu từ tháng Bảy.

Tiếng Việt lớp 3 trang 103 Câu 2: Những hình ảnh nào báo hiệu mùa nước nổi đã về?

Trả lời:

Những hình ảnh báo hiệu mùa nước nổi đã về:

- Những con nước lớn đổ về.

- Nước sông dâng lên long lanh như một tấm gương khổng lồ.

Tiếng Việt lớp 3 trang 103 Câu 3: Mỗi sự vật dưới đây được tả bằng những từ ngữ nào?

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 4: Mênh mông mùa nước nổi – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

- Những chuyến đò: dập dềnh, sóng sánh, xô nước tràn vào đồng. Những chiếc xuồng con bắt đầu toả ra đồng đi giăng câu, thả lưới.

- Những bụi bông điên điển: vàng rực rỡ nghiêng nhành khi chiếc xuồng câu đi qua, như mời gọi ai đó vun tay tuốt hái, như để sẻ chia thêm một món ăn đậm đà hương vị mùa nước nổi.

- Mặt trời: bồng bềnh như quả bóng màu vàng cam, thoắt cái lặn xuống cánh đồng chiều để trời và nước soi vào nhau, hoà làm một.

Tiếng Việt lớp 3 trang 103 Câu 4: Hình ảnh mặt nước có gì đẹp?

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 4: Mênh mông mùa nước nổi – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

- Khi những con nước lớn đổ về: Nước sông dâng lên long lanh như một tấm gương khổng lồ.

- Khi những chuyến đò ngang sang sông: dập dềnh, sóng sánh, xô nước tràn vào đồng.

- Khi mặt trời lặn: trời và nước soi vào nhau, hoà làm một.

Tiếng Việt lớp 3 trang 103 Câu 5: Mùa nước nổi qua đi để lại những gì cho những vụ mùa sau?

Trả lời:

Khi mùa nước nổi qua đi, nước lũ lặng lẽ rút dần sau khi chắt chiu bao lớp phù sa nồng nàn cho những vụ mùa sau bội thu trở lại.

2.

Tiếng Việt lớp 3 trang 103 Câu hỏi: Sắp xếp các từ ngữ sau thành câu ca dao:

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 4: Mênh mông mùa nước nổi – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Thấy dừa thì nhớ Bến Tre

Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười.

3.

Tiếng Việt lớp 3 trang 103 Câu hỏi: Nói 1 - 2 cầu về câu ca dao đã sắp xếp được ở bài tập 2.

Trả lời:

Câu ca dao thể hiện tình yêu quê hương đất nước, sự gắn bó, ca ngợi và niềm tự hào về cảnh đẹp của quê hương.

Nói và nghe: Sự tích hoa mào gà trang 104

Tiếng Việt lớp 3 trang 104 Câu 1: Nghe kể chuyện.

Trả lời:

Học sinh nghe kể chuyện: “Sự tích hoa mào gà”

Tiếng Việt lớp 3 trang 104 Câu 2: Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý dưới tranh.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 4: Mênh mông mùa nước nổi – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 4: Mênh mông mùa nước nổi – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Học sinh kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý dưới tranh.

- Bức tranh 1: Ngày xưa, chú gà nào cũng có một cái mào đỏ rất đẹp như mào các chú gà trống bây giờ. Một buổi sớm, gà Mơ soi mình trong vũng nước và sung sướng thấy cái mào rực rỡ nằm trên đỉnh đầu của mình như một chùm hoa đỏ rực.

- Bức tranh 2: Gà Mơ nghe thấy một cái cây đang khóc vì các cây quanh đây, cây nào cũng có hoa mà chỉ mỗi mình nó là không có hoa.

- Bức tranh 3: Gà Mơ quyết định cho cây hoa bông hoa đỏ trên đầu gà Mơ.

- Bức tranh 4: Sáng hôm sau, mọi người ngạc nhiên khi thấy chiếc mào đẹp đẽ của gà Mơ biến đâu mất. Còn cái cây bên bể nước thì lại nở một chùm hoa rực rỡ y hệt chiếc mào của Gà Mơ. Cây hoa sung sướng vươn mình đón ánh mặt trời nhuộm cho bông hoa thêm đỏ thắm. Cây khe khẽ kể cho mọi người nghe câu chuyện về lòng tốt của Gà Mơ. Thế là mọi người gọi cây đó là cây hoa mào gà. Trên đầu Gà Mơ bây giờ cũng nhú lên một chiếc mào mới nho nhỏ, xinh xinh rồi đấy.

Tiếng Việt lớp 3 trang 104 Câu 3: Kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của một nhân vật.

Trả lời:

Học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của một nhân vật.

Ngày xưa, chú gà nào cũng có một cái mào đỏ rất đẹp như mào các chú gà trống bây giờ. Một buổi sớm, tôi soi mình trong vũng nước và sung sướng thấy cái mào rực rỡ nằm trên đỉnh đầu của mình như một chùm hoa đỏ rực. Tôi khoan khoái đập cánh và hát bài hát quen thuộc của họ nhà gà chúng tôi: “Cục ta cục tác, mào ta đã mọc, cục ta cục tác, mào ta đã mọc”.

Mọi vật quay qua nhìn tôi và cùng xuýt xoa: “Chiếc mào mới xinh xắn làm sao, trông Gà Mơ thật đáng yêu”. Tôi đi tung tăng khắp nơi kiếm mồi. Khi đi đến bên bể nước và nghe có tiếng khóc ti tỉ, tôi dừng lại nghiêng đầu, chớp chớp đôi mắt và lắng tai nghe. Thì ra, đó là một cây màu đỏ tía đang tấm tức khóc một mình. Đang vui sướng, thấy bạn buồn, tôi bỗng bối rối, vội vàng chạy đến khẽ hỏi:

– Bạn sao thế?

Cây rơi hạt nước mắt trong suốt như hạt sương xuống gốc và sụt sịt bảo:

– Các cây quanh đây, cây nào cũng có hoa mà chỉ mỗi mình tớ là không có hoa.

Chưa nói dứt câu, cây lại bật khóc, nước mắt cứ rơi xuống thánh thót. Tôi an ủi bao nhiêu cũng không làm cây nín. Nghĩ một lúc tôi quyết định tặng bông hoa đỏ trên đầu tôi cho cây. Cây sung sướng, cảm ơn tôi rối rít. 

Sáng hôm sau, mọi người ngạc nhiên khi thấy chiếc mào đẹp đẽ của tôi biến đâu mất. Còn cái cây bên bể nước thì lại nở một chùm hoa rực rỡ y hệt chiếc mào của tôi. Cây hoa sung sướng vươn mình đón ánh mặt trời nhuộm cho bông hoa thêm đỏ thắm. Cây khe khẽ kể cho mọi người nghe câu chuyện về lòng tốt của tôi. Thế là mọi người gọi cây đó là cây hoa mào gà. Trên đầu tôi bây giờ cũng nhú lên một chiếc mào mới nho nhỏ, xinh xinh rồi đấy các bạn ạ!

Viết sáng tạo: Luyện tập viết về tình cảm, cảm xúc với một cảnh đẹp của đất nước Việt Nam trang 105

Tiếng Việt lớp 3 trang 105 Câu 1: Viết đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) nêu tình cảm, cảm xúc trước mộtcảnh đẹp của đất nước Việt Nam.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 4: Mênh mông mùa nước nổi – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội, có một cảnh đẹp nức lòng mỗi người khi đến đây. Đó chính là Hồ Tây. Hồ Tây là hồ nước ngọt nằm giữa lòng thành phố. Với diện tích rộng, không gian thoáng mát, đây là nơi người dân thường ghé thăm mỗi khi đến. Cảnh vật ở Hồ Tây rất đẹp và nên thơ. Có cây xanh, những con đường đẹp, hoa sen giữa lòng hồ và cả những tòa nhà giữa hồ,…… Chiều xuống, ánh đèn từ các tòa nhà cao tầng phản xuống mặt hồ tạo thành một bức tranh sáng chói đẹp mắt. Con người ở Hồ Tây cũng rất thân thiện, vui vẻ sẵn sàng giúp đỡ khi em gặp khó khăn. Mọi người thường cùng nhau đi bộ, đạp xe quanh hồ, tập thể dục,,… nói chuyện rất hăng say. Em nhớ nhất là những lần bố mẹ đạp xe chở em đi dạo một vòng quanh Hồ Tây vào chiều tối và cho em chơi các trò chơi ở Hồ Tây, ngắm cảnh đẹp về đêm, thưởng thức đồ ăn đêm,… Hồ Tây luôn đẹp trong mắt mọi người và cả trong mắt em. Em rất thích Hồ Tây.

Tiếng Việt lớp 3 trang 105 Câu 2: Hoàn chỉnh và tranh trí bài viết của em.

Trả lời:

Học sinh hoàn chỉnh và tranh trí bài viết của em.

Tiếng Việt lớp 3 trang 105 Câu 3: Trao đổi với bạn:

a. Những điều em học được ở bài viết của bạn:

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 4: Mênh mông mùa nước nổi – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

b. Những điều bạn có thể thêm vào bài viết:

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 4: Mênh mông mùa nước nổi – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

a. Những điều em học được ở bài viết của bạn:

- Từ ngữ chỉ cảm xúc

- Hình ảnh đẹp

b. Những điều bạn có thể thêm vào bài viết:

- Hình ảnh so sánh

- Câu cảm

* Vận dụng

Tiếng Việt lớp 3 trang 105 Câu hỏi: Chơi trò chơi Em là hướng dẫn viên:

Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu một địa điểm du lịch trên đất nước Việt Nam.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 4: Mênh mông mùa nước nổi – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Học sinh tham gia trò chơi.

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 3: Non xanh nước biếc

Bài 1: Cậu bé và mẩu san hô

Bài 2: Hương vị Tết bốn phương

Bài 3: Một mái nhà chung

Bài 4: Đi tàu trên sông Von-ga

1 6,394 27/10/2022
Tải về