Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 4: Cảnh làng Dạ – Chân trời sáng tạo

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 4: Cảnh làng Dạ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 4.

1 7295 lượt xem
Tải về


Bài 4: Cảnh làng Dạ – Tiếng Việt lớp 3

Đọc: Cảnh làng Dạ trang 89, 90

* Khởi động

Tiếng Việt lớp 3 trang 89 Câu hỏi: Chia sẻ về những điều em thấy trong tranh của bài đọc.

Trả lời:

Những điều em thấy trong tranh của bài đọc:

- Bầu trời trong xanh

- Khung cảnh trong lành

- Núi rừng xanh mát

- Cây cổ thụ đang vào mùa thay lá

- Hàng cau vẫn xanh tươi

- Những đồi hoa trải dài vàng ươm

- Dòng sông uốn lượn chảy qua cánh đồng hoa

- Xa xa những người nông dân đang làm việc: người gặt lúa, người thả trâu….

- Những mái nhà bình yên thấp thoáng dưới đồi.

Khám phá và luyện tập

Đọc

1.  Đọc và trả lời câu hỏi:

Cảnh làng Dạ

Mùa đông đã về thực sự rồi!

Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa cải hương vàng hoe từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi.

Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ. Trên mặt nước chỉ còn lại những chú nhện chân dài như gọng vó bận rộn và vui vẻ thi nhau ngược dòng vượt lên. Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 4: Cảnh làng Dạ – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 4: Cảnh làng Dạ – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại như cái đuôi én. Trên nền đất rắn lại vì giá lạnh, những đọt lá non vẫn đang xoè, vàng nhạt và những cây cau vẫn duyên dáng, rung rinh thân mình, tưởng như chúng sinh ra là để trang điểm cho làng Dạ thêm vẻ thanh tú, nhẹ nhàng.

Ma Văn Kháng

Giải nghĩa từ

- Chít: Cây giống cây sậy, cây lau, mọc nhiều ở vùng miền núi.

- Sỏi cuội: Đá nhỏ, tròn và nhẵn, thường ở lòng sông, lòng suối.

- Bất chấp: không lo sợ gì.

- Vẻ thanh tú: Vẻ đẹp mảnh mai, thanh thoát, dễ gây cảm tình.

* Nội dung chính: Mặc dù thời tiết mùa đông khắc nghiệt nhưng cảnh làng Dạ vẫn đẹp và đầy sức sống.

* Câu hỏi, bài tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 90 Câu 1: Trong đoạn văn thứ hai, điều gì bảo hiệu mùa đông đã về?

Trả lời:

Trong đoạn văn thứ hai, điều bảo hiệu mùa đông đã về: Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng.

Tiếng Việt lớp 3 trang 90 Câu 2: Con suối thay đổi thế nào khi mùa đông đến?

Trả lời:

Con suối đã thay đổi khi mùa đông đến: Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ. Trên mặt nước chỉ còn lại những chú nhện chân dài như gọng vó bận rộn và vui vẻ thi nhau ngược dòng vượt lên.

Tiếng Việt lớp 3 trang 90 Câu 3: Mỗi sự vật sau được tả bằng những từ ngữ nào?

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 4: Cảnh làng Dạ – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

- Mái lá chít: bạc trắng.

- Hoa cải hương: vàng hoe từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi.

- Ngọn cơi: già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.

Tiếng Việt lớp 3 trang 90 Câu 4: Vì sao tác giả cho rằng những cây cau sinh ra là để trang điểm cho làng Dạ?

Trả lời:

Tác giả cho rằng những cây cau sinh ra là để trang điểm cho làng Dạ vì những hàng cau làng Dạ bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại như cái đuôi én. Trên nền đất rắn lại vì giá lạnh, những đọt lá non vẫn đang xoè, vàng nhạt và những cây cau vẫn duyên dáng, rung rinh thân mình.

Tiếng Việt lớp 3 trang 90 Câu 5: Nói về sự thay đổi của cảnh vật nơi em ở vào một mùa trong năm.

Trả lời:

- Mùa xuân: Cây cối tốt tươi, đâm chồi mới, muôn hoa đua nở: hoa đào, hoa gạo, hoa cải,…. Không khí mát mẻ, ấm áp, trong lành, ánh nắng nhè nhẹ.

- Mùa hạ: Cây cối xanh tốt, kết trái, nhiều loại hoa quả như xoài, cam, ổi,…. Thời tiết nắng nóng, ánh nắng gắt như thiêu đốt.

- Mùa thu: Cây cối thay lá, nhuộm vàng cả một khoảng không gian. Thời tiết dịu mát.

- Mùa đông: Cây cối trơ trụi, chờ đợi mùa xuân đến. Thời tiết lạnh giá, những cơn gió lạnh, những cơn mưa phùn….

2.

Tiếng Việt lớp 3 trang 90 Câu hỏi: Nói tiếp để được câu văn có hình ảnh so sánh:

a. Những đám mây ...

b. Dòng suối ...

c. Hàng cây ...

Trả lời:

a. Những đám mây trôi bồng bềnh nhẹ như bông.

b. Dòng suối trong vắt như mặt gương, có thể soi rõ cảnh vật xung quanh.

c. Hàng cây cao vút, thẳng tắp như ngọn tháp chọc trời.

Nói và nghe: Đọc - kể Nắng phương Nam trang 91

Tiếng Việt lớp 3 trang 91 Câu 1: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 4: Cảnh làng Dạ – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Học sinh kể lại từng đoạn truyện theo tranh.

Tiếng Việt lớp 3 trang 91 Câu 2: Phân vai, kể lại toàn bộ câu chuyện.

Trả lời:

Học sinh phân vai, kể lại toàn bộ câu chuyện.

Viết sáng tạo: Luyện tập viết về tỉnh cảm, cảm xúc với một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở trang 91

Tiếng Việt lớp 3 trang 91 Câu 1: Chia sẻ với bạn tình cảm, cảm xúc của em trước một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơiem ở.

Trả lời:

Quê em ở Hà Nội. Nơi đây em đã sinh ra và lớn lên trong tiếng ru của mẹ và cả những kỉ niệm nơi Hồ Tây yêu dấu. Hồ Tây là hồ nước rộng lớn nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trong xanh, giữa lòng hồ là đầm sen nở hoa thơm ngát. Xung quanh hồ là những con đường chạy vòng quanh, chiều chiều đông đúc người đi lại, ngắm cảnh, tập thể dục….. Xa xa là những tòa nhà cao chọc trời phản chiếu xuống mặt hồ. Em nhớ nhất những chiều được cùng bố mẹ ra Hồ Tây hóng gió, ngắm hoàng hôn. Nhờ có Hồ Tây mà tuổi thơ của em trở nên đẹp đẽ và có nhiều kỉ niệm hơn. Em yêu quý và tự hào về quê hương của mình lắm.

Tiếng Việt lớp 3 trang 91 Câu 2: Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 9 câu) về tình cảm, cảm xúc với mộtcảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở.

Trả lời:

Quê em ở Hà Nội. Nơi đây em đã sinh ra và lớn lên trong tiếng ru của mẹ và cả những kỉ niệm nơi Hồ Tây yêu dấu. Hồ Tây là hồ nước rộng lớn nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trong xanh, giữa lòng hồ là đầm sen nở hoa thơm ngát. Xung quanh hồ là những con đường chạy vòng quanh, chiều chiều đông đúc người đi lại, ngắm cảnh, tập thể dục….. Xa xa là những tòa nhà cao chọc trời phản chiếu xuống mặt hồ. Em nhớ nhất những chiều được cùng bố mẹ ra Hồ Tây hóng gió, ngắm hoàng hôn. Nhờ có Hồ Tây mà tuổi thơ của em trở nên đẹp đẽ và có nhiều kỉ niệm hơn. Em yêu quý và tự hào về quê hương của mình lắm.

Tiếng Việt lớp 3 trang 91 Câu 3: Hoàn thành, trang trí và trưng bày bài viết của em.

Trả lời:

Học sinh hoàn thành, trang trí và trưng bày bài viết của em.

* Vận dụng

Tiếng Việt lớp 3 trang 91 Câu hỏi: Nói lời mời bạn về thăm quê hương hoặc nơi em ở.

Trả lời:

Cuối tuần này bạn có rảnh không? Mình mời bạn tới quê hương của mình chơi nhé! Nơi đó có nhiều điều thú vị mà mình muốn chia sẻ với bạn lắm.

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 3: Vàm Cỏ Đông

Bài 1: Hai Bà Trưng

Bài 2: Một điểm đến thú vị

Bài 3: Non xanh nước biếc

Bài 4: Mênh mông mùa nước nổi

1 7295 lượt xem
Tải về