Hương vị Tết bốn phương trang 109, 110 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Chân trời sáng tạo

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Hương vị Tết bốn phương trang 109, 110 sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2.

1 3,871 31/10/2022


Đọc: Hương vị Tết bốn phương trang 109, 110 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2

* Khởi động

Tiếng Việt lớp 3 trang 109 Câu hỏi: Giới thiệu với bạn một món ăn ngày Tết ở quê em theo gợi ý:

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 2: Hương vị Tết bốn phương – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

- Tên: bánh chưng

- Màu sắc: xanh

- Hương vị: thơm, bùi, dẻo….

Khám phá và luyện tập

Đọc

1. Đọc và trả lời câu hỏi:

Hương vị Tết bốn phương

Người Nhật Bản thường ăn mì Sô-ba vào đêm giao thừa để tạm biệt năm cũ và đón chào năm mới. Họ tin rằng, sợi mì dài và dai là biểu tượng cho sự trường thọ và may mắn.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 2: Hương vị Tết bốn phương – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Người Lào thường tặng nhau món lạp thay lời chúc may mắn đầu năm. Lạp được làm bằng thịt gà hoặc thịt bò tươi trộn với gia vị và thính, ăn chung với xôi nóng.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 2: Hương vị Tết bốn phương – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Người dân Ca-na-đa thường ăn món bánh bột nướng vào dịp năm mới. Nhân bánh làm từ thịt bò, thịt heo hoặc cá hồi và khoai tây băm nhỏ, bên ngoài là lớp bột thơm ngon.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 2: Hương vị Tết bốn phương – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Phụ nữ Mê-xi-cô thường cùng nhau làm bánh bột ngô nhồi với pho mát và thịt, gói trong lá chuối hoặc lá ngô vào các dịp lễ tết. Sau khi hoàn thành, bánh được gửi biếu bạn bè, gia đình và hàng xóm.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 2: Hương vị Tết bốn phương – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Thảo Nguyên tổng hợp

Giải nghĩa từ

- Sô-ba (Soba): một món mi truyền thống của người Nhật, có thể ăn nóng hoặc lạnh.

- Thính: bột làm bằng gạo hoặc ngô rang giã nhỏ, có mùi thơm.

* Nội dung chính: Mỗi đất nước đều có một món ăn truyền thống làm nên hương vị tết độc đáo, riêng biệt. Món ăn ngày tết còn tạo nên mối quan hệ gắn kết giữa những thành viên trong gia đình, bạn bè và hàng xóm láng giềng.

Câu hỏi, bài tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 110 Câu 1: Vì sao người Nhật Bản thường ăn mì Sô-ba vào đêm giao thừa?

Trả lời:

Người Nhật Bản thường ăn mì Sô-ba vào đêm giao thừa để tạm biệt năm cũ và đón chào năm mới. Họ tin rằng, sợi mì dài và dai là biểu tượng cho sự trường thọ và may mắn.

Tiếng Việt lớp 3 trang 110 Câu 2: Đầu năm, người Lào tặng nhau món lạp thay cho điều gì?

Trả lời:

Người Lào thường tặng nhau món lạp thay lời chúc may mắn đầu năm.

Tiếng Việt lớp 3 trang 110 Câu 3: Nhân bánh bột nướng của người Ca-na-đa được làm từ những nguyên liệu gì?

Trả lời:

Nhân bánh làm từ thịt bò, thịt heo hoặc cá hồi và khoai tây băm nhỏ.

Tiếng Việt lớp 3 trang 110 Câu 4: Trong các dịp lễ tết, phụ nữ Mê-xi-cô thường cùng nhau làm gì?

Trả lời:

Trong các dịp lễ tết, phụ nữ Mê-xi-cô thường cùng nhau làm bánh bột ngô nhồi với pho mát và thịt, gói trong lá chuối hoặc lá ngô.

Tiếng Việt lớp 3 trang 110 Câu 5: Bài đọc giúp em biết thêm điều gì?

Trả lời:

Bài đọc giúp em biết thêm về các món ăn truyền thông nhân dịp lễ tết của các quốc gia khác nhau trên thế giới.

2.

Tiếng Việt lớp 3 trang 110 Câu hỏi: Nói về một món bánh quen thuộc của Việt Nam mà em biết.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 2: Hương vị Tết bốn phương – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Bánh chưng là một trong những món ăn không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt Nam mỗi dịp Tết đến xuân về. Bánh chưng bao gồm những nguyên liệu rất đơn giản: Lá dong dùng để gói bánh, gạo nếp làm vỏ bánh và đỗ xanh, thịt lợn, hành làm nhân bánh. Để làm bánh chưng, đầu tiên là đặt hai chiếc lạt biên dưới khuôn, sau đó xếp một lớp lá dong vuông vắn lên bốn mép khuôn. Tiếp theo là một lớp gạo nếp. Sau khi đã đổ gạo nếp lần thứ nhất, ta sẽ cho nhân bánh chưng gồm có đỗ, thịt và hành vào, xan đều ra giữa bánh rồi lại đổ thêm một lớp gạo nếp nữa. Cuối cùng là gói bánh lại và dùng lạt để cố định bánh cho chắc chắn. Bánh chưng thường được dùng để cúng ông bà tổ tiên, mang làm quà biếu tặng mỗi dịp Tết đến xuân về, vừa gần gũi lại vừa lịch sự.

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Nói và nghe: Luyện tập nói về một nhân vật trong truyện tranh hoặc phim hoạt hình trang 110

Viết sáng tạo: Luyện tập viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện trang 111

1 3,871 31/10/2022