Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 3: Một mái nhà chung – Chân trời sáng tạo

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 3: Một mái nhà chung sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 3.

1 37,089 27/10/2022
Tải về


Bài 3: Một mái nhà chung – Tiếng Việt lớp 3

Đọc: Một mái nhà chung trang 112, 113

* Khởi động

Tiếng Việt lớp 3 trang 112 Câu hỏi: Nói về sự thay đổi màu sắc của bầu trời vào các buổi trong ngày hoặc các mùa trong năm.

Trả lời:

- Bầu trời vào buổi sáng: Bầu trời lúc bình minh cao và trong, ánh nắng nhàn nhạt, ấm áp và ửng hồng nhẹ.

- Bầu trời vào buổi trưa: Trời càng về trưa, mặt trời lên cao ánh nằng len lỏi qua từng kẽ lá thêm phần gay gắt, những đám mây xanh ngắt trên bầu trời trắng cao vút. Ngoài kia, nắng gắt như đổ lửa xuống mặt đất. Nhiệt độ lên cao.

- Bầu trời vào buổi tối: Sẩm tối trời chuyển màu xanh nhạt rồi hoàng hôn ửng hồng rồi dần xám xịt hẳn. Bầu trời lại xuất hiện những ngôi sao, những ngôi sao nhỏ, sáng, giăng kín cả bầu trời làm cho không gian buổi đêm sáng bừng những tia sáng trắng cùng vầng trăng.

Khám phá và luyện tập

Đọc

1.  Đọc và trả lời câu hỏi:

Một mái nhà chung

(Trích)

Mái nhà của chim

Lợp nghìn lá biếc

Mái nhà của cá

Sóng xanh rập rình.

Mái nhà của dím

Sâu trong lòng đất

Mái nhà của ốc

Tròn vo bên mình.

Mái nhà của em.

Nghiêng giàn gấc đỏ

Mái nhà của bạn

Hoa giấy lợp hồng.

Mọi mái nhà riêng

Có mái nhà chung

Là bầu trời xanh

Xanh đến vô cùng.

Mọi mái nhà riêng

Có mái nhà chung

Rực rỡ vòm cao

Bảy sắc cầu vồng.

Bạn ơi, ngước mắt

Ngước mắt lên trông

Bạn ơi, hãy hát

Hát câu cuối cùng:

Một mái nhà chung

Một mái nhà chung...

(Định Hải)

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 3: Một mái nhà chung – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 3: Một mái nhà chung – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Giải nghĩa từ

- Dím: tên gọi khác của nhím, loài gặm nhấm, có lông nhọn hình que, sống trong hang đất ở vùng rừng núi.

* Nội dung chính: Mọi người mọi vật ai cũng có mái nhà của riêng mình và đều sống dưới mái nhà chung là bầu trời cao xanh rực rỡ sắc màu.

* Câu hỏi, bài tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 113 Câu 1: Mái nhà của mỗi con vật dưới đây có đặc điểm gì?

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 3: Một mái nhà chung – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

- Mái nhà của chim: Lợp nghìn lá biếc

- Mái nhà của cá: Sóng xanh rập rình.

- Mái nhà của dím: Sâu trong lòng đất

- Mái nhà của ốc: Tròn vo bên mình.

Tiếng Việt lớp 3 trang 113 Câu 2: Nhà của các bạn nhỏ được nhắc đến ở khổ thơ thứ ba có gì đẹp?

Trả lời:

Nhà của các bạn bạn nhỏ được nhắc đến ở khổ thơ thứ ba: Nghiêng giàn gấc đỏ, mái nhà được hoa giấy lợp hồng.

Tiếng Việt lớp 3 trang 113 Câu 3: Mái nhà chung được nhắc đến trong bài thơ là gì?

Trả lời:

Mái nhà chung được nhắc đến trong bài thơ là bầu trời xanh.

Tiếng Việt lớp 3 trang 113 Câu 4: Em cảm thấy thế nào khi được sống dưới mái nhà chung?

* Học thuộc lòng bốn khổ thơ đầu...

Trả lời:

Em cảm thấy rất vui, thoải mái, thích thú và an toàn khi được sống dưới mái nhà chung.

2.

Tiếng Việt lớp 3 trang 113 Câu hỏi: Đọc một bài thơ về thiên nhiên:

a. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em ghi nhớ.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 3: Một mái nhà chung – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

b. Nói 1 - 2 câu có hình ảnh so sánh về cảnh đẹp được nhắc đến trong bài thơ.

Trả lời:

a.

- Tên bài thơ: Bài ca Côn Sơn

- Tác giả: Nguyễn Trãi

- Tên cảnh đẹp: Côn Sơn

+ Màu sắc: màu xanh mát

+ Âm thanh: suối chảy rì rầm.

- Tranh ảnh minh họa:

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 3: Một mái nhà chung – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

b.

- Côn Sơn suối chảy rì rầm, ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

- Côn Sơn có đá rêu phơi, ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.

- Trong ghềnh thông mọc như nêm.

Viết: Nhớ - viết Một mái ấm nhà chung trang 114

Tiếng Việt lớp 3 trang 114 Câu 1: Nhớ - viết: Một mái nhà chung (bốn khổ thơ đầu).

Trả lời:

Học sinh nhớ viết vào vở ô ly.

Tiếng Việt lớp 3 trang 114 Câu 2: Chọn chữ d hoặc chữ gi thích hợp với mỗi …..:

Trời đã vào ……ữa thu. Buổi sáng thức ……ậy se se lạnh, Sương non đọng mờ mờ dưới chân đế khuất ……ó. Đó cũng là lúc vào mùa câu cá rô. Chúng tôi luộc khoai sọ, bóc vỏ, cho khoai vào cối ……ã cùng thính và mẻ chua để làm mồi câu.

Theo Nguyễn Quang Thiều

Trả lời:

Trời đã vào giữa thu. Buổi sáng thức dậy se se lạnh, Sương non đọng mờ mờ dưới chân đế khuất gió. Đó cũng là lúc vào mùa câu cá rô. Chúng tôi luộc khoai sọ, bóc vỏ, cho khoai vào cối giã cùng thính và mẻ chua để làm mồi câu.

Tiếng Việt lớp 3 trang 114 Câu 3: Chọn chữ hoặc vẫn thích hợp với mỗi ….:

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 3: Một mái nhà chung – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 3: Một mái nhà chung – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

a.

Sớm nay mấy chú ve

Rủ nhau thay áo mới

Ngủ nướng cả năm rồi

Giờ mùa thi đã tới!

Cánh mỏng xanh biêng biếc

Ve con lắc cái hông

Chiếc loa từ năm cũ

Cũng choàng dậy luyện âm.

b.

Cây từng ngày vươn lên

Con đường thêm bóng mát

Hoa toả hương thơm ngát

Bướm lượng vòng quanh quanh

Khu vườn xanh biếc xanh

Em yêu thương biết mấy!

Luyện từ và câu: Luyện tâp từ có nghĩa trái ngược nhau trang 115

Tiếng Việt lớp 3 trang 115 Câu 1: Tìm từ ngữ có nghĩa trái ngược với từ ngữ được in đậm trong đoạn thơ sau:

Mặt trời vừa thức

Nắng đã xuống vườn

Công việc đầu tiên

Nhặt sương lá cải.

Rồi nắng nhẹ tới

Lau vũng nước sân

Soi tia nắng ấm

Vào trong nhà ngủ.

Hoàng Tá

Trả lời:

- Xuống – lên

- Đầu tiên – cuối cùng

- Vào - ra

Tiếng Việt lớp 3 trang 115 Câu 2: Chọn các cặp từ trái nghĩa phù hợp với mỗi …..trong các thành ngữ,tục ngữ sau:

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 3: Một mái nhà chung – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a. ….. rừng, ….. biển

b. Bên….., bên…..

c. Mau sao thì……, vắng sao thì……

Trả lời:

a. Lên rừng, xuống biển

b. Bên lở, bên bồi

c. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

Tiếng Việt lớp 3 trang 115 Câu 3: Đặt 1- 2 câu kể có sử dụng các từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau.

M: Mùa hè nóng, mùa đông lạnh.

Trả lời

Trên cao thì thoáng, dưới thấp thì bí.

* Vận dụng

Tiếng Việt lớp 3 trang 115 Câu 1: Giải ô chữ sau:

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 3: Một mái nhà chung – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 3: Một mái nhà chung – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Tiếng Việt lớp 3 trang 115 Câu 2: Nói 1- 2 câu về một con vật có trong ô chữ vừa hoàn thành.

Trả lời:

Mèo là loài vật rất gần gũi với con người. Được nuôi để bắt chuột và làm vật cảnh.

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 2: Hương vị Tết bốn phương

Bài 4: Đi tàu trên sông Von-ga

Bài 5: Cóc kiện Trời

Bài 6: Bồ câu hiếu khách

Ôn tập cuối học kì 2

1 37,089 27/10/2022
Tải về