Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 1: Giọt sương – Chân trời sáng tạo

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 1: Giọt sương sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 1.

1 10,312 26/10/2022
Tải về


Bài 1: Giọt sương – Tiếng Việt lớp 3

Đọc: Giọt sương trang 55

* Khởi động

Tiếng Việt lớp 3 trang 55 Câu hỏi: Trao đổi với bạn những điều em biết về:

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 1: Giọt sương – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

- Giọt sương: xuất hiện vào sáng sớm, đọng trên cành lá.

- Ánh nắng ban mai: xuất hiện vào sáng sớm khi mặt trời vừa lên.

- Chim: thường hót líu lo vào sáng sớm và chiều tối.

Khám phá và luyện tập

Đọc

1.  Đọc và trả lời câu hỏi:

Giọt sương

1. Có một giọt sương nhỏ đậu trên lá mồng tơi. Nó đã ngủ ở đó suốt đêm. Đến sáng, những tia nắng đầu tiên thức dậy nhảy nhót xung quanh, nhưng nó vẫn nằm im, lấp lánh.

Giọt sương trong vắt. Trong đến nỗi soi mình vào đó, bạn sẽ thấy được cả vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu biếc xanh với những cụm mây trắng trôi lững thững. Nó biết mình không tồn tại được lâu. Chỉ lát nữa thôi, khi mặt trời lên cao, nó sẽ lặng lẽ tan biến vào không khí.

2. "Tờ-rích, tờ-rích". Một chị vành khuyến bay đến, đậu trên hàng rào. Mặt trời vẫn chưa lên khỏi ngọn cây. Nhìn thấy vành khuyên, giọt sương mừng quá, suýt lăn xuống đất.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 1: Giọt sương – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Giọt sương vội thì thầm:

- Chị đến thật đúng lúc!

Nghe thấy những lời thì thầm của giọt sương, chị vành khuyên hiểu được khát vọng của nó. Chị cúi xuống, hợp từng hớp nhỏ từ giọt nước mát lành, tinh khiết mà thiên nhiên có nhã ý ban cho loài chim chăm chỉ.

3. Buổi sáng hôm đó, trong bài hát tuyệt vời của chim vành khuyên, người ta lại thấy thấp thoáng hình ảnh vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu...

Giọt sương nhỏ không mất đi. Nó đã vĩnh viễn hoá thân vào giọng hát của vành khuyên.

Theo Trần Đức Tiến

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 1: Giọt sương – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Giải nghĩa từ:

- Lững thững: gợi tả dáng đi thong thả, chậm rãi từng bước một.

- Tồn tại: còn lại, chưa mất đi.

- Tinh khiết: rất sạch, không lẫn tạp chất.

- Nhã ý: ủ tốt, thể hiện sự quan tâm, quý mến.

- Vĩnh viễn: tồn tại mãi mãi.

* Nội dung chính: Kể về chuyện giọt sương và chim vành khuyên đã cùng nhau chia sẻ để giữ gìn vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên mùa thu, ngợi ca vẻ đẹp của sự sống, sự giao hòa giữa muôn vật trong thiên nhiên.

* Câu hỏi, bài tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 55 Câu 1: Giọt sương thế nào khi những tia nắng ban mai nhảy nhót quanh nó?

Trả lời:

Khi những tia nắng đầu tiên thức dậy nhảy nhót xung quanh, giọt sương vẫn nằm im, lấp lánh.

Tiếng Việt lớp 3 trang 55 Câu 2: Tìm những hình ảnh cho thấy vẻ đẹp của giọt sương.

Trả lời:

Những hình ảnh cho thấy vẻ đẹp của giọt sương: Giọt sương trong vắt. Trong đến nỗi soi mình vào đó, bạn sẽ thấy được cả vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu biếc xanh với những cụm mây trắng trôi lững thững.

Tiếng Việt lớp 3 trang 55 Câu 3: Tìm từ ngữ miêu tả việc làm của chị vành khuyênsau khi hiểu được khát vọng của giọt sương.

Trả lời:

Sau khi hiểu được khát vọng của của giọt sương, chị vàng khuyên cúi xuống, hợp từng hớp nhỏ từ giọt nước mát lành, tinh khiết mà thiên nhiên có nhã ý ban cho loài chim chăm chỉ.

Tiếng Việt lớp 3 trang 55 Câu 4: Người ta thấy những gì trong bài hát tuyệt vời của chim vành khuyên?

Trả lời:

Trong bài hát tuyệt vời của chim vành khuyên, người ta lại thấy thấp thoáng hình ảnh vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu...

Tiếng Việt lớp 3 trang 55 Câu 5: Em thích nhân vật nào trong bài? Vì sao?

Trả lời:

Em thích nhân vật chim vành khuyên trong bài thơ.

Vì sau khi nghe lời thì thầm của giọt sương, chị đã hiểu được khát vọng của nó và giúp nó không bị tan biến khi mặt trời lên cao.

2.

Tiếng Việt lớp 3 trang 56 Câu hỏi: Đọc một bài thơ về cây cối hoặc con vật:

a. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em ghi nhớ.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 1: Giọt sương – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

b. Nói 2 - 3 câu về đặc điểm, hoạt động của cây cối hoặc con vật được nhắc đến troang bài thơ.

Trả lời:

a.

- Tên bài thơ: Cây dừa

- Tác giả: Trần Đăng Khoa

- Tên cây cối: Cây dừa

- Đặc điểm: xanh tỏa nhiều cành, than dừa bạc phếch, nước ngọt.

- Hình ảnh so sánh:

+ Quả dừa – đàn lợn con

+ Tàu dừa – chiếc lược

+ Dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

b.

Cây dừa thường kết trái vào mùa hè. Từng chùm sai trĩu quả như chuỗi ngọc quanh cổ dừa. Nước dừa ngọt mát nên rất được ưa chuộng.

Viết: Ôn chữ hoa Y, X trang 56

Tiếng Việt lớp 3 trang 56 Câu hỏi: Ôn chữ hoa Y, X

- Viết từ:

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 1: Giọt sương – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Viết câu:

Yêu biết mấy những dòng sông bát ngát

Giữa đôi bờ rào rạt lúa ngô non.

Tô Hữu

Trả lời:

Học sinh luyện viết từ và viết câu vào vở ô ly.

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Thiên nhiên trang 56

Tiếng Việt lớp 3 trang 56 Câu 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 1: Giọt sương – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a. Những sự vật có sẵn trong thiên nhiên.

b. Những sự vật do con người tạo ra

Trả lời:

a. Những sự vật có sẵn trong thiên nhiên: bầu trời, núi rừng, biển cả, sông suối, mưa nắng, mặt đất, muông thú, chim chóc.

b. Những sự vật do con người tạo ra: nhà cửa, đường sá, xe cộ.

Tiếng Việt lớp 3 trang 56 Câu 2: Chọn từ ngữ chỉ đặc điểm ở thẻ màu xanh phù hợp với từ ngữ chỉ sự vật ở thẻ màu hồng:

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 1: Giọt sương – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 1: Giọt sương – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Tiếng Việt lớp 3 trang 56 Câu 3: Đặt 1- 2 câu nói về vẻ đẹp của:

a. Bầu trời

b. Núi rừng

c. Chim chóc

M: Mùa thu, bầu trời xanh thẳm, cao vời vợi.

Trả lời:

a. Bầu trời: Sáng sớm, bầu trời ửng nắng hồng nhè nhẹ.

b. Núi rừng: Núi rừng Tây Bắc cao trùng điệp.

c. Chim chóc: Chim chóc trong vườn hót líu lo.

* Vận dụng

Tiếng Việt lớp 3 trang 57 Câu 1: Thi đọc các bài vè, đồng dao về thiên nhiên.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 1: Giọt sương – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Học sinh thi đọc các bài vè, đồng giao về thiên nhiên.

Tiếng Việt lớp 3 trang 57 Câu 2: Nói 1 - 2 câu nêu cảm nghĩ của em về bài vừa đọc.

Trả lời:

Cảm nghĩ về bài hạt mưa hạt móc: bài thơ cho em thấy ý nghĩa của hạt mưa, không biến mất vào lòng đất một cách vô nghĩa mà trở thành nguồn nước chảy ra sông nuôi tôm cá, góp sức có ích cho đời.

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 2: Những đám mây ngũ sắc

Bài 3: Chuyện hoa, chuyện quả

Bài 4: Mùa xuân đã về

Ôn tập giữa học kì 2

Bài 1: Nắng phương Nam

1 10,312 26/10/2022
Tải về