Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 2: Đua ghe ngo – Chân trời sáng tạo

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 2: Đua ghe ngo sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 2.

1 4,707 21/10/2022
Tải về


Bài 2: Đua ghe ngo – Tiếng Việt lớp 3

Đọc: Đua ghe ngo trang 14, 15

* Khởi động

Tiếng Việt lớp 3 trang 14 Câu hỏi: Trao đổi với bạn về những điều em thấy trong bức tranh của bài đọc.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 2: Đua ghe ngo – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Những điều em thấy trong bức tranh:

- Các đội đua thuyền đang nỗ lực hết sức để chèo thuyền nhanh nhất.

- Mọi người cổ vũ nhiệt tình, hào hứng

- Không khí lễ hội rất náo nhiệt

- Người chỉ huy đang nhiệt tình chỉ dẫn.

- …..

1. Đọc và trả lời câu hỏi:

Đua ghe ngo

Vào rằm tháng Mười âm lịch, người Khơ-me ở Nam Bộ tổ chức đua ghe ngo.

Gần trưa, bờ sông đông nghịt người. Mọi cặp mắt đều hướng về các đội đua. Mỗi đội có khoảng năm mươi thanh niên ngồi trên chiếc ghe ngo trang trí hoa văn sặc sỡ. Tiếng trống, tiếng phèng la,... rộn rã.

Một hồi còi vang lên báo hiệu lệnh xuất phát. Theo nhịp lệnh của người chỉ huy, các thành viên đội đua đồng loạt mạnh mẽ vung mái chèo đưa ghe tiến về đích. Tiếng cổ vũ, tiếng reo hò cùng náo nhiệt mỗi khi có đội bứt phá về đích.

Hội đua ghe kết thúc trong cảnh trao giải và lễ bế mạc tưng bừng. Đội trưởng các đội xiết chặt tay nhau, hẹn gặp lại ở cuộc đua năm sau.

Lệ Hải

Giải nghĩa từ

- Ghe ngo:  thuyền đua truyền thống của người Khơ-me.

- Rằm: ngày thứ mười lăm trong tháng âm lịch.

- Âm lịch: lịch tính thời gian theo sự chuyển động của mặt trăng xung quanh Trái Đất.

- Khơ-me (Khmer): một dân tộc trong 54 dân tộc của Việt Nam.

- Phèng la: nhạc cụ bằng đồng thau, hình đĩa tròn, tiếng vang và chói.

- Bứt phá: vượt hẳn lên, cách xa so với mức thông thường.

* Nội dung chính: Bài đọc giới thiệu hội đua ghe ngo của người Khơ Me ở Nam Bộ.

* Câu hỏi, bài tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 15 Câu 1: Hội đua ghe ngo diễn ra vào thời gian nào?

Trả lời:

Hội đua ghe ngo diễn ra vào rằm tháng Mười âm lịch.

Tiếng Việt lớp 3 trang 15 Câu 2:Tìm các chi tiết cho thấy sự náo nhiệt của hội đua ghe ngo.

Trả lời:

Sự náo nhiệt của hội đua ghe ngo:

- Bờ sông đông nghịt người.

- Mọi cặp mắt đều hướng về các đội đua.

- Tiếng trống, tiếng phèng la,… rộn rã.

- Tiếng cổ vũ, tiếng reo hò cùng náo nhiệt mỗi khi có đội bứt phá về đích.

Tiếng Việt lớp 3 trang 15 Câu 3: Từ ngữ nào nói lên tinh thần đoàn kết và quyết tâm của các đội đua?

Trả lời:

Từ ngữ nói lên tinh thần đoàn kết và quyết tâm của các đội đua:

- Đồng loạt mạnh mẽ vung mái chèo

- Xiết chặt tay nhau

Tiếng Việt lớp 3 trang 15 Câu 4: Em có suy nghĩ gì về cảnh kết thúc hội đua?

Trả lời:

Cảnh kết thúc hội đua đã thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu thương giữa các đội. Hội đua không làm họ ganh ghét hay xa cách mà giúp họ càng đoàn kết hơn.

Tiếng Việt lớp 3 trang 15 Câu hỏi:Nói 1 - 2 câu về lễ hội em biết.

Trả lời:

Em biết về lễ hội đền Hùng. Người tham gia ngày lễ rất đông. Ai trên tay cũng mang theo những mâm lễ đẹp, đầy đặn để mang lên núi lễ các vua Hùng. Sau khi lễ xong, mọi người xuống núi tham gia các hoạt động vui chơi như kéo co, ném gòn, nhảy sạp…

Nói và nghe: Nói về một nhân vật mà em yêu thích dựa vào gợi ý trang 15

Tiếng Việt lớp 3 trang 15 Câu 1: Đọc lời nhân vật trong tranh và cho biết:

a. Hai bạn nói về nhân vật nào?

b. Nhân vật đó có đặc điểm gì nổi bật?

c. Tính cách của nhân vật đó thế nào?

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 2: Đua ghe ngo – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

a. Hai bạn nói về nhân vật hoa đào.

b. Hoa đào có đặc điểm nổi bật là màu sắc đẹp.

c. Tính cách của hoa đào: khiêm nhường.

Tiếng Việt lớp 3 trang 15 Câu 2: Nói về một nhân vật trong câu chuyện em thích dựa vào gợi ý:

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 2: Đua ghe ngo – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

- Tên: Chử Đồng Tử

- Đặc điểm nổi bật: khỏe mạnh

- Tính cách: hiền lành, hiếu thảo, yêu thương mọi người.

Viết sáng tạo: Viết đoạn văn ngắn thuật lại một ngày hội đã chứng kiến trang 16

Tiếng Việt lớp 3 trang 16 Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Đúng tám giờ, cô Hiệu trưởng đọc diễn văn khai mạc và thể lệ hội thi Cuốn sách em yêu. Sau đó, các bạn nhanh chóng toả về các khu vực dự thi. Có nhóm thi viết cảm nghĩ về cuốn sách đã đọc, có nhóm thi vẽ trang trí bìa sách,... Trên sân khấu, các anh chị lớp Bốn, lớp Năm tham gia diễn kịch, đóng hoạt cảnh dựa theo truyện đã đọc. Các sản phẩm dự thi được chấm và triển lãm xung quanh sân trường. Cuối buổi, đại diện Ban Giám khảo công bố kết quả, trao giải cho các cá nhân và tập thể dự thi.

Linh Nhi

a. Đoạn văn viết về hội thi gì?

b. Những hoạt động nào diễn ra trong hội thi?

c. Câu đầu và câu cuối của đoạn văn có tác dụng gì?

d. Những từ ngữ nào giúp em nắm được trình tự các sự việc?

Trả lời:

a. Đoạn văn viết về hội thi Cuốn sách em yêu.

b. Những hoạt động diễn ra trong hội thi:

- Viết cảm nghĩ về cuốn sách đã đọc

- Thi vẽ trang trí bìa sách

- Tham gia diễn kịch, đóng hoạt cảnh dựa theo truyện đã đọc

c. Câu đầu có tác dụng giới thiệu về hội thi và mở đầu hội thi.

Câu cuối của đoạn văn có tác dụng kết thúc hội thi và nêu kết quả.

d. Những từ ngữ giúp em nắm được trình tự các sự việc:

- Đúng tám giờ

- Sau đó

- Cuối buổi.

Tiếng Việt lớp 3 trang 16 Câu 2: Tìm ý cho đoạn văn thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến dựa vào gợi ý:

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 2: Đua ghe ngo – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

- Hội: Hội chùa Hương

- Ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội

- Diễn ra vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm, ngày này vốn là ngày mở cửa rừng của người dân địa phương sau này trở thành ngày khai hội. Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch nhưng đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng Giêng đến 18 tháng 2 Âm lịch.

- Bắt đầu: Phần lễ: người đi hội lần lượt dâng những mâm hương đèn, hoa quả và đồ chay đầy ắp, rồi thành kính khấn vái, mọi người đều quan niệm rằng phần lễ có nhiều thì mới tỏ được hết tấm lòng thành kính của bản thân. Những ngày này, thỉnh thoảng các sư mới đến tụng kinh niệm phật khoảng nửa giờ, không khí rất yên tĩnh, trang nghiêm, khắp nơi đều thoang thoảng mùi thơm của nhang khói, làm cho ngày hội thêm phần linh thiêng, thanh tịnh.

- Tiếp theo: Phần hội

+ Người: đông đúc, nhộn nhịp, tấp nập, khắp các đền miếu, nhang khói tỏa ra nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm lên cảnh vật.

+ Hoạt động: chèo thuyền vãn cảnh chùa, cảnh động, tiếp đến là hành trình leo núi, ngắm cảnh sắc thiên nhiên nơi đất Phật.

- Kết thúc: Sau khi kết thúc phần lễ và hội.

* Vận dụng

Tiếng Việt lớp 3 trang 16 Câu hỏi: Chơi trò chơi Phòng tranh vui vẻ:

- Trưng bày tranh, ảnh về lễ hội.

- Cùng bạn hỏi - đáp về lễ hội em thích.

Trả lời:

Học sinh tham gia trò chơi phòng tranh vui vẻ.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 2: Đua ghe ngo – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 2: Đua ghe ngo – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 1: Chiếc áo của hoa đào

Bài 3: Rộn ràng hội xuân

Bài 4: Độc đáo lễ hội đèn Trung thu

Bài 1: Từ bản nhạc bị đánh rơi

Bài 2: Quảng cáo

1 4,707 21/10/2022
Tải về