Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 3: Vàm Cỏ Đông – Chân trời sáng tạo

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 3: Vàm Cỏ Đông sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 3.

1 5619 lượt xem
Tải về


Bài 3: Vàm Cỏ Đông – Tiếng Việt lớp 3

Đọc: Vàm Cỏ Đông trang 85, 86

* Khởi động

Tiếng Việt lớp 3 trang 85 Câu hỏi: Nói tên những dòng sông em biết.

Trả lời:

Những dòng sông mà em biết: sông Hồng, sông Cửu Long, sông Lam, sông Hương, sông Bạch Đằng, sông Đà, sông Tô Lịch, sông Thu Bồn, sông Đáy,….

Khám phá và luyện tập

Đọc

1.  Đọc và trả lời câu hỏi:

Vàm Cỏ Đông

(Trích)

Ở tận sông Hồng, em có biết

Quê hương anh cũng có dòng sông

Anh mãi gọi với lòng tha thiết:

Vàm Cỏ Đông! Ơi Vàm Cỏ Đông!

Đây con sông xuôi dòng nước chảy

Bốn mùa soi từng mảnh mây trời

Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy

Bóng hồng trên sóng nước chơi vơi.

Đây con sông như dòng sữa mẹ

Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây

Và ăm ắp như lòng người mẹ

Chở tình thương trang trải đêm ngày.

Hoài Vũ

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 3: Vàm Cỏ Đông – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Giải nghĩa từ

- Vàm Cỏ Đông: một nhánh của sông Vàm Cỏ, chảy qua các tỉnh Tây Ninh, Long An.

- Ăm ắp: rất đầy.

* Nội dung chính: Vẻ đẹp của sông vàm Cỏ Đông, niềm tự hào và tình cảm yêu thương của tác giả đối với dòng sông quê hương.

* Câu hỏi, bài tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 86 Câu 1: Tìm trong khổ thơ thứ nhất những dòng thơ thể hiện tình cảm của tác giả với con sông quê.

Trả lời:

Anh mãi gọi với lòng tha thiết:

Vàm Cỏ Đông! Ơi Vàm Cỏ Đông!

Tiếng Việt lớp 3 trang 86 Câu 2: Con sông Vàm Cỏ Đông có gì đẹp?

Trả lời:

Đây con sông xuôi dòng nước chảy

Bốn mùa soi từng mảnh mây trời

Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy

Bóng hồng trên sóng nước chơi vơi.

Tiếng Việt lớp 3 trang 86 Câu 3: Tác giả so sánh con sông Vàm Cỏ Đông với những gì? Vì sao?

Trả lời:

- Tác giả so sánh sông Vàm Cỏ Đông với: dòng sữa mẹ, lòng người mẹ.

- Vì:

+ Nước sông Vàm Cỏ Đông chảy về ruộng lúa, vườn cây khiến vườn cây, ruộng lúa trở nên xanh mướt, tốt tươi như dòng sữa nuôi con khôn lớn.

+ Nước sông Càm Cỏ Đông luôn đầy ăm ắp như lòng người mẹ, tình yêu của mẹ không bao giờ vơi cạn bất kể cả ngày đêm.

Tiếng Việt lớp 3 trang 86 Câu 4: Tìm các tiếng có vần giống nhau ở cuối các dòng thơ trong mỗi khổ thơ.

* Học thuộc lòng hai khổ thơ cuối.

Trả lời:

Các tiếng có vần giống nhau ở cuối các dòng thơ trong mỗi khổ thơ:

- biết – thiết

- sông - Đông

- chảy – phẩy

- trời - vơi.

- mẹ - mẹ

- cây - ngày.

2.

Tiếng Việt lớp 3 trang 86 Câu hỏi: Đọc một bài đọc về quê hương:

a. Viết vào Phiếu đọc sách những thông tin mới.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 3: Vàm Cỏ Đông – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

b. Chia sẻ với bạn những điều em biết thêm về địa điểm được nhắc đến trong bài đọc.

Trả lời:

a.

- Tên bài đọc: Quê hương

- Tác giả: Đào Quốc Thịnh

- Địa điểm: Quê nội, một xóm nghèo bên kia bờ sông Hồng.

- Đặc điểm:

+ Con đường làng lầy lội, lớp nhớp bùn sau cơn mưa, nhìn những mái nhà tranh thấp tè ẩm ướt sau luỹ tre làng.

+ Bầu trời xanh thẳm không một gợn mây chi chít những vì sao.

+ Trăng treo lơ lửng trên đầu ngọn tre in đậm lên nền trời. Ánh trăng trùm lấy mái nhà và khu vườn rau xanh tốt của bà. Trăng ở quê rất đẹp.

+ Luỹ tre xanh mát rượi và ánh trăng rằm dịu ngọt.

b.

Học sinh chia sẻ những hiểu biết của em:

- Người dân chủ yếu làm nghề nông, khai thác thủy sản sông Hồng

- ….

Viết: Nhớ - viết Vàm Cỏ Đông trang 86

Tiếng Việt lớp 3 trang 86 Câu 1: Nhớ - viết: Vàm Cỏ Đông (hai khổ thơ cuối).

Trả lời:

Học sinh nhớ viết vào vở ô ly.

Tiếng Việt lớp 3 trang 86 Câu 2: Viết vào vở tên các địa danh có trong bài Nắng phương Nam.

Trả lời:

Tên các địa danh có trong bài Nắng phương Nam: Nguyễn Huệ, Hà Nội, Nha Trang.

Tiếng Việt lớp 3 trang 86 Câu 3: Giải các câu đố sau, biết rằng lời giải đổ chứa tiếng:

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 3: Vàm Cỏ Đông – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

a.

- Quả xoài

- Hoa sen.

b.

- Con chim công.

- Con ong mật.

Luyện từ và câu: Đoạn văn, Dấu hai chấm trang 87, 88

Tiếng Việt lớp 3 trang 87 Câu 1: Tìm câu có dấu hai chấm trong các đoạn văn, đoạn thơ sau:

a. Ông tôi có một mảnh vườn nhỏ trên sân thượng. Ông trồng đủ thứ cây: chanh, ổi, khế, cúc, sả, tía tô và cả một bụi tre nhỏ. Ông nói trồng mấy cái cây này cho giống vườn ở quê.

Nguyễn Duy Sơn

b. Rồi bà lại đi làm.

Đến khi về thấy lạ:

Sân nhà sao sạch quả

Đàn lợn đã được ăn

Cơm nước nấu tinh tươm

Vườn rau tươi sạch cỏ.

Phan Thị Thanh Nhàn

Trả lời:

a. Ông trồng đủ thứ cây: chanh, ổi, khế, cúc, sả, tía tô và cả một bụi tre nhỏ.

b. Đến khi về thấy lạ:

Sân nhà sao sạch quả

Đàn lợn đã được ăn

Cơm nước nấu tinh tươm

Vườn rau tươi sạch cỏ.

Tiếng Việt lớp 3 trang 87 Câu 2: Dấu hai chấm trong các câu ở bài tập 1 được dùng để làm gì?

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 3: Vàm Cỏ Đông – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Dấu hai chấm trong các câu ở bài tập 1 được dùng để: Báo hiệu phần giải thích, liệt kê.

Tiếng Việt lớp 3 trang 87 Câu 3: Có thể thêm dấu hai chấm vào chỗ nào trong từng câu dưới đây?Vì sao?

a. Trong vườn, muôn hoa đua nhau khoe sắc mai vàng rực rỡ, đào phơn phớt hồng, mào gà đỏ thắm,...

b. Chợ quê bán đủ thứ rau củ miệt vườn cải ngọt, rau muống, bầu, bí, đậu đũa, khoai sọ, khoai lang,...

Trả lời:

a. Trong vườn, muôn hoa đua nhau khoe sắc: mai vàng rực rỡ, đào phơn phớt hồng, mào gà đỏ thắm,...

b. Chợ quê bán đủ thứ rau củ miệt vườn: cải ngọt, rau muống, bầu, bí, đậu đũa, khoai sọ, khoai lang,...

Vì các phần sau là phần phần giải thích, liệt kê. Vì thế cần thêm dấu hai chấm ở trước.

Tiếng Việt lớp 3 trang 87 Câu 4: Chọn từ ngữ trong khung phù hợp với mỗi ….:

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 3: Vàm Cỏ Đông – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a. a. Các bạn chọn tặng Vân cành mai vì ……

b. …….., hồ Ba Bể thu hút được nhiều khách du lịch.

c. Mùa hè ở quê nội thật tuyệt vì ……..

Trả lời:

a. Các bạn chọn tặng Vân cành mai vì màu hoa ấm áp như màu nắng.

b. Nhờ có cảnh đẹp và không khí trong lành, hồ Ba Bể thu hút được nhiều khách du lịch.

c. Mùa hè ở quê nội thật tuyệt vì có nhiều trò chơi thú vị.

* Vận dụng

Tiếng Việt lớp 3 trang 87 Câu 1: Giải ô chữ sau:

1 Sông gì có cảng Nhà Rồng?

2 Tên gọi khác của sông Cửu Long.

3 Sông gì soi bóng cố đô?

4 Tên gọi khác của hồ Hoàn Kiếm.

5 Sông gì giá lạnh như là mùa đông?

6 Sông gì đỏ nặng phù sa?

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 3: Vàm Cỏ Đông – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 3: Vàm Cỏ Đông – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Tiếng Việt lớp 3 trang 88 Câu 2: Nói một vài câu về dòng sông em thích.

Trả lời:

Sông Hồng chảy qua lòng thủ đô. Suốt bốn mùa, nước sông luôn đầy ăm ắp, nhưng đầy nhất vẫn là vào những tháng mùa mưa. Nước sông một màu xanh ngắt. Một phần vì dưới đáy sông có rất nhiều rêu xanh, nhưng một phần cũng bởi nó đang ánh lại bầu trời xanh biêng biếc. Chiều chiều, ánh đèn từ các tòa nhà cao tầng phản chiếu xuống mặt sông tạo nên khung cảnh rất đẹp mắt.

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 4: Cảnh làng Dạ

Bài 1: Hai Bà Trưng

Bài 2: Một điểm đến thú vị

Bài 3: Non xanh nước biếc

Bài 4: Mênh mông mùa nước nổi

1 5619 lượt xem
Tải về