Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 3: Rộn ràng hội xuân – Chân trời sáng tạo

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 3: Rộn ràng hội xuân sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 3.

1 11545 lượt xem
Tải về


Bài 3: Rộn ràng hội xuân – Tiếng Việt lớp 3

Đọc: Rộn ràng hội xuân trang 17, 18

* Khởi động

Tiếng Việt lớp 3 trang 17 Câu hỏi: Kể tên một số lễ hội được tổ chức ở trường em.

Trả lời:

Một số lễ hội được tổ chức ở trường em: Trung thu, Tết,...

Khám phá và luyện tập

Đọc

1. Đọc và trả lời câu hỏi:

Rộn ràng hội xuân

Trống hội vang rộn rã

Giục em vào hội xuân.

Đây là gian Chợ Tết

Bánh chưng và dưa hành

Bạn treo câu đối đỏ

Bạn thêm vài bức tranh.

Gian Hoa xuân rực rỡ

Đào khoe nụ thắm hồng

Mai vàng tươi như nắng

Hoa cúc vừa trổ bông.

Góc dành cho Hội sách

Giấy mới thơm giọng cười

Bài thơ xuân em đọc

Ngọt lành như ban mai.

Góc Trò chơi ngày Tết

Kéo Co và ném vòng

Tiếng reo hò cổ vũ

Gieo niềm vui rộn ràng.

Trường em vừa khai hội

Đã ngập tràn yêu thương.

Thảo Nguyên

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 3: Rộn ràng hội xuân – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 3: Rộn ràng hội xuân – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Giải nghĩa từ

Khai hội: bắt đầu mở hội.

* Nội dung chính: Bài đọc kể về ngày hội xuân ở trường bạn nhỏ, không khí vui vẻ, sôi động và rực rỡ.

Câu hỏi, bài tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 18 Câu 1: Trường bạn nhỏ tổ chức ngày hội nhân dịp gì?

Trả lời:

Trường bạn nhỏ tổ chức ngày hội nhân dịp ngày Tết.

Tiếng Việt lớp 3 trang 18 Câu 2: Mỗi gian hàng có gì thú vị?

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 3: Rộn ràng hội xuân – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

- Gian Chợ Tết: bánh chưng, dưa hành, câu đối đỏ, tranh.

- Gian Hoa xuân: Hoa đào, hoa mai, hoa cúc.

- Gian Hội sách: giấy mới, bài thơ xuân.

- Gian Trò chơi ngày Tết: kéo co, ném vòng.

Tiếng Việt lớp 3 trang 18 Câu 3: Em thích nhất gian hàng nào? Vì sao?

Trả lời:

Em thích nhất gian hàng Trò chơi ngày Tết. Vì ở đó em được chơi các trò chơi dân gian rất vui và thú vị.

Tiếng Việt lớp 3 trang 18 Câu 4: Vì sao bạn nhỏ cảm thấy không khí hội xuân ngập tràn yêu thương?

* Học thuộc lòng ba khổ thơ em thích.

Trả lời:

- Bạn nhỏ thấy không khí hội xuân ngập tràn yêu thương vì nhìn thấy đầy đủ các gian hàng phục vụ cho dịp Tết. Tất cả mọi người đều vui tươi, hào hứng chuẩn bị và tham gia.

- Học sinh học thuộc khổ thơ em thích.

2.  Đọc một bài học về lễ hội:

a. Viết vào Phiếu đọc sách những thông tin chính.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 3: Rộn ràng hội xuân – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

b. Chia sẻ với bạn những thông tin em biết về lễ hội được nhắc đến trong bài.

Trả lời:

a.

- Tên bài đọc: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử

- Tác giả: Hoàng Lê

- Tên lễ hội: lễ hội Chử Đồng Tử

- Thời gian tổ chức: ngày mùng 10 – 12 tháng 2 Âm lịch.

- Hoạt động chính:

+ Lễ rước kiệu thành hoàng các làng về đền Đa Hòa.

+ Rước nước, du thuyền trên sông đền Hóa -Dạ Trạch.

+ Tổ chức các nghi lễ truyền thống, hát ca trù, trống quân, các trò chơi dân gian.

+ Giao lưu văn nghệ.

b.

Cứ 3 năm một lần, lễ hội lại được tổ chức với quy mô lớn, thu hút hàng vạn du khách thập phương trong cả nước về tham dự.

Lễ hội còn giữ được rất nhiều nghi lễ cổ truyền vô cùng độc đáo. Nổi bật là lễ rước Thành Hoàng làng của 9 làng thuộc Tổng Mễ xưa về đền Đa Hoà. Lễ rước nước vô cùng đặc sắc với sự tham gia của đoàn thuyền rồng khổng lồ lướt sóng ra giữa dòng sông Hồng lấy nước về lễ Thánh. Đoàn rước uy nghi, trang phục chỉnh tề, trang trọng, sắc màu rực rỡ cùng tiếng chiêng, tiếng trống giục dã làm náo nức cả dòng người trẩy hội. Lễ rước nước là một nghi thức tâm linh rất đặc sắc, biểu hiện tín ngưỡng của cư dân sống ở ven sông Hồng với nền văn minh lúa nước, cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Hoà cùng dòng người trảy hội, du khách còn được thưởng thức điệu múa “Đĩ đánh bồng”. Đó là những chàng trai hóa thân thành gái, trang phục sặc sỡ, đội khăn mỏ quạ, khoác trống cơm nhảy múa, lúng liếng cười, “lẳng lơ như con đĩ đánh bồng” làm cho không khí lễ hội càng trở nên náo nhiệt.

Trong thời gian diễn ra lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian truyền thống, giao lưu văn nghệ, thể thao hấp dẫn: Cờ tướng, bơi chải, hát trống quân, đập niêu đất…

Viết: Lễ hội hoa nước Ý trang 18, 19

Tiếng Việt lớp 3 trang 18 Câu 1: Nghe - viết:

Lễ hội hoa nước Ý

Vào dịp tháng sau, từ Thủ đô Rô-ma đến các tỉnh thành của nước Ý tưng bừng mở lễ hội hoa. Người dân rải những cánh hoa đủ màu lên các bức tranh vừa vẽ trên đường tạo nên những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Rất nhiều du khách đến đây tham dự lễ hội độc đáo này.

Phạm Minh Châu

Trả lời:

Học sinh nghe viết vào vở ô ly.

Tiếng Việt lớp 3 trang 19 Câu 2: Chọn tiếng trong ngoặc phù hợp với mỗi …..:

a. (sắc, xắc): Các cô gái đeo chiếc …. vải nho nhỏ, có tua bằng chỉ ngũ…..

b. (sinh, xinh): Cô mèo tam thể vừa ….. bốn chú mèo con rất ….

c. (say, xay): Ru bé ngủ ….., rồi bà đi …..bột làm bánh.

Trả lời:

a. Các cô gái đeo chiếc xắc vải nho nhỏ, có tua bằng chỉ ngũ sắc.

b. Cô mèo tam thể vừa sinh bốn chú mèo con rất xinh.

c. Ru bé ngủ say, rồi bà đi xay bột làm bánh.

Tiếng Việt lớp 3 trang 19 Câu 3: Tìm 3 – 4 từ ngữ: 

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 3: Rộn ràng hội xuân – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

a. Có hai tiếng cùng bắt đầu bằng:

- Chữ ch: chăm chú, chật chội, chúm chím….

- Chữ tr: trang trọng, trang trí, trong trẻo, trăn trở,

b. Chứa tiếng có:

- Thanh hỏi: chăm chỉ, thon thả, dư dả, vui vẻ, thanh thản, căng thẳng,…

- Thanh ngã: bẽ bàng, nõn nà, hãi hùng, não nề, sững sờ, bão bùng,…

Luyện từ và câu trang 19

Tiếng Việt lớp 3 trang 19 Câu1: Tìm trong đoạn văn sau các câu nêu yêu cầu, đề nghị và cho biết cuối mỗi câu có dấu gì?

Chúng tôi đi xem múa rối nước. Mà nhắc:

- Con hãy nắm chặt tay em! Đừng để em lạc đó!

- Dạ, con nhớ rồi.

Thế mà vừa thấy màn đá banh dưới nước, anh em tôi đã vỗ tay reo hò.

Trần Quốc Toàn

Trả lời:

- Câu nêu yêu cầu, đề nghị:

+ Con hãy nắm chặt tay em!

+ Đừng để em lạc đó!

- Cuối mỗi câu có dấu chấm than (!)

Tiếng Việt lớp 3 trang 19 Câu 2: Chọn dấu câu phù hợp với mỗi ….

Cô Mùa Xuân xúc động nhìn theo bóng hoạ mi …. Nước mắt cô lặng lẽ lăn dài …..Cô thì thầm:

- Hót đi …..Hót nữa đi, hoạ mi nhé …..Từ nay, em sẽ là sứ giả của mùa xuân …..Tiếng em là tiếng của mùa xuân.

Theo Trần Hoài Dương

Trả lời:

Cô Mùa Xuân xúc động nhìn theo bóng hoạ mi. Nước mắt cô lặng lẽ lăn dài. Cô thì thầm:

- Hót đi! Hót nữa đi, hoạ mi nhé! Từ nay, em sẽ là sứ giả của mùa xuân. Tiếng em là tiếng của mùa xuân.

Tiếng Việt lớp 3 trang 19 Câu 3: Tìm các câu khiến có trong đoạn văn ở bài tập 2.

Trả lời:

Câu khiến có trong đoạn văn ở bài tập 2.

+ Hót đi!

+ Hót nữa đi, hoạ mi nhé!

Tiếng Việt lớp 3 trang 19 Câu 4: Đặt 1- 2 câu khiến để đề nghị bạn tham gia một tiết mục văn nghệ trong ngày hội mùa xuân của trường.

Trả lời:

Bạn hãy tham gia tiết mục văn nghệ nhé!

* Vận dụng

Tiếng Việt lớp 3 trang 19 Câu hỏi: Chia sẻ cảm xúc của em khi được tham gia một lễ hội ở trường.

Trả lời:

Khi được tham gia một lễ hội ở trường, em thấy rất vui và hào hứng. Các hoạt động rất sôi động giúp em có những giây phút thư giãn, giải trí hòa cùng niềm vui với các bạn.

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 4: Độc đáo lễ hội đèn Trung thu

Bài 1: Từ bản nhạc bị đánh rơi

Bài 2: Quảng cáo

Bài 3: Nghệ nhân Bát Tràng

Bài 4: Tiếng đàn

1 11545 lượt xem
Tải về