Nàng tiên của mùa xuân trang 10, 11 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Chân trời sáng tạo

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Nàng tiên của mùa xuân trang 10, 11 sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2.

1 3,065 30/10/2022


Đọc: Nàng tiên của mùa xuân trang 10, 11 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2

* Khởi động

Tiếng Việt lớp 3 trang 10 Câu hỏi: Nói với bạn về sự thay đổi của thiên nhiên nơi em ở vào dịp Tết theo gợi ý:

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 1: Chiếc áo của hoa đào – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Vào dịp Tết, bầu trời trong xanh, nắng nhè nhẹ, không khí ấm áp. Cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua nở gọi các loài chim bay về. Nào là hoa đào, hoa mai, hoa gạo,… tạo nên một trời sắc mùa xuân.

* Khám phá và luyện tập

Đọc

1. Đọc và trả lời câu hỏi:

Nàng tiên của mùa xuân

1. Trong vườn hoa, loài hoa nào cũng cho là mình đẹp nhất. Chỉ riêng một cái cây đứng ở trong góc vườn là im lặng. Cái cây có nhiều cành nhỏ màu nâu và thưa thớt lá xanh. Những bông hoa nhìn nó và nói:

- Cây gì mà thân cành khẳng khiu thế kia, chẳng có hoa gì cả!

Từ đó, không gì nhắc đến cái cây trong góc vườn nữa.

2. Sáng ba mươi Tết, cô chủ chạy lại phía góc vườn và reo lên:

- Ôi, cây đào đẹp quá!

Các loài hoa bất chợt nhận ra cái cây khẳng khiu mọi khi giờ đã khoác một chiếc áo đẹp tuyệt vời. Hàng nghìn bông hoa thắm hồng xinh xinh đang đùa trong nắng xuân ấm áp.

3. Một loài hoa cất tiếng hỏi hoa đào:

- Bạn đã làm cách nào để có được những bông hoa đẹp đến như vậy? Hoa đào dịu dàng trả lời:

- Đó là nhờ đất mẹ nuôi nấng, nhờ mưa nắng bốn mùa, nhờ bàn tay chăm sóc sớm hôm của cô chủ đấy!

4. Các loài hoa đã hiểu ra. Chúng cảm thấy xấu hổ vì thái độ của mình trước kia và khẽ nói:

- Hoa đào ơi, chúng tớ muốn cùng bạn góp sắc hương trong ngày Tết có được không?

- Tất nhiên rồi! Nào các bạn, chúng ta hãy cùng nhau đón mừng năm mới nhé!

Cả vườn hoa bừng hương sắc rực rỡ và ngào ngạt để đón mừng mùa xuân về.

Theo Truyện kể giáo dục đạo đức tập 1, NXB Giáo dục, 2008

Giải nghĩa từ

- Thưa thớt: rất thưa, chỗ có chỗ không.

- Khẳng khiu: gầy đến mức như khô cằn.

* Nội dung chính: Sự khiêm nhường biết ơn của các cây hoa đào, loài hoa nở đỏ hồng rực rỡ trong dịp Tết đến xuân về. Nhờ cây đào mà cả vườn cây nhận ra được khuyết điểm của mình.

* Câu hỏi, bài tập:

Tiếng Việt lớp 3 trang 11 Câu 1: Ban đầu, vì sao các loài hoa trong vườn không chú ý đến cây hoa đào?

Trả lời:

Ban đầu, các loài hoa trong vườn không chú ý đến cây hoa đào vì các loài hoa thấy cây đào thân cành khẳng khiu, chẳng có hoa gì cả.

Tiếng Việt lớp 3 trang 11 Câu 2: Mùa xuân đến, cây hoa đào thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Mùa xuân đến, cây đào khoác một chiếc áo đẹp tuyệt vời. Hàng nghìn bông hoa thắm hồng xinh xinh đang đùa trong nắng xuân ấm áp.

Tiếng Việt lớp 3 trang 11 Câu 3: Theo cây hoa đào, nhờ đâu mà nó có được những bông hoa đẹp?

Trả lời:

Theo cây đào, nó có được những bông hoa đẹp là nhờ đất mẹ nuôi nấng, nhờ mưa nắng bốn mùa, nhờ bàn tay chăm sóc sớm hôm của cô chủ.

Tiếng Việt lớp 3 trang 11 Câu 4: Vì sao các loài hoa cảm thấy xấu hổ sau khi nghe hoa đào trả lời?

A. Vì hoa đào được đất mẹ và mưa nắng ấp ủ, nuôi dưỡng.

B. Vì cây hoa đào khoác một chiếc áo đẹp tuyệt vời.

C. Vì trước đây, chúng đã tỏ vẻ coi thường cây hoa đào.

Trả lời:

C. Vì trước đây, chúng đã tỏ vẻ coi thường cây hoa đào.

Tiếng Việt lớp 3 trang 11 Câu 5: Cây hoa đào có gì đáng khen?

Trả lời:

Dù bị các bạn coi thường nhưng không vì thế mà cây hoa đào tự ti và ghét các bạn. Cây vẫn vui tươi đáp lời khi các bạn hỏi chuyện và sẵn sàng tha thứ, sẵn sàng mở lòng chơi cùng khi các bạn nhận ra lỗi của bản thân.

2. Đọc một truyện về lễ hội

Tiếng Việt lớp 3 trang 11 Câu hỏi:

a. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em thấy thú vị.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 1: Chiếc áo của hoa đào – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

b. Chia sẻ với bạn suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc truyện.

Trả lời:

a.

- Tên truyện: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử

- Tên lễ hội: Lễ hội Chử Đồng Tử

- Tác giả: Truyện cổ tích

- Cảnh vật: Bờ bãi sông Hồng hiền hòa, nô nức.

- Con người: Đông đúc, tham gia thi đấu, chơi các trò chơi dân gian như chơi đu, đấu cờ, đấu vật… rất náo nhiệt, tưng bừng, đông vui.

b. Suy nghĩ, cảm xúc sau khi đọc truyện: Em rất ngưỡng mộ tấm lòng hiếu thảo, nhân ái giúp người dân của Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung.

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Viết: Ôn chữ hoa V, H trang 12

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Lễ hội trang 12, 13

1 3,065 30/10/2022