Vàm Cỏ Đông trang 85, 86 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 – Chân trời sáng tạo

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Vàm Cỏ Đông trang 85, 86 sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2.

1 2299 lượt xem


Đọc: Vàm Cỏ Đông trang 85, 86 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2

* Khởi động

Tiếng Việt lớp 3 trang 85 Câu hỏi: Nói tên những dòng sông em biết.

Trả lời:

Những dòng sông mà em biết: sông Hồng, sông Cửu Long, sông Lam, sông Hương, sông Bạch Đằng, sông Đà, sông Tô Lịch, sông Thu Bồn, sông Đáy,….

Khám phá và luyện tập

Đọc

1.  Đọc và trả lời câu hỏi:

Vàm Cỏ Đông

(Trích)

Ở tận sông Hồng, em có biết

Quê hương anh cũng có dòng sông

Anh mãi gọi với lòng tha thiết:

Vàm Cỏ Đông! Ơi Vàm Cỏ Đông!

Đây con sông xuôi dòng nước chảy

Bốn mùa soi từng mảnh mây trời

Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy

Bóng hồng trên sóng nước chơi vơi.

Đây con sông như dòng sữa mẹ

Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây

Và ăm ắp như lòng người mẹ

Chở tình thương trang trải đêm ngày.

Hoài Vũ

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 3: Vàm Cỏ Đông – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Giải nghĩa từ

- Vàm Cỏ Đông: một nhánh của sông Vàm Cỏ, chảy qua các tỉnh Tây Ninh, Long An.

- Ăm ắp: rất đầy.

* Nội dung chính: Vẻ đẹp của sông vàm Cỏ Đông, niềm tự hào và tình cảm yêu thương của tác giả đối với dòng sông quê hương.

* Câu hỏi, bài tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 86 Câu 1: Tìm trong khổ thơ thứ nhất những dòng thơ thể hiện tình cảm của tác giả với con sông quê.

Trả lời:

Anh mãi gọi với lòng tha thiết:

Vàm Cỏ Đông! Ơi Vàm Cỏ Đông!

Tiếng Việt lớp 3 trang 86 Câu 2: Con sông Vàm Cỏ Đông có gì đẹp?

Trả lời:

Đây con sông xuôi dòng nước chảy

Bốn mùa soi từng mảnh mây trời

Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy

Bóng hồng trên sóng nước chơi vơi.

Tiếng Việt lớp 3 trang 86 Câu 3: Tác giả so sánh con sông Vàm Cỏ Đông với những gì? Vì sao?

Trả lời:

- Tác giả so sánh sông Vàm Cỏ Đông với: dòng sữa mẹ, lòng người mẹ.

- Vì:

+ Nước sông Vàm Cỏ Đông chảy về ruộng lúa, vườn cây khiến vườn cây, ruộng lúa trở nên xanh mướt, tốt tươi như dòng sữa nuôi con khôn lớn.

+ Nước sông Càm Cỏ Đông luôn đầy ăm ắp như lòng người mẹ, tình yêu của mẹ không bao giờ vơi cạn bất kể cả ngày đêm.

Tiếng Việt lớp 3 trang 86 Câu 4: Tìm các tiếng có vần giống nhau ở cuối các dòng thơ trong mỗi khổ thơ.

* Học thuộc lòng hai khổ thơ cuối.

Trả lời:

Các tiếng có vần giống nhau ở cuối các dòng thơ trong mỗi khổ thơ:

- biết – thiết

- sông - Đông

- chảy – phẩy

- trời - vơi.

- mẹ - mẹ

- cây - ngày.

2.

Tiếng Việt lớp 3 trang 86 Câu hỏi: Đọc một bài đọc về quê hương:

a. Viết vào Phiếu đọc sách những thông tin mới.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 3: Vàm Cỏ Đông – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

b. Chia sẻ với bạn những điều em biết thêm về địa điểm được nhắc đến trong bài đọc.

Trả lời:

a.

- Tên bài đọc: Quê hương

- Tác giả: Đào Quốc Thịnh

- Địa điểm: Quê nội, một xóm nghèo bên kia bờ sông Hồng.

- Đặc điểm:

+ Con đường làng lầy lội, lớp nhớp bùn sau cơn mưa, nhìn những mái nhà tranh thấp tè ẩm ướt sau luỹ tre làng.

+ Bầu trời xanh thẳm không một gợn mây chi chít những vì sao.

+ Trăng treo lơ lửng trên đầu ngọn tre in đậm lên nền trời. Ánh trăng trùm lấy mái nhà và khu vườn rau xanh tốt của bà. Trăng ở quê rất đẹp.

+ Luỹ tre xanh mát rượi và ánh trăng rằm dịu ngọt.

b.

Học sinh chia sẻ những hiểu biết của em:

- Người dân chủ yếu làm nghề nông, khai thác thủy sản sông Hồng

- ….

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Viết: Nhớ - viết Vàm Cỏ Đông trang 86

Luyện từ và câu: Đoạn văn, Dấu hai chấm trang 87, 88

1 2299 lượt xem