Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 4: Độc đáo lễ hội đèn Trung thu – Chân trời sáng tạo

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 4: Độc đáo lễ hội đèn Trung thu sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 4.

1 10,436 21/10/2022
Tải về


Bài 4: Độc đáo lễ hội đèn Trung thu – Tiếng Việt lớp 3

Đọc: Độc đáo lễ hội đèn Trung thu trang 20, 21

* Khởi động

Tiếng Việt lớp 3 trang 20 Câu 1: Giải các câu đố sau:

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 4: Độc đáo lễ hội đèn Trung thu – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

1. Là cái đèn lồng

2. Là cái đèn ông sao.

Tiếng Việt lớp 3 trang 20 Câu 2: Thi kể tên các loại đèn Trung thu.

Trả lời:

Các loại đèn Trung thu:

- Đèn ông sao

- Đèn cá chép

- Đèn kéo quân

- Đèn lồng tròn

- Đèn ông sư

-….

Khám phá và luyện tập

Đọc

1. Đọc và trả lời câu hỏi:

Độc đáo lễ hội đèn Trung thu

Cứ mỗi độ thu về, vào lễ hội Trung thu, phố phường Tuyên Quang lại bừng lên lộng lẫy với đủ sắc màu và kiểu dáng độc đáo của những chiếc đèn khổng lồ.

Trước lễ hội khoảng một tuần, những chiếc xe gắn đèn màu đã mang đến không khí náo nức rộn rũ cho các ngả đường của thành phố.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 4: Độc đáo lễ hội đèn Trung thu – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Người lớn vui vẻ đẩy xe đèn, trẻ em hớn hở ngồi trên xe thích thú ngắm nhìn phố phường ngày hội. Đèn ông sao rực rỡ, đèn rồng, đèn phượng bay bổng; đèn rùa và thỏ, đèn hình cô Tấm và quả thị gợi nhắc những câu chuyện cổ thân thương, đèn vể các anh hùng dân tộc mang theo niềm tự hào sâu sắc.

Lễ hội đèn Trung thu còn là dịp để người dân Tuyên Quang sống lại với tuổi thơ đầy sắc màu. Mọi người luôn mong chờ đến lễ hội để đón xem những chiếc đèn khổng lồ được làm từ đôi bàn tay khéo léo, chan chứa tình yêu quê hương của các nghệ nhân.

Mai Hương

* Nội dung chính: Bài đọc kể về lễ hội Trung thu ở Tuyên Quang, lễ hội hết sức náo nhiệt vui vẻ và rộn ràng.

* Câu hỏi, bài tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 21 Câu 1: Mỗi độ thu về, phố phường Tuyên Quang thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Mỗi độ thu về, phố phường Tuyên Quang lại bừng lên lộng lẫy với đủ sắc màu và kiểu dáng độc đáo của những chiếc đèn khổng lồ.

Tiếng Việt lớp 3 trang 21 Câu 2: Từ ngữ nào thể hiện cảm xúc của người lớn, trẻ em với những chiếc đèn Trung thu?

Trả lời:

- Từ ngữ thể hiện cảm xúc của người lớn với những chiếc đèn Trung thu: vui vẻ đẩy xe đèn.

- Từ ngữ thể hiện cảm xúc của trẻ em với những chiếc đèn Trung thu: hớn hở ngồi trên xe thích thú.

Tiếng Việt lớp 3 trang 21 Câu 3: Các loại đèn có trong lễ hội Trung thu ở Tuyên Quang có gì đặc biệt?

Trả lời:

Các loại đèn có trong lễ hội Trung thu ở Tuyên Quang có điểm đặc biệt là: nhiều loại đèn: đèn ông sao rực rỡ, đèn rồng, đèn phượng bay bổng; đèn rùa và thỏ, đèn hình cô Tấm và quả thị gợi nhắc những câu chuyện cổ thân thương, đèn vể các anh hùng dân tộc mang theo niềm tự hào sâu sắc.

Tiếng Việt lớp 3 trang 21 Câu 4: Vì sao người dân Tuyên Quang luôn mong chờ lễ hội Trung thu?

Trả lời:

Người dân Tuyên Quang luôn mong chờ lễ hội Trung thu vì lễ hội là dịp để người dân Tuyên Quang sống lại với tuổi thơ đầy sắc màu.

Tiếng Việt lớp 3 trang 21 Câu 5: Nói về một loại đèn Trung thu em thích.

Trả lời:

Em thích chiếc đèn ông sao. Chiếc đèn ông sao năm cánh rực rỡ sắc màu được làm từ que tre và giấy bóng kính. Nó được trang trí các họa tiết có màu sắc sặc sỡ, bắt mắt. Từ xa xưa, đèn ông sao đã trở thành biểu tượng không thể thiếu trong ngày tết Trung thu của trẻ em Việt Nam, đặc biệt là ở vùng nông thôn.

Tiếng Việt lớp 3 trang 21 Câu hỏi: Viết 1 - 2 câu văn hoặc sáng tác 2 - 4 dòng thơ ngắn về một loại đèn Trung thu mà em thích.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 4: Độc đáo lễ hội đèn Trung thu – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Em thích chiếc đèn ông sao. Chiếc đèn ông sao năm cánh rực rỡ sắc màu được làm từ que tre và giấy bóng kính. Nó được trang trí các họa tiết có màu sắc sặc sỡ, bắt mắt. Từ xa xưa, đèn ông sao đã trở thành biểu tượng không thể thiếu trong ngày tết Trung thu của trẻ em Việt Nam, đặc biệt là ở vùng nông thôn.

Nói và nghe: Ông già mùa đông và cô bé tuyết trang 22

Tiếng Việt lớp 3 trang 22 Câu 1: Nghe kể chuyện.

Trả lời:

Học sinh nghe kể chuyện “Ông già mùa đông và cô bé tuyết”.

Tiếng Việt lớp 3 trang 22 Câu 2: Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý dưới tranh.

Ông già mùa đông và cô bé tuyết

Phỏng theo Truyện dân gian Nga

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 4: Độc đáo lễ hội đèn Trung thu – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 4: Độc đáo lễ hội đèn Trung thu – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Học sinh kể từng đoạn của câu chuyện.

1. Khi mùa thu vàng đi khuất về phía chân trời xa, gió bấc hun hút và tuyết trắng tinh khôi lại về. Tối đến, các gia đình đều quây quần bên bàn ăn, cạnh lò sưởi ấm áp. Các cô bé, cậu bé háo hức nghe kể chuyện, mong chờ Lễ hội Mùa Đông để được gặp ông già mùa đông và cô bé tuyết.

2. Mùa đông, mọi ngả đường đều ngập trong tuyết trắng lấp lánh. Ban đêm, thường chỉ nghe tiếng sói tru, tiếng hổ gầm gừ, tiếng cú kêu. Nhưng vẫn có những người rời căn nhà gỗ sồi ấm cúng, đi vào rừng. Họ bảo nhau “Đừng sợ, ông già mùa đông sẽ bảo vệ chúng ta...”

3. Giữa rừng thẳm có một ông già cao lớn, râu dài trắng muốt, đứng cạnh cỗ xe tam mã. Ông gật gù khen gấu xám, cáo đỏ giúp ông chất quả lên xe. Cạnh ông là một cô bé xinh xắn, da trắng như tuyết, tóc dài vàng rực, má hồng, môi đỏ. Cô dịu dàng bảo hươu, nai:

- Hai em gói nho khô giúp chị. Hươu và nai đồng thanh đáp:

- Vâng ạ. Sóc nhanh nhảu thưa:

- Chúng em gói hạt dẻ xong rồi ạ.

4. Lễ hội Mùa Đông đến, ông già mùa đông và cô bé tuyết ngồi trên xe tam mã đến từng nhà phát quà cho trẻ nhỏ. Cô bé tuyết vừa động viên các bạn nhỏ múa hát vừa thoăn thoắt giúp ông phát quà. Ai cũng tin rằng nếu nhận được quà của ông hoặc chỉ cần nhìn thấy hai ông cháu thì năm mới của họ cũng sẽ vô cùng may mắn, hạnh phúc.

Tiếng Việt lớp 3 trang 22 Câu 3: Kể lại toàn bộ câu chuyện.

Trả lời:

Học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.

Tiếng Việt lớp 3 trang 22 Câu 4: Kể lại đoạn truyện thứ tư, thêm vào cảm xúc của các em nhỏ khi nhận được quà của ông già mùa đông và cô bé tuyết theo gợi ý:

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 4: Độc đáo lễ hội đèn Trung thu – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Học sinh kể lại đoạn truyện thứ tư

Thêm vào cảm xúc của các em nhỏ khi nhận được quà của ông già mùa đông và cô bé tuyết: các em nhỏ cảm thấy rất vui và thích thú khi nhận được quà.

Viết sáng tạo: Viết đoạn văn ngắn thuật lại một ngày hội đã chứng kiến trang 23

Tiếng Việt lớp 3 trang 23 Câu 1: Nói về một ngày hội em đã được chứng kiến.

Trả lời:

Em đã từng được chứng kiến ngày Tết trung thu. Vào ngày này, không khí rất vui tươi, đầm ấm. Các bạn nhỏ háo hức đếm từng phút để được đi chơi. Mỗi bạn đều cầm trong tay đủ loại đèn, nào là đèn ông sao, đèn cá chép,… với đủ màu sắc sặc sỡ để đi rước đèn. Sau khi rước đèn, các bạn sẽ lắng nghe các tiết mục văn nghệ, nhận quà trung thu và cuối cùng là cùng nhau phá cỗ.

Tiếng Việt lớp 3 trang 23 Câu 2: Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 9 câu) thuật lại một ngày hội em đã được chứng kiến.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 4: Độc đáo lễ hội đèn Trung thu – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Em đã từng được chứng kiến ngày Tết trung thu. Vào ngày này, không khí rất vui tươi, đầm ấm. Các bạn nhỏ háo hức đếm từng phút để được đi chơi. Mỗi bạn đều cầm trong tay đủ loại đèn, nào là đèn ông sao, đèn cá chép,… với đủ màu sắc sặc sỡ để đi rước đèn. Sau khi rước đèn, các bạn sẽ lắng nghe các tiết mục văn nghệ, nhận quà trung thu và cuối cùng là cùng nhau phá cỗ.

* Vận dụng

Tiếng Việt lớp 3 trang 23 Câu hỏi: Chơi trò chơi Đèn Trung thu khổng lồ:

- Chọn một yêu cầu ghi trên Đèn Trung thu khổng lồ.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 4: Độc đáo lễ hội đèn Trung thu – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Thực hiện yêu cầu đã chọn.

Trả lời:

Học sinh tham gia trò chơi.

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 3: Rộn ràng hội xuân

Bài 1: Từ bản nhạc bị đánh rơi

Bài 2: Quảng cáo

Bài 3: Nghệ nhân Bát Tràng

Bài 4: Tiếng đàn

1 10,436 21/10/2022
Tải về